14 thg 9, 2015

Kinh nghiệm xin ngủ nhờ nhà dân khi phượt Tây Bắc

Trong những chuyến đi lên Tây Bắc, những kỷ niệm mà tôi nhớ nhất là lúc được ở nhờ, ăn nhờ nhà dân. Không chỉ giải quyết được những sự cố: không tìm được nhà trọ, xe hư hỏng không di chuyển được trong đêm giữa rừng núi hoang vu,... mà khi ở cùng người dân, ta còn hiểu được phong tục tập quán của họ, cảm nhận được tình người ấm áp nơi miền đất xa xôi. 

Những con người hiền lành và mến khách 

13 thg 9, 2015

Đường Thái Lập Thành (Đông Du)

Tôi đến Thánh đường Hồi giáo ở 66 Đông Du, quận 1. Tình cờ thôi, tôi đọc trên tấm bảng đồng cũ kỹ gắn ở cổng:

JAMIA THÁNH ĐƯỜNG HỒI GIÁO ẤN ĐỘ
66 THÁI LẬP THÀNH SÀI GÒN

Thánh đường Hồi giáo Ấn Độ thì biết rồi, số 66 thì biết rồi, điều làm gợi nhớ trong tôi chính là tên đường: Đường Thái Lập Thành, Sài Gòn.

Nếu tôi nhớ không lầm thì hồi tôi còn nhỏ, trước 1975, đã nghe nói đến tên đường này rồi, dù tôi không phải sống ở Sài Gòn. Ắt hẳn nó đã từng là con đường nổi tiếng, mặc dù như hiện nay mọi người biết nó là con đường rất ngắn và cũng không rộng (đường Đông Du hiện nay dài khoảng 382 met, lộ giới 20 met).

Search thử trên Google thì quả đúng như vậy, có khá nhiều hình ảnh đường Thái Lập Thành của Sài Gòn xưa, chứng tỏ rằng xưa kia nó rất nhộn nhịp, lưu dấu chân rất nhiều người.

Đường Thái Lập Thành. Ảnh của John A. Hansen trên Panoramio

Về Hải Phòng ăn lẩu cua đồng

Thỉnh thoảng đám bạn tôi lại rủ về Hải Phòng ăn... lẩu cua đồng. Gần Hà Nội và giao thông thuận lợi, một chuyến đi cuối tuần với mục tiêu “oánh chén” thì thành phố hoa phượng đỏ quả rất xứng đáng cho mấy kẻ... ham ăn. 

Lẩu cua đồng - Ảnh: Thủy OCG 

Chuyến nào cũng vậy, khi Hải Phòng là điểm dừng chân hay trung chuyển (như đi Cát Bà hay Bạch Long Vỹ về chẳng hạn), bữa tiệc cuối cùng khi chia tay đồng bọn cũng luôn là món “lẩu cua đồng” nức tiếng phố Văn Cao.

Lãng đãng những chiều Đồng Mô

Hồ Đồng Mô nằm dưới chân núi Ba Vì, cách trung tâm Hà Nội khoảng 50km về phía tây theo hướng Đại lộ Thăng Long hoặc đường quốc lộ 32. Diện tích hồ vào khoảng 200 ha, nằm giữa một vùng đất nhuốm màu thần thoại xưa. 

Một góc hồ Đồng Mô nhìn từ trên bờ đập khi chiều vừa buông 

Theo truyền thuyết, khu vực lòng hồ Đồng Mô hiện nay đã từng là nơi đại chiến giữa Sơn Tinh (thần núi Tản Viên) và Thủy Tinh (thần nước) để giành lấy công chúa Mị Nương. Trong trận chiến đó, Thủy Tinh dâng nước cùng với các loài thủy tộc lên đánh. Sơn Tinh làm phép dâng núi lên cao. Nước dâng đến đâu, núi cao đến đó, cuối cùng Thủy Tinh chịu bại trận. Vì thế nên trên đỉnh núi Ba Vì cao hơn 1.000m vẫn còn đền thờ thần Sơn Tinh - Thánh Tản Viên, còn gọi là Đức Thánh Tản, một trong số bốn vị thánh mà người Việt coi là bất tử. 

Đường tây Trường Sơn thân thuộc mà lạ lẫm

Nhánh phía tây dãy Trường Sơn của đường mòn Hồ Chí Minh ngày nay đã được mở rộng, đổ bê tông chắc chắn, khang trang hơn nhưng vẫn heo hút. Khi được cầm lái trên cung đường ghi dấu lịch sử hào hùng đã hứng chịu không biết bao nhiêu bom đạn trong thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước này, cảm xúc tự hào bỗng dưng trào dâng. 

Con đường như dải lụa vắt vẻo giữa núi rừng Tây Trường Sơn 

Con đường Trường Sơn huyền thoại năm xưa chính là cái nền móng để xây dựng đường Trường Sơn Tây ngày nay. Đường đã được trải bê tông trên toàn tuyến, uốn lượn và nằm sâu giữa rừng miền Tây Quảng Bình, Quảng Trị. 

Đón bình minh ở hồ Lắk

Tỉnh dậy sau giấc ngủ say sưa trong ngôi nhà dài ấm áp của đồng bào M’Nông, dạo một vòng quanh buôn Jun và ngắm bình minh trên hồ Lắk là những trải nghiệm tuyệt vời khi đến với Đắk Lắk. 

Du khác thích thú cưỡi voi dạo buôn Jun 

Đến hồ Lắk, khoảng thời gian tuyệt vời nhất là khi được ngắm ánh bình minh của ngày mới. Trong khung cảnh tranh tối tranh sáng, khi ánh nắng đầu tiên của ngày mới ló rạng, mặt hồ phẳng lặng như tấm gương khổng lồ dần bừng sáng. Trên hồ, những chiếc thuyền độc mộc của người dân địa phương khẽ rẽ mái chèo lướt nhẹ trên mặt nước tạo nên cảnh tượng vừa nên thơ, vừa hùng vĩ tựa như bức tranh sơn thủy hữu tình.