30 thg 3, 2015

Phố của thành phố

Bài viết này của nhà văn Bình Nguyên Lộc đăng lần đầu trên báo Nhân Loại năm 1957, sau đó được in trong tập truyện Những bước lang thang trên hè phố của gã Bình Nguyên Lộc, xuất bản năm 1966. Đây là một tản văn thú vị về tên đường phố Sài Gòn thời điểm đó, xin mạn phép đăng lại để mọi người cùng nhớ và góp chuyện cho vui. (Ảnh minh họa trong bài được sưu tập trên mạng)


PHN
______________


Đại lộ Hai Bà Trưng

29 thg 3, 2015

Bàn cờ tiên trên đỉnh Sơn Trà

Lần đầu đến Đà Nẵng, thời gian lại không đủ để thăm thú các danh lam ở thành phố có nhiều điểm đến du lịch nổi tiếng này. Chúng tôi đang loay hoay bàn tính thì được cô nhân viên ở nhà nghỉ gợi ý một điểm tham quan, theo cô thì không mới và nhiều người biết nhưng ít người đặt chân đến vì đường đi khó khăn, hiểm trở. Đó là đỉnh Bàn Cờ, thuộc cụm núi Sơn Trà, có độ cao khoảng 693 m so với mực nước biển.
Tuy vậy, cô tiếp tân khuyến cáo rằng nếu chỉ đi hai người với một chiếc xe máy thì sẽ không an toàn khi gặp sự cố. Nhưng đã “lỡ” nghe nói về đỉnh Bàn Cờ, chúng tôi không làm ngơ được, bèn đánh liều mạo hiểm một phen. Đổ đầy bình xăng cho chiếc xe số thuê ở nhà nghỉ, chúng tôi “phi” thẳng sang bán đảo Sơn Trà, tìm đường lên núi.

Đường đi trên bán đảo Sơn Trà quanh co ôm vách núi, dốc ngắn, dốc dài, một bên là biển xanh sâu hút. Chạy một hồi lâu nhưng chẳng gặp ai đi trên con đường này, tôi chợt lo nếu xe máy bị trục trặc hay gặp phải điều gì đó không may thì không biết làm sao mà gọi người giúp ở nơi vắng vẻ này. Bụng lo nhưng tay vẫn rú ga lao tới. Khi gặp một resort lớn nằm ở cuối đường, đang loay hoay không biết đi tiếp thế nào thì may sao có anh bảo vệ resort đến, nghe chúng tôi bàn bạc và đã chỉ cho chúng tôi con đường độc đạo đi tiếp lên đỉnh Bàn Cờ.

Dù truyền thuyết chỉ là sản phẩm hư cấu nhưng vẫn khiến cho du khách lâng lâng khi đứng giữa không gian bao la, tận hưởng cảm giác ở chốn bồng lai tiên cảnh.

Thổ Chu xa mà gần

Với người Nam bộ, nhắc đến Thổ Chu, ai cũng nhớ ngay đó là quần đảo gồm tám đảo nằm ở điểm cực Tây Nam tổ quốc, đây cũng là nơi giáp ranh vùng biển của ba nước Việt Nam – Campuchia – Thái Lan. Nhưng thử hỏi khách du lịch, mấy ai được đặt chân tới. Và, phải chăng nằm ở vị trí biệt lập, ít du khách đến cùng với yếu tố thời tiết mà mảng xanh của rừng và biển Thổ Chu thật quyến rũ. 

Ít du khách tới bởi lẽ vùng biển đảo xa xôi này nằm cách Rạch Giá 220 km, gấp 2-3 lần so với chặng đường từ đất liền tới những đảo tiền tiêu ở biển Đông như Cô Tô, Bạch Long Vĩ, Lý Sơn, Phú Quý… đồng thời, việc đi lại còn nhiều khó khăn, vất vả. Nếu muốn ra đảo, khách chờ tàu sắt với lịch chạy là 5 ngày/chuyến và lênh đênh trên biển tổng cộng 16 giờ, chưa kể ngủ qua đêm tại Phú Quốc. Trong trường hợp cấp bách, cần đi gấp thì dân đảo buộc phải nhờ cậy thuyền chài hoặc tàu gỗ chở hàng hóa và ngồi vạ vật suốt 36 giờ đồng hồ.

Quần thể đá hòn Từ, một cảnh quan kỳ thú.

Chợ đêm Dinh Cậu

Ở đảo ngọc Phú Quốc – Kiên Giang, ngoài phong cảnh thiên nhiên đẹp, hữu tình, khu chợ đêm Dinh Cậu nằm ngay trung tâm thị trấn Dương Đông là tụ điểm mua sắm, ăn uống thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.


Khu chợ đêm Phú Quốc chỉ cách Dinh Cậu chừng 100 m nên người dân địa phương đặt tên là chợ đêm Dinh Cậu. Dinh Cậu là một ngôi đền thiêng hướng ra biển được xây dựng trên bãi đá nổi dài nhô ra biển. Theo truyền thuyết của người dân Phú Quốc sống bằng nghề chài lưới trên biển thì ngày xưa nhiều ngư dân ra khơi đánh bắt cá gặp sóng dữ đã mãi mãi không về. Bỗng một ngày nọ, từ dưới làn nước xanh thẳm bên bờ cát trắng nổi lên một ghềnh đá dài nhô ra biển. Nghĩ đây là điềm lành linh ứng, người dân trên đảo đã xây trên bãi đá ngôi đền thờ thần sông nước, cầu mong thần che chở mỗi khi ngư dân ra giữa sóng bạc bể khơi. “Cậu” được xem là vị thần có uy quyền trị vì sông nước, có thể cứu giúp tàu bè khi gặp sóng to gió lớn. Ngày nay, thuyền bè ra khơi đánh bắt cá ở đảo Phú Quốc vẫn ghé vào thắp nhang tại Dinh Cậu cầu cho chuyến đi bình an trở về.

27 thg 3, 2015

Lên hải đăng ngắm Vũng Tàu

Đến Vũng Tàu, bạn đừng bỏ qua ngọn hải đăng nằm ở độ cao 170 m, nơi có thể ngắm toàn cảnh thành phố biển xinh đẹp này từ trên cao.

Từ trên ngọn hải đăng, bạn có thể nhìn thấy tượng Chúa dang tay cách đó không xa 

Hải đăng Vũng Tàu (xây dựng vào năm 1862 bởi người Pháp) được xếp vào hàng những ngọn hải đăng cổ xưa nhất Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Hải đăng có ngọn tháp tròn, cao 18 m, được sơn trắng tinh tế nổi bật trên nền trời xanh, giữa những tán cây bao quanh.

Hà Giang - Hành trình không định trước

Tôi có cảm giác hành trình trở lại Hà Giang với lịch trình không định trước tựa như những ngày lang thang như gió với những cảm xúc vẫn vẹn nguyên như lần đầu tiên...

Hàng rào đá, nhà trình tường, và mái ngói âm dương 

Những chuyến đi gần đây của tôi luôn được bắt đầu bằng việc tự cám dỗ và nấn ná ở lại thêm một số ngày. Chuyến đi này cũng vậy. Chính những ngày nấn ná ở lại hẹn hò với bạn xe ôm, tôi có nhiều thời gian đi lang thang dọc ngang các bản làng.