21 thg 6, 2013

Biến tướng rừng ma Ia K’reng

Là địa bàn cư trú lâu đời của tộc người Jrai, Ia K'reng là xã vùng cao xa xôi cách trở nhất của huyện Chư Pảh, tỉnh Gia Lai. Xã nằm chênh vênh trên đỉnh đèo Sê San dài 33km với vô số đoạn cua ngoặt, đường đèo khúc khuỷu, hiểm trở. Do tách biệt gần như hoàn toàn với thế giới bên ngoài nên đồng bào bản địa nơi đây còn lưu giữ nhiều bản sắc lạ đậm dấu ấn thuở hồng hoang. Nổi bật nhất là những khu rừng ma với tượng nhà mồ trầm mặc, bí hiểm.

Một tượng mặt người buồn ra-coon hiếm hoi ở rừng ma.

Từng được nhiều nhà dân tộc học, các chuyên gia văn hóa, những ai quan tâm đến nghệ thuật tạc tượng nhà mồ thường xuyên tìm đến chiêm ngưỡng, nghiên cứu vì những nét đặc sắc hiếm gặp trong văn hóa tộc người chốn rừng sâu, tuy nhiên, rừng ma ở Ia K'reng ngày nay xuất hiện những biến dạng… đáng sợ!


Lạ lẫm Ba Na: Tục lệ bú vú kết nghĩa

Xã Đắk-Rơ-Wa (thị xã Kon Tum, tỉnh Kon Tum) là địa bàn cư trú lâu đời của tộc người Xơ-đăng, Jrai và Bana. Trong những ngày lưu lại vùng đất xa xôi cách trở này để tìm hiểu những hủ tục có từ ngàn xưa, chúng tôi biết đến hủ tục rùng rợn - chôn sống con theo mẹ mà người vùng cao gọi là "dọ-tơm-amí". Nhưng vùng đất này còn có một tục lệ lạ kỳ… bú vú kết nghĩa.

Bé Pi-an, đứa trẻ may mắn thoát khỏi hủ tục chôn sống theo mẹ được nuôi dưỡng ở Mái ấm Vinh Sơn 1 - Kon Tum.


12 thg 6, 2013

Mộc Châu – Sơn La: một trải nghiệm khác!

Có những vùng miền của đất nước mà mỗi bước chân đi, mỗi khung hình bấm được cứ làm lòng ta thắt lại. Vì những mặt người trong những khung hình đó, dường như cả đời chưa một lần no đủ. Nên những tấm ảnh gây nhiều cảm xúc nhất, lại là những tấm ảnh chụp cảnh lầm than, cơ cực.

Cao nguyên Mộc Châu – Sơn La là một trải nghiệm khác. Núi non hùng vĩ, đường phẳng lì xa tít tắp, “cỏ cây xanh tận chân trời”, Sơn La – Mộc Châu giàu có, trù phú với rất nhiều sản vật: chè, măng tre luồng, gỗ tek, mật ong, bò sữa… Đồng thời, vùng đất này là nơi quần cư của 12 dân tộc khác nhau. Chính sự đa dạng về văn hóa và phong phú về tài nguyên, sản vật nơi đây đã làm cho Mộc Châu – Sơn La có một dung mạo khác: cái đẹp của ấm no, trù phú!

Đi nhiều, chẳng lẽ cứ mãi xót xa vì đất nước ta nghèo và đẹp hay sao?”.



Món rẻ mà không nghèo hương vị

Bắp chuối bóp da heo luộc, nghe cái tên có lẽ nhiều người chắc lưỡi, món bèo này mà ngon lành gì! Bèo thật, toàn những nguyên liệu mà bà nội trợ ra chợ, đồng chị đồng em lắm khi… chảnh không dám ngó ngàng tới. Chao ôi, thử làm ăn đi, ngon phải biết!

Bắp chuối bóp da heo luộc. 

Nhớ món này thời xa lắc kìa, những thập niên 70, 80 của thế kỷ trước khi khó khăn quá sức, mẹ tôi đi chợ mua da heo với hai mục đích: lạng lọc mỡ còn bám theo da để thắng cho vô vịm – kể tới mỡ heo mà vẫn thèm trong ký ức, còn da suông nấu với củ cải, su, khoai… thay giò heo – như nồi canh súp – ai thấy cũng oách lắm chớ; hoặc bóp gỏi.


Đến Bến Tre thưởng thức thịt gà nấu canh lá cách

Biết tôi năm nay được nghỉ Tết khá dài, bạn tôi - quê ở Bến Tre - liền điện thoại lên mời về chơi và thết đãi món ăn không đụng hàng: Thịt gà nấu canh lá cách. 

Nói đến cây cách và lá cách, người dân miền Tây không ai xa lạ gì. Cây cách là cây rất dễ trồng, thường mọc nơi bờ bụi, mương vườn, ven sông rạch. Lá cách được các bà nội trợ nơi đây xem như là một loại rau sạch không thể thiếu trong việc chế biến các món ăn truyền thống như: ếch, lươn, bò (xào lá cách), nấm mối nướng lá cách, bánh xèo cuốn lá cách… Ngoài ra, theo Đông y, lá cách có vị ngọt thơm, hơi nhẩn, có tác dụng mát gan, lợi tiểu nữa.

Tô canh thịt gà lá cách thơm lừng. 


Thực hư về kho vàng ở chùa Hoa Tiên

Xứ Trầm hương có rất nhiều ngôi cổ tự nhưng nhuốm đầy những huyền tích ly kỳ thì chỉ có một, đó là chùa Hoa Tiên. Nơi này đến nay vẫn còn được nhiều người lưu truyền về sự hiện diện của những pho tượng Phật lồi đầy bí ẩn. Cùng đó là “kho vàng Hời” ẩn dưới gốc cây cốc đại thụ với thân bằng vòng ôm của hơn chục người.

Thầy Thanh Lượng bên pho tượng Nữ thần Ponagar

Lão nghệ nhân với chiếc bàn xoay kỳ lạ

Hẳn nhiều người đã nghe chuyện và Chuyên đề ANTG cũng từng đề cập về những chiếc bàn gỗ cổ có "công năng" kỳ lạ, đó là khi có người úp, ngửa bàn tay trên mặt bàn thì mặt bàn bỗng dưng xoay tròn theo chiều kim đồng hồ, hoặc ngược lại. Nhưng, xuất xứ những chiếc bàn xoay này từ đâu và ai đã chế tác ra nó, có lẽ còn rất ít người biết. 

Chúng tôi tìm về làng mộc cổ Văn Hà (nay là xã Tam Thành, huyện Phú Ninh, Quảng Nam), vì nơi đây hiện có một lão nghệ nhân duy nhất nắm giữ bí quyết chế tác bàn xoay. Đặc biệt, một "đệ tử ruột" của ông còn đang lưu giữ một chiếc bàn xoay đã truyền qua nhiều thế hệ, ngót nghét trên 200 năm...

Chiếc bàn xoay hơn 200 năm tuổi...

Đường về xã Tam Thành xa tít. Với chiếc xe máy cà tàng chầm chậm lăn bánh dưới cái nắng hè miền Trung như xối lửa, con đường càng xa vời vợi... Nhưng, thật may mắn khi đặt chân đến được đất Tam Thành, hỏi lão nghệ nhân có tay nghề tài hoa làm ra những chiếc bàn gỗ có "công năng" kỳ lạ thì dường như mệt nhọc đường trường trong mỗi chúng tôi đều tan biến. Vì ở đất này, ai cũng biết ông Đinh Thẩm, năm nay tuổi đã 93; cũng là nghệ nhân duy nhất của làng mộc Văn Hà chế tác được bàn xoay...

11 thg 6, 2013

Lạ lẫm chùa “sen nia”

Không khó lắm để chúng tôi tìm được chùa “sen nia”, bởi ngôi chùa này khá nổi tiếng với nhiều du khách gần xa lẫn các nhà khoa học đến tham quan, khám phá và tìm hiểu.

Gọi là chùa “sen nia” hay “sen vua” bởi chùa Phước Kiển (xã Hoà Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp) hiện đang tồn tại một loại sen lá có hình dáng như những chiếc nia khổng lồ, vào mùa nước nổi đường kính lên đến 4 m, tải trọng xấp xỉ 70 kg.

Sở dĩ có được lực tải như vậy là do bên dưới lá sen có rất nhiều gai nhọn và chi chít những sớ, rễ sen có hình những chiếc phao kết dính nhau tạo lực nổi rất lớn, khá vững chắc .


Lá sen nia.

Chua ngọt bánh tráng xoài Nha Trang

Nha Trang không chỉ nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh, nhiều bãi biển đẹp, mà nơi đây còn được biết đến với nhiều món ăn ngon, độc đáo như bún lá cá dầm, bún sứa, lươn chình, sò huyết sốt me, mực, cá nhái, bánh căn, bánh ướt, bánh tráng… Trong đó bánh tráng xoài cũng là món độc đáo, dân dã, đơn giản nhưng vô cùng hấp dẫn. 

Bánh tráng xoài – cái tên nghe vừa lạ lại vừa quen. Bởi bánh có hình dạng giống chiếc bánh tráng, nhưng nguyên liệu chế biến chỉ có xoài chín và một chút đường cùng với bàn tay khéo léo của con người đã tạo nên một loại bánh dân dã và trở thành “thương hiệu” nổi tiếng của Khánh Hòa.

Xoài cát ở Khánh Hòa rất nhiều, ăn và bán quả tươi không hết người ta tận dụng làm bánh xoài, vừa thơm ngon lại có thể để được lâu. Cách chế biến bánh tráng xoài rất đơn giản. Người ta chọn xoài chín, rửa sạch, gọt bỏ vỏ. Để nước xoài không có xơ, người ta thường dùng tay bóc vỏ chứ ít khi dùng dao gọt, hơn nữa xoài chín nên rất dễ bóc. Sau đó dùng nạo có lỗ to, chà xát mạnh rồi đặt dưới bát hoặc chậu nhỏ. Nạo cho tới khi quả xoài đến hạt.

Hấp dẫn món bánh tráng xoài Nha Trang. 

Kế đến, họ lấy nước xoài cho vào nồi, chảo và đặt trên bếp, cho thêm chút đường cho ngọt, sau đó vừa đun vừa khuấy đều tay để xoài không cháy, thịt xoài không dính xoong. Nấu cho đến khi sôi, hỗn hợp sền sệt là được.

Tiếp theo là công đoạn phơi bánh, họ trải một miếng nhựa ra chiếc nong, nia hay sàng (nhiều nhà không dùng miếng nhựa có thể thay bằng bánh tráng khô mua ngoài chợ), cho hỗn hợp nước xoài vào rồi láng mỏng ra cho hết mặt nia. Cuối cùng, mang ra sân phơi nắng tới khi sờ vào không dính tay, có thể nhấc bánh lên là được. Thông thường trời nắng gắt, phơi bánh 2 ngày là có thể dùng được.

Bánh tráng xoài sau khi phơi xong được cắt ra thành miếng hình chữ nhật vừa phải và bọc trong túi nylon để bảo quản. Bánh xoài còn độc đáo ở chỗ nó giữ được rất lâu mà không cần sử dụng bất kì hóa chất nào bởi vị chua của xoài và cách chế biến dựa vào nắng tự nhiên.

Ăn bánh tráng xoài không cần chế biến hay kết hợp thêm nguyên liệu ăn kèm. Bánh có vị chua thanh, ngòn ngọt và mùi thơm thơm tự nhiên của xoài, hơi dai và mùi thơm đặc trưng của cái nắng gắt Nha Trang.

Phương Lam

Du lịch trên cung đường K’Long K’Lanh

K’Long K’Lanh là tên một cây cầu, tên một trạm kiểm lâm, tên một thôn ở xã Đạ Chais (Lạc Dương). Đạ Chais có nhiều cách phát âm nên mọi người bảo gọi là K’Long K’Lanh dễ hơn. Nếu lên xe đò vào lúc sáng sớm mà xin bác tài cho xuống K’Long K’Lanh, thì điểm đến sẽ là nơi mơ màng sương khói. Từng đám trẻ líu ríu kéo nhau đến trường. Cảnh mộc mạc, nhưng thanh bình ở vùng đất mà khí hậu, thổ nhưỡng rất gần với Đà Lạt: Sương mù giăng kín những con đường uốn lượn qua đồi núi, những cánh rừng thông ngút ngàn, khí hậu trong lành, dịu mát...

Mặt trời chiếu những tia nắng đầu tiên của ngày mới chưa đủ nóng để xua tan màn sương dày đặc khiến du khách nước ngoài cũng phải ngỡ ngàng dừng bước. 


Ngay bên cạnh Trạm kiểm lâm K’Long K’Lanh là trại cá hồi của Công ty Yang Ly nằm dưới chân rừng đặc dụng của Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà.