15 thg 4, 2014

Hoa lụa Báo Đáp

Làng hoa lụa Báo Đáp (huyện Nam Trực) nằm cách thành phố Nam Định khoảng chừng 10 km từ bao đời nay có tiếng với nghề làm lồng đèn trung thu và hoa vải lụa.

Báo Đáp hiện có 400 hộ sản xuất và kinh doanh hoa vải lụa lớn nhỏ, trong đó phần lớn là các hộ có truyền thống lâu đời. Sản phẩm của mỗi gia đình có mẫu mã riêng, không trùng lặp. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng của thị trường, các cơ sở sản xuất không ngừng làm mới, thay đổi mẫu mã .

Năm nay, những mẫu hoa mới như phong lan, lan hồ điệp, hoa ly…được khách hàng ưa thích, trong khi đó một số mẫu hoa truyền thống của làng vẫn đảm bảo duy trì sản xuất như: hồng, sen, mai, đào,…Hoa vải lụa không chỉ đáp ứng được những yêu cầu về thẩm mỹ, màu sắc không thua kém gì hoa thật mà còn có giá trị sử dụng lâu dài và có giá cả hợp lý nên ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng.

6 thg 4, 2014

Huyền thoại Giếng Tiên

Giếng Tiên (thị trấn An Thới, huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) là một điểm du lịch thú vị, thu hút sự quan tâm của nhiều du khách mỗi khi có dịp đặt chân đến đảo ngọc Phú Quốc. 

Giếng Tiên còn gọi là Giếng Ngự hoặc Giếng Gia Long, thuộc thị trấn An Thới, huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Câu chuyện về sự ra đời của giếng Tiên mang đậm tính huyền thoại. Theo dân gian, vào cuối thế kỉ 18 khi chúa Nguyễn Ánh (tức vua Gia Long) trốn quân Tây Sơn đã chạy ra đảo Phú Quốc, trong cơn quẫn bách không có nước ngọt để cho quân uống, Nguyễn Ánh đã dậm chân than với trời rồi chỉ mũi kiếm vào lòng đất làm bắn ra một dòng nước ngọt mà cho đến nay vẫn còn tuôn chảy. Người dân địa phương sau này đã lập một bệ thờ dấu tích trên và đặt tên cho chỗ vết tích đó là Giếng Tiên.

Du khách lênh đênh trên những chiếc thuyền nhỏ thuê của ngư dân để đến khu vực giếng Tiên.

Phật viện Đồng Dương ẩn mình nơi rừng rậm

Phật viện nổi tiếng ở Quảng Nam khá khó tìm vì đường vào sâu và bị những rừng keo bao phủ. Khách tham quan phải nhờ đến lũ trẻ trong làng dẫn lối để vào đây.

Trời mưa là lúc con đường dẫn đến làng Đồng Dương, huyện Thăng Bình lỗ chỗ với ổ voi, ổ gà lõng bõng nước. Vượt qua con đường đất đỏ sũng nước, du khách sẽ đến được với Phật viện nổi tiếng ở đây.

Nếu không hỏi thăm, chắc ít ai tìm được vì khu di tích nằm ẩn mình giữa khu rừng rậm rạp, bỏ hoang lâu ngày. Hai chú bé và một cô bé hồn nhiên, dắt tay người khách lạ, chạy băng qua cánh đồng rồi rẽ vào con đường mòn nhỏ để thấy Phật viện nổi danh im lìm trong đám cỏ dại, được chống đỡ bởi vô vàn những cột thép ngang dọc. 

Phật viện Đồng Dương một thời huy hoàng nằm lặng lẽ trong cánh rừng keo. 

Chùa Hương mùa hoa gạo

Hàng năm cứ vào tháng 3, tháng 4 hoa gạo lại bừng nở dọc hai bên suối Yến lối vào Chùa Hương tạo nên khung cảnh mùa xuân rực rỡ.

Từng đoàn thuyền chở du khách nối đuôi nhau nô nức trảy hội Chùa Hương, hai bên bờ thỉnh thoảng lại bắt gặp những cây gạo nở đỏ một góc trời. 

5 thg 4, 2014

Về làng Chuồn

Khi biết tôi muốn đến làng Chuồn - ngôi làng lớn ở xã Phú An, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế, nhiều người ở TP Huế đã nhắc tôi phải rất ý tứ, kẻo làm phật lòng người dân ở ngôi làng “có cá tính” này. 

Đình làng Chuồn được công nhận di tích văn hóa cấp quốc gia từ năm 1994 - Ảnh: Huỳnh Văn Mỹ

Làng Chuồn chỉ cách TP Huế chừng 7km theo đường mới mở. Qua khỏi cầu Vỹ Dạ rồi qua tiếp những khu phố mới một quãng, cảnh trí vùng nông thôn Phú An hiện ra với ruộng lúa ngát xanh, xóm làng trù phú, kề bên là đầm Chuồn bao la với nò sáo cắm dày.

Lễ tẩy trần linh hồn của người Chăm

Với mỗi người Chăm không may gặp những chuyện chẳng lành như bệnh tật, tai nạn xe cộ, hay phạm phải những điều tội lỗi thì họ sẽ làm lễ tẩy trần “Tuh Aia Buh Salih”.

Lễ tẩy trần của người Chăm dành cho cả hai cộng đồng Chăm Ahier và Chăm Awal, chỉ khác biệt về cách hành lễ cũng như vật lễ do tính đặc thù của mỗi bên. Người Chăm quan niệm sau khi tai nạn, bệnh tật hay gặp phải điều chẳng lành là do ma quỷ ám và hồn vía chưa hoàn về với thể xác của khổ chủ nên họ làm lễ để xua đuổi ma quỷ cũng như cầu xin cho hồn vía trở về. Đối với người con trai trước khi đi lấy vợ, gia đình nhà trai thường làm lễ tẩy trần trong đêm trước khi đưa chú rể qua nhà cô dâu.

Khi gia đình có người cần làm lễ tẩy trần, chủ nhà sẽ đến xin phép thầy pháp (gru kaleng) để xin ngày làm lễ. Lễ tẩy trần do thầy pháp thực hiện, lễ vật đơn giản gồm một nải chuối chín, ba cái trứng luộc, bột gạo, rượu, cau trầu, gạo nổ, ba cây nến bằng sáp tổ ong và một nhúm gạo. Tất cả lễ vật được bày trên mâm cao có chân mà người Chăm gọi là “salao takai”, còn bột gạo sẽ được thầy pháp nặn thành hình nhân thế mạng gọi là “Salih”. Hình nhân thế mạng này sẽ nghe lời dặn của thầy pháp để mang đi những bệnh tật, xấu xa, tội lỗi và đem lại sức khỏe, bình an và tránh khỏi những trắc trở trong cuộc sống. 

Không gian huyền ảo của lễ tẩy trần.