2 thg 5, 2015

Món ngon từ quả cọ nơi đất Tổ

Quả cọ chín có màu đen bóng, vị bùi, chát. Ngoài ăn sống, loại quả đặc trưng của Phú Thọ này còn có thể được làm dưa hoặc kho cá, nhưng đơn giản nhất là om.

Cây cọ mọc ở nhiều tỉnh thành nhưng là hình ảnh gắn bó với người dân Phú Thọ. Huyện Cẩm Khê là nơi cọ xuất hiện nhiều nhất, trải dọc suốt mấy chục cây số bên hữu ngạn sông Thao. Ngoài ra, cọ còn mọc thành nương, thành rừng, xanh rợp miền quê Phú Khê, Đông Phú, Thanh Nga, Sơn Nga, Phùng Xá... Khoảng tháng 7, những cây cọ trong rừng bắt đầu đơm hoa, kết trái. Đến khoảng cuối tháng 10, đầu tháng 11 quả cọ bắt đầu chín. Khi màu vỏ chuyển sang hơi nâu và đen lại, người dân hái về rửa sạch bụi đất, chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn. 

Cây cọ mùa ra quả. Ảnh: Nguyễn Sơn Hòa. 

Đảo Cồn Cỏ - Hòn ngọc thô giữa đại dương

Cách không quá xa đất liền, thiên nhiên hoang sơ với nhiều loài cây rừng, hải sản quý hiếm, đảo Cồn Cỏ trở thành điểm du lịch hút khách ở Quảng Trị trong những năm gần đây.

Cồn Cỏ cách cảng Cửa Việt, huyện Gio Linh khoảng 15 hải lý. Hiện tại chưa có tàu khách thương mại ra Cồn Cỏ nên du khách thường thuê thuyền cá làm phương tiện để đặt chân đến hòn đảo tiền tiêu này. Cách khác là đi nhờ tàu công vụ của UBND huyện hoặc tàu sắt chở vật liệu ra xây dựng đảo. 

1 thg 5, 2015

Đến Ninh Bình ăn dê núi

Đến thăm Ninh Bình, sau khi tham quan hàng loạt danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử – văn hóa… như vườn quốc gia Cúc Phương, cố đô Hoa Lư, khu du lịch Tam Cốc Bích Động, khu du lịch Tràng An, chùa Bái Đính, nhà thờ Phát Diệm…, du khách thường không thể bỏ qua một đặc sản nổi tiếng của địa phương: dê núi Ninh Bình.


Được phong tặng danh hiệu “đệ nhất món ngon của vùng đất cố đô”, món dê núi Ninh Bình còn nằm trong danh sách “50 món ăn đặc sản nổi tiếng Việt Nam” do Trung tâm kỷ lục Việt Nam xác lập.

Bánh khọt miền Tây Nam bộ

Trong số các món bánh ăn chơi ở miền Tây Nam bộ, bánh khọt không phải là đặc sản địa phương mà nó đã theo bước chân những người tứ xứ đến đây khai phá vùng đất mới. 

Với sự sáng tạo của người dân vùng sông nước, bánh khọt đã có những đổi thay để phù hợp với đời sống bản địa và dần dà khác biệt với loại bánh tương tự ở các vùng miền khác.

Những chiếc bánh vừa múc ra khỏi khuôn còn nóng hổi

Người dân Đồng bằng sông Cửu Long ưa thích món bánh xèo bao nhiêu thì bánh khọt cũng được chọn làm “đối tác” để so sánh bấy nhiêu.

Ấn tượng Thảo Điền Village

Thảo Điền Village (phường Thảo Điền, quận 2) nằm ven sông Sài Gòn là một khu nghỉ dưỡng xinh đẹp, đạt tiêu chuẩn quốc tế và hiện đang trở thành điểm du lịch lý tưởng cho du khách khi đến thăm Tp. Hồ Chí Minh. 

Thảo Điền Village là khu du lịch phức hợp, có tổng diện tích gần 
20.000m2 với 180m giáp bờ sông Sài Gòn. Chỉ cần di chuyển theo đường bộ 7km từ trung tâm Tp. Hồ Chí Minh hoặc đi chuyến tàu cao tốc 15 phút trên sông Sài Gòn, du khách sẽ được khám phá một khu nghỉ dưỡng xinh đẹp, đạt tiêu chuẩn quốc tế với không gian xanh bên bờ sông thơ mộng.

Du khách sẽ được trải nghiệm một không gian mang đậm chất văn hóa Việt Nam bởi lối kiến trúc truyền thống thân thuộc. Được coi là khu resort riverview 5 sao đầu tiên tại Tp. Hồ Chí Minh, Thảo Điền Village bao gồm các khu dịch vụ: Khu dịch vụ thẩm mỹ & spa (Viet Authentic Spa); Khu nhà hàng với 4 nhà hàng: Nhà hàng Ngon mang phong cách ẩm thực Việt, Chaba Thai mang phong cách Thái, Tama Gawa Shushi Bar mang phong cách Nhật, Villa Romain Italian mang phong cách Ý; Khách sạn (Thao Dien Village Hotel); Khu nhà sự kiện (Van Mieu Event House); Khu nhà biểu diễn rối nước; Phòng tập thể dục - thể hình; Khu vui chơi trẻ em.

Không gian xanh bên trong Thảo Điền Village.

Nghề làm quỳ vàng Kiêu Kỵ

Nếu như trước đây sản phẩm của làng làm quỳ vàng truyền thống Kiêu Kỵ góp phần tạo sự nguy nga trong các công trình kiến trúc cung đình thời phong kiến thì ngày nay lại được dùng cho việc trang trí nội thất của Nhà hát Lớn Hà Hội , Văn Miếu Quốc Tử Giám và các di sản kiến trúc được UNESCO công nhận như Kinh đô Huế, Hội An... 

Nghề dát vàng, bạc ở Kiêu Kỵ (huyện Gia Lâm, Hà Nội) được hình thành từ thời Lê Cảnh Hưng (1740 - 1786) để cung ứng vật liệu trang trí sơn son thiếp vàng tại các công trình kiến trúc của vua chúa và các đền, chùa, miếu, điện ở kinh đô Thăng Long. Người có công gây dựng và truyền bá nghề này được người dân Kiêu Kỵ tôn làm ông tổ làng nghề là ông Nguyễn Quý Trị.

Ngay nay, làng Kiêu Kỵ có hàng trăm hộ gia đình chuyên kinh doanh và sản xuất vàng quỳ. Chúng tôi đến thăm xưởng sản xuất của gia đình nghệ nhân Lê Bá Tươi thì được biết, xưởng làm quỳ, dát vàng của gia đình đã tạo việc làm cho hơn chục thanh niên trong làng và các tỉnh khác với mức thu nhập đều đặn 3 - 6 triệu đồng/tháng. Chị Hoàng Thị Anh vợ của nghệ nhân Lê Bá Tươi chia sẻ: “ Để có được một quỳ vàng thành phẩm đạt 490 lá thì cần trải qua đến gần 40 công đoạn khác nhau. Mỗi công đoạn đều có sự phức tạp riêng, chẳng hạn như phải nấu keo trộn bồ hóng, rồi đem đập, bóc, luộc mới có thể dùng được”.

Sau khi pha chế xong, mực được quét lên các tấm giấy cắt hình chữ nhật rồi đem phơi trên lá vải khô.