14 thg 10, 2015

Người đặt nền móng ngành Tin học Việt Nam

Là một trong bốn nhà khoa học đầu tiên được Nhà nước phong học hàm PGS của ngành Tin học, PGS.TS Nguyễn Văn Ba, giảng viên bộ môn Toán tính, Khoa Toán – Lý, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội được biết đến là một trong những người tiên phong đặt nền móng cho việc ra đời ngành Tin học sau này ở Việt Nam.

Sau gần 40 năm hình thành và phát triển, hiện nay, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có tốc độ phát triển ngành Tin học nói riêng và ngành Công nghệ Thông tin (CNTT) nói chung vào nhóm các nước nhanh nhất, hội nhập quốc tế sớm nhất, sâu rộng nhất.

Ngày nay, trong bối cảnh mà sự thay đổi về kiểu dáng và tính năng của những chiếc máy tính đang diễn ra một cách chóng mặt, thì chúng tôi lại tình cờ được nghe câu chuyện ít ai biết đến về cái thời mà những chiếc máy tính được sử dụng ở Việt Nam có kích thước khủng bằng cả một bức tường nhà. Đó là câu chuyện về PGS.TS Nguyễn Văn Ba và chiếc máy tính MINSK 22, chiếc máy tính đầu tiên của miền Bắc Việt Nam.

13 thg 10, 2015

Tưng bừng lễ hội Katê Chăm Ninh Thuận

Sáng 12-10, hàng ngàn người dân Ninh Thuận cùng du khách đến tháp Po Klong Girai (P.Đô Vinh, TP Phan Rang-Tháp Chàm) để tham dự lễ hội Katê. 

Từ sáng sớm nhiều người dân Ninh Thuận cùng du khách các tỉnh khác đã lên Po Klong Girai chờ đón đoàn rước y trang - Ảnh: Minh Trân 

Lễ hội gồm có lễ rước y trang từ đền Phước Đồng (xã Phước Hậu, huyện Ninh Phước), lễ mở cửa tháp, lễ tắm tượng, mặc y phục, cúng tế thần và múa hát nghệ thuật của đồng bào Chăm theo đạo Bà La Môn.

Nhà thờ Chính tòa Hưng Hóa

Nhà thờ chính tòa Hưng Hóa với tước hiệu Têrêsa hài đồng Giêsu hay còn được gọi là Nhà thờ Tông, Nhà thờ Chính tòa Sơn Lộc  tọa lạc ở xã Trung Sơn Trầm, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội. Đây là nhà thờ chính tòa của Giáo phận Hưng Hóa.

Nhà thờ Chính tòa Hưng Hóa. Ảnh: conggiao.info

Ngày 2 tháng 5 năm 1950, tòa giám mục, nhà thờ chính tòa, trường tiểu chủng viện của giáo phận đặt tại Hưng Hóa (nay thuộc thị trấn Tam Nông, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) bị thiêu hủy toàn bộ do chiến tranh. Tòa giám mục phải tạm thời di dời về thị xã Sơn Tây nằm cách Hưng Hóa khoảng 40 km.

​“Gật gù” với bò gù tái chanh

Trong chuyến tác nghiệp và nghỉ qua đêm tại Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), tôi được mấy người bạn thổ địa chiêu đãi món ăn nghe khá lạ tai nhưng giờ vẫn... gật gù mỗi khi nhớ. Ấy là món bò gù tái chanh.

Những nguyên liệu chủ yếu chế biến món bò gù tái chanh - Ảnh: Minh Kỳ 

Cá ngừ đại dương là loại hải sản được người Nhật ưa thích dùng để chế biến nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng. Những ngư dân ở vùng biển Sa Huỳnh cứ gọi loại hải sản này là cá bò gù, dùng để chế biến nhiều món ngon: kho ngót, chiên, nướng, bao tử cá trộn gỏi… nhất là ăn kèm với mù tạt.

Măng chua núi Cấm

Sống trên núi Cấm (Tịnh Biên, An Giang), bà con sơn dân đã tận dụng đất rừng trồng tre mạnh tông xen kẽ cây ăn trái, từ đó mà có loại măng tre nổi tiếng của vùng núi. Đặc biệt, măng tre muối chua được chế biến thành nhiều món ngon.

Vào tháng 4 Âm lịch hằng năm, khi có vài đám mưa lớn thì bà con bắt đầu thu hoạch măng, có gia đình thu hoạch được 700 – 1.000kg một đợt, thậm chí lúc rộ măng còn thu hoạch tới cỡ 2.000kg một đợt.

Do vậy mà giá măng tươi núi Cấm giảm dần theo vụ mùa. Đầu mùa mưa (khoảng tháng 5 – tháng 6) thường có giá 18.000 - 20.000 đồng/kg; lúc măng rộ (cuối tháng 7) rớt xuống chỉ còn 2.500 - 3.000 đồng/kg.

Thu hoạch măng tre mạnh tông

12 thg 10, 2015

Chút bình yên Thiên Cầm

Thật khó có thể tin được trên mảnh đất miền Trung nhọc nhằn và dãi dầu nắng gió, lại có một bãi biển với cái tên đẹp như thơ, nhưng không chỉ đẹp ở cái tên mà còn nhiều hơn thế. Đó chính là Thiên Cầm. 

Bãi biển Thiên Cầm - Ảnh: Băng Giang 

Tương truyền khi vua Hồ Quý Ly đi thị sát qua đây tưởng như đang được nghe một bản hòa tấu du dương của sóng biển, gió núi và lá cây rừng nên đã đặt tên cho vùng đất này là “đàn trời - Thiên Cầm”. Một huyền thoại đẹp đẽ và một vùng đất đẹp đẽ như minh chứng.