30 thg 3, 2022
Bí ẩn về tượng đá không đầu trong am cổ ở Hà Nội
Tại ngôi am thờ công chúa Mỵ Châu ở làng Cổ Loa, có một bức tượng đá kỳ lạ hình dạng người phụ nữ không có đầu đang ngồi xếp bằng, hai tay buông dọc xuống gối.
29 thg 3, 2022
Cây hoa bún đẹp lạ trên tháp Chăm cổ
Ngày cây hoa bún nở hoa rực rỡ cũng là thời điểm "chạm ngõ" mùa xuân theo lịch Chăm. Cộng đồng người Chăm lại tụ hội về đây vui Tết dưới gốc cây hoa bún, bên cạnh tòa tháp cổ hơn 700 tuổi.
Tháp Poklong GaRai được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 13 - đầu thế kỷ 14. Hiện di tích này tọa lạc trên đồi Trầu (phường Đô Vinh, TP Phan Rang- Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận). Đây không chỉ là kiến trúc được công nhận di tích quốc gia đặc biệt mà còn là biểu tượng tâm linh của cộng đồng người Chăm ở Ninh Thuận.
Bên cạnh tòa tháp chính của di tích này có một cây hoa bún (người địa phương gọi là hoa bướm) rất đẹp. Giữa nền sân đất, bao quanh là những tòa tháp Chăm cổ kính, cây hoa bún nở rực rỡ rất được du khách yêu thích.
Tháp Poklong GaRai được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 13 - đầu thế kỷ 14. Hiện di tích này tọa lạc trên đồi Trầu (phường Đô Vinh, TP Phan Rang- Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận). Đây không chỉ là kiến trúc được công nhận di tích quốc gia đặc biệt mà còn là biểu tượng tâm linh của cộng đồng người Chăm ở Ninh Thuận.
Bên cạnh tòa tháp chính của di tích này có một cây hoa bún (người địa phương gọi là hoa bướm) rất đẹp. Giữa nền sân đất, bao quanh là những tòa tháp Chăm cổ kính, cây hoa bún nở rực rỡ rất được du khách yêu thích.
Cá kèo nướng ống sậy dân dã của người miền Tây
Cá kèo nướng ống sậy có mùi thơm đặc trưng như đượm khói rơm rạ đồng quê, phần thịt không bị khô, mà mềm ngọt.
Cá kèo sống nhiều ở vùng nước lợ miền Tây, dáng nhỏ nhắn, thon dài chỉ khoảng một gang tay, thịt cá mềm ngọt và ít xương dăm. Khi chế biến, người miền Tây thường rửa sạch cá bằng muối và để nguyên con, không bỏ ruột vì mật, gan cá đăng đắng nhưng có vị béo. Cá tuy nhỏ, nhưng chế biến đủ kiểu, món nào cũng ngon: cá kèo nấu canh chua, nấu lẩu chua lá giang, kho rau răm, nấu cháo, làm khô hay nướng muối ớt, chiên giòn...
Video mới nhất của kênh ẩm thực miền Tây Khói Lam Chiều giới thiệu món cá kèo nướng ống sậy dân dã. Video thu hút hàng chục nghìn lượt xem, gợi nhớ thời khẩn hoang Nam Bộ. Mỹ Duyên, chủ kênh vlog, xắn tay xuống đồng nước lợ ở huyện Bình Đại, Bến Tre bắt cá kèo.
Cá kèo sống nhiều ở vùng nước lợ miền Tây, dáng nhỏ nhắn, thon dài chỉ khoảng một gang tay, thịt cá mềm ngọt và ít xương dăm. Khi chế biến, người miền Tây thường rửa sạch cá bằng muối và để nguyên con, không bỏ ruột vì mật, gan cá đăng đắng nhưng có vị béo. Cá tuy nhỏ, nhưng chế biến đủ kiểu, món nào cũng ngon: cá kèo nấu canh chua, nấu lẩu chua lá giang, kho rau răm, nấu cháo, làm khô hay nướng muối ớt, chiên giòn...
Video mới nhất của kênh ẩm thực miền Tây Khói Lam Chiều giới thiệu món cá kèo nướng ống sậy dân dã. Video thu hút hàng chục nghìn lượt xem, gợi nhớ thời khẩn hoang Nam Bộ. Mỹ Duyên, chủ kênh vlog, xắn tay xuống đồng nước lợ ở huyện Bình Đại, Bến Tre bắt cá kèo.
Núi thiêng Thần Đinh
Du khách mất khoảng 40 phút leo 1.260 bậc đá để lên điểm du lịch tâm linh núi Thần Đinh nổi tiếng.
Núi Thần Đinh cao hơn 300 m so với mực nước biển, nằm ở xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh. Đây là điểm du lịch tâm linh thu hút đông khách đến cầu an, vãn cảnh.
Ngọn núi mang nhiều huyền tích về một cõi tâm linh, từng được người xưa coi là "chốn đa Phật". Trên núi còn nhiều dấu tích của ngôi chùa Non (hay còn gọi chùa Kim Phong) bị phá hủy qua thời gian và chiến tranh, nay chỉ còn là đống gạch đá đổ nát, các miếu thờ, cổng... Sau khi thắp hương cầu nguyện, du khách có thể hít hà bầu không khí trong lành chốn núi non.
Núi Thần Đinh cao hơn 300 m so với mực nước biển, nằm ở xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh. Đây là điểm du lịch tâm linh thu hút đông khách đến cầu an, vãn cảnh.
Khung cảnh hồ Rào Đá nhìn từ núi Thần Đinh. Ảnh: Hoàng Táo
Ngọn núi mang nhiều huyền tích về một cõi tâm linh, từng được người xưa coi là "chốn đa Phật". Trên núi còn nhiều dấu tích của ngôi chùa Non (hay còn gọi chùa Kim Phong) bị phá hủy qua thời gian và chiến tranh, nay chỉ còn là đống gạch đá đổ nát, các miếu thờ, cổng... Sau khi thắp hương cầu nguyện, du khách có thể hít hà bầu không khí trong lành chốn núi non.
Bánh trôi tàu phố cổ Hà Nội
Thưởng thức bát bánh trôi tàu nhân đậu xanh nóng hổi, thơm lừng cùng vị ngọt dịu pha chút cay nồng của nước đường và gừng là một trải nghiệm khó quên của người dân cũng như du khách khi đến Hà Nội.
Bánh trôi tàu là loại bánh được làm bằng bột gạo nếp cùng hai loại nhân phổ biến là đậu xanh và vừng đen, ăn cùng nước đường mía nấu cùng gừng đun nóng và dừa nạo. Bánh trôi tàu hấp dẫn thực khách nhờ lớp vỏ bánh mềm mượt bên ngoài mà dẻo dai bên trong, phần nhân mềm mại bùi bùi và nước đường thanh thanh thơm mùi gừng. Ăn miếng nào vị cay ngọt của gừng đọng lại miếng đó. Cái vị cay ngọt ấy đã thấm vào cuống lưỡi, cổ họng, làm ấm cơ thể và xua tan cái lạnh của Hà nội.
Bánh trôi tàu là loại bánh được làm bằng bột gạo nếp cùng hai loại nhân phổ biến là đậu xanh và vừng đen, ăn cùng nước đường mía nấu cùng gừng đun nóng và dừa nạo. Bánh trôi tàu hấp dẫn thực khách nhờ lớp vỏ bánh mềm mượt bên ngoài mà dẻo dai bên trong, phần nhân mềm mại bùi bùi và nước đường thanh thanh thơm mùi gừng. Ăn miếng nào vị cay ngọt của gừng đọng lại miếng đó. Cái vị cay ngọt ấy đã thấm vào cuống lưỡi, cổ họng, làm ấm cơ thể và xua tan cái lạnh của Hà nội.
Núi Chúa – Khu dự trữ sinh quyển mới của thế giới
Sự đặc biệt của khu dự trữ sinh quyển 3 trong 1
Khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa thuộc Vườn Quốc gia Núi Chúa, có tổng diện tích hơn 106.646 ha (vùng lõi khoảng hơn 16.400 ha), nằm trên địa bàn hai huyện Ninh Hải và Thuận Bắc, cách thành phố Phan Rang – Tháp Chàm của tỉnh Ninh Thuận khoảng 30km về hướng Đông Bắc.
Lễ hội Mừng lúa mới của đồng bào Cơ Ho Srê
Lễ Nhô Lir bông (Mừng lúa mới ) của người Cơ Ho Srê tại huyện Di Linh, Lâm Đồng là một trong những lễ hội lớn, đặc sắc nhất của người Cơ Ho Srê. Là nhóm có dân số lớn nhất, nhóm Cơ Ho Srê sinh sống chủ yếu bằng canh tác lúa nước ở cao nguyên Di Linh. Mới đây người Cơ Ho Srê đã tái hiện những nét đặc trưng nhất của Lễ hội Nhô Lir bông tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam ở Hà Nội.
Là những cư dân đã sinh sống lâu đời trên vùng đất Nam Tây Nguyên, đồng bào dân tộc Cơ Ho luôn tự hào về truyền thống văn hóa rất phong phú, đa dạng và giàu bản sắc của dân tộc mình. Sự phong phú, đa dạng ấy được thể hiện qua mọi khía cạnh của đời sống, từ những làn điệu cồng chiêng, những khúc hát dân ca cho đến trang phục truyền thống và thể hiện rõ nét nhất trong những lễ hội dân gian độc đáo, khác lạ.
Là những cư dân đã sinh sống lâu đời trên vùng đất Nam Tây Nguyên, đồng bào dân tộc Cơ Ho luôn tự hào về truyền thống văn hóa rất phong phú, đa dạng và giàu bản sắc của dân tộc mình. Sự phong phú, đa dạng ấy được thể hiện qua mọi khía cạnh của đời sống, từ những làn điệu cồng chiêng, những khúc hát dân ca cho đến trang phục truyền thống và thể hiện rõ nét nhất trong những lễ hội dân gian độc đáo, khác lạ.
Sống dậy ký ức vàng son của nền văn hóa Óc Eo trong vương quốc Phù Nam
Những phát hiện khảo cổ học mới đây, trong đó có 2 di vật được công nhận bảo vật quốc gia, đã làm sống dậy ký ức vàng son của nền văn hóa Óc Eo thuộc vương quốc Phù Nam từng phát triển rực rỡ trước khi bị hủy diệt vào thế kỷ 7.
26 thg 3, 2022
Thơm ngon món cá đù một nắng
Vào miền Nam sinh sống đã hơn 20 năm, mỗi lần nhớ quê, nhớ nghề chài lưới trên sông nước ở xã Bình Dương (Bình Sơn), mẹ chồng tôi lại làm món cá đù một nắng. Bởi lẽ, món cá này đã gắn bó với ông bà một thuở nghèo khó.
Mẹ tôi thường kể, ngày trước cá đù rẻ như cho chứ đâu có giá cả trăm nghìn đồng mỗi ký như bây giờ. Vậy nên, mỗi lần thâu lưới mà thấy cá đù là ba mẹ xác định bán đổ bán tháo được bao nhiêu thì được, còn lại mang về phơi rồi cất ăn dần.
Những con cá đù còn tươi, óng ánh sắc bạc mà các cậu, các dì ở quê gửi vào Nam cho mẹ, được mẹ tỉ mỉ cạo sạch vảy, làm sạch ruột, lọc bỏ xương rồi rửa sạch, để ráo. Sau khi sơ chế, mẹ giã sẵn một chén muối ớt rồi tẩm ướp thật đều lên hai mặt của con cá đù. Cá tẩm ướp xong gia vị, được mẹ xếp đều lên những chiếc mâm rồi mang đi phơi nắng. Dưới cái nắng chói chang ở vùng đất phương Nam, mẹ chỉ cần trở 1 - 2 lần trong khoảng 7 - 8 giờ đồng hồ là cá đã se đều hai mặt.
Mẹ tôi thường kể, ngày trước cá đù rẻ như cho chứ đâu có giá cả trăm nghìn đồng mỗi ký như bây giờ. Vậy nên, mỗi lần thâu lưới mà thấy cá đù là ba mẹ xác định bán đổ bán tháo được bao nhiêu thì được, còn lại mang về phơi rồi cất ăn dần.
Những con cá đù còn tươi, óng ánh sắc bạc mà các cậu, các dì ở quê gửi vào Nam cho mẹ, được mẹ tỉ mỉ cạo sạch vảy, làm sạch ruột, lọc bỏ xương rồi rửa sạch, để ráo. Sau khi sơ chế, mẹ giã sẵn một chén muối ớt rồi tẩm ướp thật đều lên hai mặt của con cá đù. Cá tẩm ướp xong gia vị, được mẹ xếp đều lên những chiếc mâm rồi mang đi phơi nắng. Dưới cái nắng chói chang ở vùng đất phương Nam, mẹ chỉ cần trở 1 - 2 lần trong khoảng 7 - 8 giờ đồng hồ là cá đã se đều hai mặt.
Dân dã rau chuối chát non
Rau chuối chát non thường được ăn kèm với các món ăn đặc trưng của xứ Quảng như mì Quảng, gỏi cá trích... Chẳng phải loại rau đắt tiền, ấy vậy mà chuối chát non lại hấp dẫn nhiều người bởi hương vị đặc trưng.
Bạn tôi ở miền Nam ghé nhà tôi thăm chơi và thưởng thức các món ăn đặc trưng của xứ Quảng. Cô bạn trầm trồ bảo, Quảng Ngãi có nhiều món ăn ngon từ những loại rau mà ít ai để ý. Chẳng hạn như món gỏi lạ miệng làm từ cây xương rồng xứ cát, món rau xào tỏi từ lá mì non, rồi đến mớ rau sống "cây nhà lá vườn", mà loại rau chủ đạo là thân cây chuối chát non...
Bạn tôi ở miền Nam ghé nhà tôi thăm chơi và thưởng thức các món ăn đặc trưng của xứ Quảng. Cô bạn trầm trồ bảo, Quảng Ngãi có nhiều món ăn ngon từ những loại rau mà ít ai để ý. Chẳng hạn như món gỏi lạ miệng làm từ cây xương rồng xứ cát, món rau xào tỏi từ lá mì non, rồi đến mớ rau sống "cây nhà lá vườn", mà loại rau chủ đạo là thân cây chuối chát non...
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)