6 thg 9, 2013

Trà đặc sản Shan Tuyết trên đỉnh Suối Giàng

Hình ảnh quen thuộc ở Thái Nguyên, Mộc Châu là đồi chè trải rộng một màu xanh biếc, cao lưng chừng bụng. Còn khi lên Suối Giàng, Yên Bái, bạn sẽ bắt gặp hình ảnh rừng chè cổ thụ cao lớn, thân rộng cả vòng tay, phủ lớp địa y trắng mốc.

Suối Giàng là một xã vùng cao thuộc huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Nằm trên độ cao gần 1.400 m, được ví như Sa Pa, Tam Đảo, Đà Lạt bởi khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm. Tuy nhiên du khách đến với Suối Giàng không phải để nghỉ dưỡng mà chủ yếu để được thưởng thức thứ trà đặc sản mang tên Shan Tuyết từ những cây chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi. 

Suối Giàng nằm trên độ cao gần 1.400 m có khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm. Ảnh: yenbai.gov.vn 

Làng Gà 'canh' cửa ngõ vào Đà Lạt

Với bức tượng gà 9 cựa nặng kỷ lục, những ngôi nhà vắt vẻo trên cây cùng nghề dệt thổ cẩm truyền thống, làng K’Long đang dần trở thành một điểm đến thú vị trong hành trình khám phá cao nguyên Lâm Đồng.

Làng K’Long thuộc thôn Darahoa, xã Hiệp An, Đức Trọng cách thành phố Đà Lạt khoảng 15 km. Từ lâu nơi đây nổi tiếng với bức tượng chú gà trống 9 cựa cao 3,2 m, nặng kỷ lục 8 tấn ở giữa làng. Bởi vậy, làng còn được gọi với cái tên trìu mến là làng Gà Dorahoa.

Trên đường du lịch đến Đà Lạt, du khách thường không bỏ qua cơ hội chiêm ngưỡng chú gà trống khổng lồ đứng hiên ngang và được lắng nghe câu chuyện truyền thuyết đầy bí ẩn và bất ngờ về chú gà trống ấy. Đó là câu chuyện tình cảm động xoay quanh mối tình của một đôi trai gái đã phải bỏ mạng vì kiệt sức trên đường tìm kiếm sản vật hồi môn là gà chín cựa do cha chàng trai thách cưới. 

Tượng Gà trống 9 cựa nặng 8 tấn là biểu tượng của làng K’Long. Ảnh: baolamdong 

5 thg 9, 2013

Hủ tiếu chiên giòn - "hàng độc" đất Tây Đô

Mới 7g30 mà dưới sông tàu ghe chở khách du lịch đã cập bến hàng năm bảy chiếc, trên bờ khách đông nghẹt, đa số là khách nước ngoài. Chị Hồng Thắm cùng gia đình đến từ TP.HCM nói: "Nghe nói ở đây có món hủ tiếu chiên giòn tuyệt lắm nên tụi tôi ghé ăn thử".

Miếng hủ tiếu chiên giòn - Ảnh: Hoài Vũ

Mấy năm gần đây, nhiều nhà vườn ở miền Tây đã kết hợp loại hình kinh tế vườn với du lịch sinh thái và du lịch ẩm thực giúp nhà vườn ngày càng thu hút thêm nhiều du khách trong và ngoài nước. Vườn du lịch Sáu Hoài ở khu vực 7, phường An Bình, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ cũng vậy.

4 thg 9, 2013

Từ Tà Cú đến Trà Cú

Ở Bình Thuận, cách tỉnh lỵ khoảng 30 km về hướng Nam, có một ngọn núi tên là núi Tà Cú, cao khoảng 649 met. Trên đỉnh núi, ở độ cao 563 met, có một ngôi chùa tên Linh Sơn Trường Thọ, và có một tượng Phật Thích ca nhập Niết bàn dài 49 met, cao 7 met. Tượng Phật khổng lồ nằm hùng vĩ thâm nghiêm trên đỉnh núi cao, giữa bốn bề là núi non trùng điệp, xa xa là biển cả bát ngát mênh mông.

Tượng Phật núi Tà Cú. Ảnh: Wikipedia

Công trình tượng Phật nằm trên núi Tà Cú do điêu khắc gia Trương Đình Ý thiết kế và chỉ đạo thi công. Điêu khắc gia Trương Đình Ý tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương năm 1935. Ông làm giảng viên Trường Cao đẳng Mỹ thuật Gia Định một thời gian rồi bỗng từ bỏ phố thị, xuống tóc, khoác áo già lam lên núi Tà Cú để làm công quả xây tượng Phật.

Từ Sa Vĩ địa đầu đến Lan Hạ biển đảo

Hành trình của chúng tôi có điểm xuất phát tại Sa Vĩ – Trà Cổ – Móng Cái, rồi vượt sóng ra đảo tiền tiêu Cô Tô trước khi kết thúc chuyến đi tại vịnh Lan Hạ trong quần đảo Cát Bà. Đi rồi mới thấy những cảnh đẹp trong vịnh Bắc bộ quả là chuỗi ngọc quý chưa được nhiều người biết tới.

Bãi bồi Sa Vĩ nằm ở phía đông bắc bán đảo Trà Cổ là một vị trí lý tưởng để ngắm nhìn cột mốc 1.378 phân định biên giới Việt – Trung ngay tại cửa sông Bắc Luân. Bức tranh vùng biên ải vào buổi sáng mùa hè thật thoáng đãng và tĩnh lặng, thoáng mùi tanh của tôm cá từ những chiếc thuyền nằm rải rác trên bờ sông.

Phía xa xa thấp thoáng vài người phụ nữ đang cần mẫn đào cát bắt sá sùng. Khách phương xa muốn tìm hiểu về giá trị lịch sử có thể đến viếng đình Trà Cổ, công trình kiến trúc nghệ thuật đồ sộ được xây dựng cách đây hơn 600 năm, như là một minh chứng rằng vùng đất này từ xa xưa đã có người dân Việt bám biển, bám đất trấn giữ.

Ghềnh đá ở Cô Tô

Biệt điện của ông vua cuối cùng triều Nguyễn ở Nha Trang

Khi nói về những biệt điện uyên ương của Vua Bảo Đại, người đời thường nghĩ ngay đến 3 dinh thự tráng lệ từng lưu dấu bóng dáng của ông vua cuối cùng triều Nguyễn ở thành phố ngàn thông. Điều này đồng nghĩa với việc nhiều năm qua, các Dinh I, Dinh II, Dinh III ở Đà Lạt luôn là điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.

Đến tham lãm các "dinh Bảo Đại" ở Đà Lạt, đa phần khách nhàn du đều có cảm giác mê ly trước kiến trúc cổ lẫn lối bài trí mang phong cách cổ kính, vững chãi kiểu cung đình nhưng đậm phong cách Pháp, lòng không khỏi khâm phục việc chọn địa điểm của các kiến trúc sư thời bấy giờ khi xây dựng nên các biệt điện thiên thần cho vua thụ hưởng. Có người vì quá mê mẩn đã để lại những lời ngưỡng mộ rằng đó là "đệ nhất dinh thự ở Việt Nam". Nhưng khi biết được trên một số diễn đàn dành cho dân thích xê dịch thì cảnh trí của cả 3 dinh thự trên phố núi cao kia đều thua xa "dinh Bảo Đại" ở thành phố biển Nha Trang, lắm người... choáng.

Biệt thự Cầu Đá – Những bông hoa bên vịnh Nha Trang

Biệt thự Cầu Đá là tên gọi của quần thể công trình gồm 5 ngôi biệt thự trên ngọn núi Cảnh Long sát biển, phía nam thành phố Nha Trang.

5 ngôi biệt thự - 5 kiến trúc xinh xắn mang tên 5 loài cây – hoa, hoà vào cảnh quan thiên nhiên là những bông hoa tuyệt đẹp bên vịnh Nha Trang.

“Biệt thự Cầu Đá” (cùng một số công trình phụ trợ) được chính quyền bảo hộ Pháp xây dựng năm 1923, nhằm mục đích thiết lập một cơ sở hạ tầng - kiến trúc cho chiến lược nghiên cứu Biển Đông và khu vực Đông Nam Á.

Biệt thự Cầu Đá được xây dựng để làm nơi ăn ở, làm việc cho các nhà nghiên cứu khoa học, các nhà hải dương học đến từ phương Tây; là tiền đề cho việc thành lập Hải học viện Đông Dương (sau này là Viện Hải dương học Nha Trang, thuộc tỉnh Khánh Hòa). Biệt thự Cầu Đá toạ lạc trên ngọn núi Cảnh Long (còn gọi là núi Chụt) nằm sát bờ biển, gần cảng Cầu Đá, hiện thuộc địa phận phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

3 thg 9, 2013

Sức quyến rũ của Kbang

Những tán cây cổ thụ hun hút dọc đường đi, cây cầu treo làng Krối hùng vĩ bắc qua dòng sông Ba, tiếng cồng tiếng chiêng rộn rã khi màn đêm xuống... 

Phong cảnh quyến rũ ở một đoạn sông Ba qua địa phận làng Krối, xã Đắk Smar - Ảnh: Tiến Thành

Khung cảnh thơ mộng ấy chắc hẳn sẽ để lại một ấn tượng khó quên về chốn núi rừng Kbang, nơi gắn bó với con đường Trường Sơn Đông huyền thoại năm xưa và nay vẫn như viên ngọc chưa tì vết của núi rừng Tây nguyên.

Vượt qua những vòng cua gấp, hiểm trở của đèo An Khê, đi thêm vài cây số nữa trên quốc lộ 19 thuộc địa phận thị xã An Khê, chúng tôi rẽ phải, tiến thẳng về Kbang, một thị trấn miền núi nhỏ nhắn, hiền hòa thuộc tỉnh Gia Lai. Tôi đến với Kbang trong sự tò mò của một chàng trai đất Bắc về một vùng Tây nguyên có người anh hùng dân tộc Ba Na tên Núp trong tác phẩm Đất nước đứng lên của nhà văn Nguyên Ngọc vốn đã ăn sâu vào trí nhớ lớp học sinh chúng tôi thời ấy.

Ngôi chùa Nam tông Việt Nam đầu tiên

Đây là hình ảnh ngôi chùa Bửu Quang:

Tam quan chùa - Ảnh: Võ văn Tường

Hương thầm Cà Mau

Rong ruổi hơn 4.000km trên xe máy từ địa đầu Hà Giang qua miền Tây Bắc núi rừng rồi miền Trung khó nhọc, tôi đã đến được Cà Mau trong một chiều mưa tầm tã.

Một vườn chim tư nhân ở Cà Mau - Ảnh: TRI THỨC

Ấn tượng đầu tiên về Cà Mau đó là thành phố nhỏ xinh, yên bình, nụ cười con gái miền Tây ngọt lịm và những xe hàng rong dọc đường mời chào đầy hấp dẫn.