6 thg 2, 2014

Lễ hội nàng Hai của người Tày ở Cao Bằng

Lễ hội nàng Hai hay còn gọi là nàng Trăng là một trong những lễ hội dân gian truyền thống của đồng bào dân tộc Tày ở Cao Bằng. Lễ hội diễn ra vào dịp đầu xuân, gắn với tín ngưỡng phồn thực của người Việt cổ, với ước mong về mùa màng tươi tốt, con người sinh sôi nảy nở. Hiện lễ hội này vẫn còn được lưu giữ nguyên vẹn tại xã Tiên Thành (huyện Phục Hòa) và xã Kim Đồng (huyện Thạch An).

Mới đây, trong khuôn khổ của Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc – di sản văn hóa Việt Nam” diễn ra tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), lễ hội Nàng Hai của đồng bào dân tộc Tày ở Cao Bằng đã được tái hiện sinh động, thu hút đông đảo người xem.

Theo tín ngưỡng dân gian người Tày, trên cung Trăng có Mẹ Trăng và 12 nàng tiên là con các Mẹ Trăng, hàng năm chăm lo, bảo vệ mùa màng và cuộc sống cho dân chúng ở trần gian. Lễ hội Nàng Hai là cuộc hành trình lên trời đón Mẹ Trăng và các nàng tiên xuống vui hội trần gian, giúp dân việc đồng áng, mùa màng bội thu, muôn nhà hạnh phúc.

Trai bản đưa lễ vật ra cúng tại miếu thổ công để mời Mẹ Trăng xuống trần cầu mùa, cầu phúc.

5 thg 2, 2014

Bánh tổ

Người dân Quảng Nam dù có tha phương sống ở bất cứ nơi đâu, đến ngày tết cổ truyền dân tộc vẫn không quên món bánh tổ.

Chưa có ai biết chính xác nguồn gốc của bánh tổ có từ đâu, người Quảng Nam thì bảo đây là loại bánh làm ra để cúng tổ tiên, ông bà trong ngày đầu năm mới nên gọi là bánh tổ. Cũng có truyền thuyết cho rằng bánh tổ do mẹ Âu Cơ làm ra phân phối cho đàn con thay lương khô mang theo để ăn khi lên rừng, xuống biển.

Bánh tổ xuất hiện ở Hội An (Quảng Nam) vào giữa thế kỷ 16 đầu thế kỷ 17 cùng thời với sự hình thành các khu phố cổ và nhanh chóng lan rộng trong cộng đồng người dân Quảng.


Những di tích cổ xưa ở Quảng Yên

Được bao bọc bởi Hải Phòng, Hạ Long, Uông Bí, thị xã Quảng Yên dường như có chút “lép vế” vì mọi sự chú ý của du khách đã bị hút về ba thành phố náo nhiệt kia. Thế nhưng nếu có một ngày thong thả ở đô thị hai trăm năm tuổi này, người ta sẽ tìm thấy những khoảnh khắc đẹp và thật yên bình.

Hai cây lim giếng Rừng, chứng tích còn lại của khu rừng cung cấp gỗ vót cọc cắm trên sông Bạch Đằng xưa

Hơn hai thế kỷ trước, trấn lỵ Quảng Yên bên dòng sông Chanh đã được nhà Nguyễn lập nên. Nền nông nghiệp trù phú và giao thương thuận lợi mang lại cho vùng đất này sự giàu có về cả di tích vật thể lẫn phi vật thể.

Đặc sắc lễ hội chùa Minh Khánh

Nằm ở trung tâm thị trấn Thanh Hà, chùa Minh Khánh là một trong những kiến trúc cổ đẹp nhất Hải Dương. Đặc biệt, công trình gần ngàn năm tuổi này gắn liền với những dấu ấn về vua Trần Nhân Tông, vị tổ thứ nhất của Thiền phái Trúc Lâm. Bảo vật quý nhất của chùa là chín hạt xá lợi, tương truyền là xá lợi của chính đức Phật hoàng.

Bước qua tam quan ba tầng mái độc đáo, du khách thấy mình tách biệt hẳn cuộc sống phố thị để bước vào một không gian cổ kính, thanh tịnh. Khuôn viên chùa khá rộng. Sân chùa có một con đường đá dài thẳng đến tiền đường và điện tổ, nơi có tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông được tạc khắc công phu. 

Chùa Minh Khánh có quy mô to lớn, gồm tam quan ba tầng, mái chồng diêm, tiền đường, tam bảo, điện Phật, nhà tổ, giải vũ, nhà tăng, nhà khách… tất cả là 84 gian trên mặt bằng 14 ngàn mét vuông.

Phía sau còn có hai dãy hành lang nối thẳng vào điện thờ Phật. Ngoài ra còn là các kiến trúc khác như nhà tăng, nhà khách, vườn hoa.

Tam quan chùa cổ kính

4 thg 2, 2014

Chùa Prés on Prés Buôl Prés Phék

Chùa Prés on Prés Buôl Prés Phék hay còn được gọi là chùa Bốn Mặt, tọa lạc tại xã Phú Tân, huyện Châu Thành, cách trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng 7km theo hướng Quốc lộ 1A đến ngã 3 An Trạch, rẽ phải đi về huyện Kế Sách.

Tượng Phật Bốn mặt 

Theo một số tư liệu lưu lại, chùa được xây dựng vào năm 1537, có diện tích 65.000 m². Tổng thể kiến trúc ngôi chùa bao gồm: chánh điện, sala, đường nội bộ, sân, thư viện, trại để ghe ngo, nhà ở cho các vị sư, tháp để tro cốt người chết và lò hỏa táng,... Hơn 470 năm hình thành và phát triển, Chùa Bốn Mặt đã trải qua 20 đời trụ trì và hiện nay trụ trì chùa là Thượng tọa Thạch Boene.

Âm thanh của tre nứa còn mãi với thời gian

Anh vào rừng sâu tìm những ống lồ ô.  Anh chọn ống to căng no gió núi. Anh lựa ống nhỏ chứa tròn tiếng suối.  Về làm đàn Ting gling. Anh treo thành dàn trên rẫy.  Anh giăng thành dãy trên nương. Nước suối kéo cần đung đưa ống đàn.  Cho những âm thanh vui rừng ấm núi ....

Đấy là những ca từ mở đầu của ca khúc Ting gling - Đàn suối khá nổi tiếng của Nhạc sỹ A Đủh phổ thơ của Tạ Văn Sỹ. Ca khúc này đã được Đoàn nghệ thuật dân tộc Kon Tum dàn dựng đi tham gia và giành được Huy chương vàng tại Hội diễn ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc. Ting gling - là tên gọi theo tiếng đồng bào Ba Na về một loại đàn nước (thủy cầm), ngoài Ting gling, ở Kon Tum còn có Klong put của người Xơ Đăng, Đing Tut của người Giẻ-Triêng - ba loại nhạc cụ dân gian truyền thống được làm từ những ống lồ ô, ống nứa đơn giản, khiêm nhường, mọc hoang dã tự nhiên ở các cánh rừng, với ba cách sử dụng khác nhau là gõ, vỗ và thổi tạo ra những âm thanh vô cùng quyến rũ làm nên bản sắc độc đáo của các tộc người bản địa ở Kon Tum - những tiếng vọng trường tồn của thời gian từ đại ngàn hùng vĩ.

Vỗ đàn Klong put

Bảo vật quốc gia - Trống đồng đền Hùng khẳng định vị thế tổ tiên

Trong gần 1.000 trống đồng Đông Sơn được tìm thấy, trống đồng đền Hùng nổi bật lên vì ngoài kỹ thuật luyện kim đúc đồng và chế tác tinh xảo thì vị trí tìm được trống đặt ra nhiều câu hỏi thú vị cho giới nghiên cứu.

Trống đồng đền Hùng được lưu giữ tại Bảo tàng Hùng Vương, TP.Việt Trì, tỉnh Phú Thọ - Ảnh: Hoàng Long 

Trong suốt thời kỳ đô hộ, người phương bắc không bao giờ ngừng nghỉ mục tiêu làm người Việt quên đi nguồn gốc của tổ tiên để dễ bề đồng hóa, thôn tính. Tuy nhiên, theo TS Trần Văn Đạt, người dành rất nhiều thời gian tìm hiểu, nghiên cứu trống đồng Đông Sơn, “sự hiện diện của các cổ vật có niên đại thời kỳ Đông Sơn, trong đó tiêu biểu là trống đồng Đông Sơn đã xác minh những bằng chứng không thể chối cãi về nguồn gốc và nền văn minh cổ xưa của người Lạc Việt mà phương bắc cố tình che đậy, ngụy tạo”.

Bảo vật quốc gia - Bia Sùng Khánh và chuông Bình Lâm

Bia đá chùa Sùng Khánh cũng như chuông chùa Bình Lâm đã thoát sự phá hoại của thời gian và giặc Minh, nay được gọi theo tên các di tích gốc của chúng. Cả hai ngôi chùa có bảo vật quốc gia này đều là những di tích nhà Trần hiếm hoi còn lại ở vùng biên cương Tổ quốc.

Chuông chùa Bình Lâm 

Chùa Sùng Khánh hiện ở H.Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, được xếp hạng di tích quốc gia năm 1993. Địa thế của ngôi chùa rất đẹp, phía sau lưng dựa vào núi, mặt quay về hướng đông. Chùa Sùng Khánh được xây dựng năm 1356. Người có công lao to lớn đã gây dựng và để lại cho muôn đời sau một di sản văn hóa vô cùng quý báu đó chính là một vị tướng thời vua Trần Dụ Tông, đời vua thứ 7 của nhà Trần, trị vì từ năm 1341 đến 1369.

Bảo vật quốc gia - Tấm bia tôn vinh Phật pháp thời Lý

Bia Sùng Thiện Diên Linh là bức tranh chữ đồ sộ nhất tôn vinh Phật pháp thời Lý. Nó cũng phản ánh khá đầy đủ về đời sống xã hội no ấm của vương triều này.

Bia Sùng Thiện Diên Linh tại chùa Long Đọi Sơn, xã Đọi Sơn, H.Duy Tiên, Hà Nam - Ảnh: Hoàng Long 

Lý Nhân Tông lệnh tạo tác và ngự đề

Truyền thuyết của vùng Đọi Sơn cho biết đây là đất phát tích đế vương với câu phương ngôn Đầu gối núi Đọi. Chân dọi Tuần Vường. Phát tích Đế vương. Lưu truyền vạn đại. Vua Lý Nhân Tông trên đường kinh lý nhìn thế núi, thế đất đã cho xây dựng chùa và tháp Sùng Thiện Diên Linh cao 13 tầng trên đỉnh núi.

Bảo vật quốc gia - Tấm bia quý thời Lý

Tấm bia chùa Bảo Ninh Sùng Phúc (Tuyên Quang) cho thấy chính sách dân tộc của nước ta xưa kia.

Bia chùa Bảo Ninh Sùng Phúc - Ảnh: Lý Thịnh 

Những năm 1980, khu vực chùa Bảo Ninh Sùng Phúc, còn gọi là chùa Khuân Khoai, thật khó đến do dốc lên dựng ngược, cây cối rậm rạp che khuất, toàn bộ nền chùa bị che phủ... Vì thế, người dân địa phương rất ít lên đó. Nhưng họ vẫn truyền miệng cho nhau nghe về một tấm bia đá ở khu vực phía nam đồi Khuân Khoai. “Sau đó, Bảo tàng tỉnh Tuyên Quang đã mở một cuộc điều tra. Họ tìm được tấm bia bằng đá xanh xám mịn. Bia cao 1,45 m; rộng 0,8 m; được đặt trên lưng một con rùa. Chính giữa trán bia khắc 6 chữ: Bảo Ninh Sùng Phúc tự bi”, TS Trần Anh Dũng, Viện Khảo cổ nhớ lại.