9 thg 3, 2025

Lễ rước hồn lúa của người Mnông Gar

Cộng đồng người Mnông Gar (một bộ phận của dân tộc Mnông) ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk tin rằng trong hạt lúa có linh hồn, thần lúa giúp gia đình sản xuất thuận lợi, được mùa, không chỉ đủ ăn mà còn có lúa dư thừa để đổi trâu, bò, vật dụng cần thiết. Vì thế, để có những vụ mùa bội thu, người Mnông Gar thực hiện nhiều nghi lễ cúng thần lúa, trong đó Lễ rước hồn lúa về kho được bà con nơi đây gìn giữ, phát huy đến ngày nay.

Lễ cúng lúa mới của người Mnông. Ảnh minh họa

Lễ Tơ Mon của người Ba Na

Lễ Tơ Mon (lễ kết nghĩa) là một trong nhiều nghi lễ của đồng bào dân tộc Ba Na ở Tây Nguyên. Lễ Tơ Mon với ý nghĩa giúp con người gần gũi nhau hơn, chan hòa, yêu thương nhau hơn.

Lễ hội của người Ba Na ở Gia Lai.

Từ xa xưa, người Ba Na xem phong tục kết nghĩa là sợi dây kết nối, biến người xa lạ thành người thân. Lễ kết nghĩa của người Ba Na được tiến hành hoàn toàn tự nguyện, mang ý nghĩa tốt đẹp, mong muốn mọi người sống chan hòa, thân thiết, đùm bọc, giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ.

Đàn đá Đắk Sơn - Bảo vật quốc gia tại Đắk Nông

Đàn đá Đắk Sơn có niên đại khoảng 3.500 - 3.000 năm, hiện đang lưu giữ ở Bảo tàng tỉnh Đắk Nông được công nhận là bảo vật quốc gia.

Bộ đàn đá Đắk Sơn được phát hiện vào năm 2014 tại thôn Đắk Sơn, xã Nam Xuân, huyện Krông Nô. Bộ đàn đá này gồm có 16 thanh, trong đó có 11 thanh còn nguyên vẹn, 5 thanh đã bị gãy đôi hoặc thành nhiều đoạn nhưng có thể gắn chắp nguyên dạng. Các thanh đàn đá Đắk Sơn được chế tạo từ đá phiến biến chất.

Đàn đá Đắk Sơn gồm có 16 thanh (Ảnh: Bảo tàng tỉnh Đắk Nông)

Độc đáo đàn đá Đắk Kar

Bộ đàn đá của người M’Nông được tìm thấy từ những năm 80 thế kỷ trước tại suối Đắk Kar, xã Quảng Tín, huyện Đắk Rlấp, tỉnh Đắk Nông. Đến năm 1993, bộ đàn đá này được Nhà nước sưu tầm, bảo quản. Sau đó bộ đàn đá được đặt tên theo tên của dòng suối nơi phát hiện là đàn đá Đắk Kar.

Bộ đàn đá Đắk Kar được nhóm nghệ sĩ người Pháp kết hợp với công nghệ tiên tiến được trưng bày tại Nhà Triển lãm âm thanh tỉnh Đắk Nông.

8 thg 3, 2025

Ngắm bãi rêu xanh mướt trên biển, mỗi năm chỉ có một lần

Những ngày đầu xuân, bãi rạn Nam Ô (Q.Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng) khoác lên một màu xanh mướt bởi rêu mọc trên đá tạo nên khung cảnh 'hút hồn' du khách. Nhiều người sẵn sàng chi tiền triệu thuê nhiếp ảnh gia ghi lại cảnh sắc thiên nhiên đặc biệt mỗi năm chỉ có một lần.

Những ngày này, tại rạn Nam Ô rêu phủ xanh mướt ghềnh đá khiến nhiều du khách đổ xô đến chụp ảnh, không khí nhộn nhịp kéo dài cả ngày.

Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, từ sáng sớm, khi bình minh vừa lên, thủy triều xuống cũng là lúc lộ ra những mỏm đá phủ rêu xanh…, đây là thời điểm chụp ảnh đẹp nhất trong ngày. Vì vậy, nhiều người dân, du khách đã thức giấc thật sớm để đến bãi rêu Nam Ô lưu lại bộ ảnh bình minh giữa ghềnh rêu xanh.

Bãi rêu ở rạn Nam Ô (Q. Liên Chiểu) nằm cách trung tâm TP. Đà Nẵng khoảng 15 km về hướng bắc. Thời điểm đầu năm mới là mùa rêu xanh mướt, đẹp nhất... Mỗi năm chỉ có một lần, vào đúng dịp đầu xuân. ẢNH: NGỌC HÂN

Lễ hội Lồng Tồng ở xã vùng sâu huyện Đắk Glong

Trong 2 ngày 7-8/2 (mùng 10-11/1 năm Ất Tỵ), UBND xã Quảng Hòa, huyện Đắk Glong (Đắk Nông) tổ chức Lễ hội Lồng Tồng mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ 2025.

Lễ hội có sự tham gia của gần 200 nghệ nhân, vận động viên đến từ 12 thôn trong xã và hàng nghìn du khách trong và ngoài tỉnh.

Toàn cảnh Lễ hội Lồng Tồng tại xã Quảng Hòa năm 2025

Lễ hội diễn ra nhiều chương trình văn hóa văn nghệ, thi đấu thể thao mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số như: Ca nhạc cổ truyền; bóng chuyền; ném còn; đi cà kheo; bắn nỏ; đẩy gậy; kéo co; chọi trâu-bò; ẩm thực…

Những món Việt trong danh sách 100 món từ gạo ngon nhất châu Á

Bình chọn 100 món được chế biến từ gạo ngon nhất châu Á chiếm số đông là các món Nhật Bản, đặc biệt các phiên bản khác nhau của sushi (cơm cuộn). Đại diện của Việt Nam là những món phổ biến.

Cơm tấm, món Việt truyền thống nổi bật tại TP.HCM, mang hương vị đặc trưng của những hạt gạo vỡ từng bị bỏ đi. Món này giờ đây trở thành biểu tượng của ẩm thực đường phố Sài Gòn, với kết cấu giống gạo thường nhưng kích thước nhỏ hơn. Khám phá món cơm tấm để cảm nhận trọn vẹn hương vị ẩm thực Việt. Chắc chắn, món Việt này sẽ khiến du khách say mê từ lần thử đầu tiên, theo TasteAtlas.

Cơm tấm được ăn kèm với nhiều loại topping như trứng chiên, da heo cắt sợi, sườn heo nướng hoặc chả cá chiên giòn. Các món ăn kèm thông thường bao gồm hành lá cắt nhỏ, rau thơm, cà chua và dưa leo, rau ngâm chua...

Món Việt này từng được xem là "cơm nhà nghèo" do tận dụng những hạt tấm (phần trắng đục nơi đầu hạt gạo) và gạo gãy trong xay xát để nấu thành cơm. ẢNH: TN

Những món Việt trong top 100 món ăn đường phố ngon nhất châu Á

Trang ẩm thực TasteAtlas bình chọn 100 món ăn đường phố ngon nhất châu Á, trong đó có nhiều món Việt.

Bánh mì đứng thứ 6 trong danh sách món ăn đường phố phổ biến, được ví như biểu tượng ẩm thực độc đáo của Việt Nam. Với thành phần chính là bánh mì baguette, món ăn này thừa hưởng từ thời Pháp thuộc và ngày nay đã vươn xa hơn biên giới quốc gia. Sự kết hợp hoàn hảo giữa hương vị truyền thống và hiện đại đã giúp bánh mì chiếm trọn lòng thực khách khắp thế giới. Không chỉ là một món ăn, bánh mì còn là một phần di sản văn hóa, thể hiện sự giao thoa giữa các nền ẩm thực.

Du khách nước ngoài thưởng thức bánh mì, món ăn đường phố được ưa chuộng, ở khu phố Tây Bùi Viện, Q.1. - ẢNH: N.T.T

7 thg 3, 2025

Trang rừng nở rộ trên vùng cao Bình Định đẹp như 'chốn đào nguyên'

Từ cuối tháng 2 đến nay, những gốc trang rừng bên bờ suối Tà Má (thôn Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, H.Vĩnh Thạnh, Bình Định) đồng loạt bung nở khiến nhiều người mê mẩn.

Suối Tà Má cách TT.Vĩnh Thạnh (H.Vĩnh Thạnh) hơn 6 km và cách TP. Quy Nhơn khoảng 70 km. Mùa này, hàng chục cây trang rừng cổ thụ dọc suối Tà Má đang nở rộ với những chùm sắc vàng cam, phủ kín tán cây, tạo nên khung cảnh tuyệt đẹp giữa chốn núi rừng.

Năm 2021, dòng suối trong veo với hàng trang cổ thụ nở hoa được nhiều người phát hiện, tìm đến. Mỗi ngày có khoảng vài ngàn người tới tham quan suối Tà Má. Từ đó, suối Tà Má trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn vào mùa hoa trang nở, khoảng từ tháng 3 - 6. Các năm sau đó, hoa trang rừng nở ít hơn nhưng vẫn rất đông khách đến suối Tà Má, ngày thường khoảng 100 - 200 khách, ngày cuối tuần trên 1.000 - 1.500 người, các ngày lễ càng đông hơn. ẢNH: DŨNG NHÂN

Mê mẩn cánh đồng rêu xanh tuyệt đẹp ở Ninh Thuận

Cánh đồng rêu xanh trên nền đá san hô trải dài khoảng 4 km dọc bờ biển Ninh Thuận tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt sắc khiến du khách mê mẩn không thể rời đi.

Cánh đồng rêu xanh biếc lúc bình minh - Ảnh: AN ANH

Những ngày này có hàng trăm du khách tìm về cánh đồng rêu xanh thôn Từ Thiện, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam (Ninh Thuận), nằm trên cung đường ven biển cách TP Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 10 km.