4 thg 8, 2020

Vườn trái cây sinh thái Hai Thủy ở Châu Thành – Đồng Tháp

Vườn trái cây sinh thái Hai Thủy tọa lạc ở ấp Tân Thạnh, xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp. Vườn nằm cạnh bờ sông Sa Đéc nên đất đai phù sa màu mỡ, cây trái xanh tươi trù phú, không khí trong lành quanh năm là địa điểm du lịch Đồng Tháp lý tưởng cho du khách gần xa đến tham quan, nghỉ ngơi.


Vườn trái cây Hai Thủy có diện tích trên 10.000  m2 trồng nhiều loại cây ăn trái như: Nhãn, xoài, sầu riêng và mận. Đến đây chúng ta sẽ được nghĩ dưỡng với khung cảnh hữu tình, tha hồ thưởng thức các loại trái cây và các món ăn mộc mạc dân dã.

Cù lao Tân Thuận Đông – Cao Lãnh – Đồng Tháp

Cù Lao Tân Thuận Đông có diện tích trên 1.627 hec ta, gồm 02 cồn nổi là cồn chày và cồn Đông Định hay còn gọi cồn Lân. Nơi đây có không khí trong lành, cảnh quan đẹp, sở hữu nhiều loại cây ăn trái đặc sản là địa điểm du lịch Đồng Tháp lý tưởng dành cho những ai muốn tìm hiểu về vùng đất vùng đất Sen Hồng. Đến với cù lao Tân Thuận Đông là về với sông nước miệt vườn thơ mộng nơi tách biệt với đất liền.

Cù lao Tân Thuận Đông trên bản đồ

Làng du lịch Tân Thuận Đông được thành lập và đón khách vào cuối tháng 12/2016, thuộc xã cù lao Tân Thuận Đông, thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp, nằm cách trung tâm thành phố Cao Lãnh hơn 4km.

3 thg 8, 2020

Lên xứ hoa đào, đi cà phê ôm... chó 'quý tộc'

Vào thập niên 50, nhạc sĩ Hoàng Nguyên viết trong nhạc phẩm “Ai lên xứ hoa đào” những lời mời gọi: “Dừng chân bên hồ nghe chiều rơi, đừng quên bước lần theo đường hoa...” Bây giờ, du khách đến đây đừng quên ngắm và ôm... chó cưng.

Khách tha hồ ôm chó tại Ôm - Cafe Thú Cưng. ẢNH: QUANG VIÊN 

Đà Lạt (Lâm Đồng) có những nông trại chó cảnh “hớp hồn” du khách. Dường như cũng chưa tỉnh thành nào có quán cà phê cún dày đặc như thành phố ngàn hoa này. Theo tôi, "vương quốc" của các giống chó cảnh có “gia phả” ở các quốc gia châu Âu, Mỹ, Nhật Bản... là đây.

Chuyến phà chiều về cù lao trên sông Tiền

Đi từ trung tâm TP Cao Lãnh vài km về phía tây, bạn sẽ chạm vào một vùng xanh mát đượm chất miệt thứ bình yên.

Từ bến Hòa An, con phà nhỏ đưa người địa phương và khách du lịch rời đất liền phía thành phố Cao Lãnh qua cù lao Tân Thuận Đông. Cùng bến đò An Nhơn, đây là hai đầu mối giao thông giúp hơn 12.000 nhân khẩu sống trên cù lao qua sông mưu sinh, học hành. 

Xã Tân Thuận Đông nằm giữa sông Tiền, gồm cồn Lân và cồn Chày, tổng diện tích hơn 1.600 ha. Nơi đây tổ chức đón khách bài bản từ cuối năm 2016 khi làng du lịch chính thức được thành lập với đặc sản trời cho là không khí trong lành, sông nước hữu tình, trái cây ngon ngọt. 

2 thg 8, 2020

Hành trình lên biên giới

Minh Nguyệt Cư Sĩ Lâm

Trong một dịp dạo chợ đêm Cần Thơ, tui tình cờ thấy một tòa nhà lớn, có kiến trúc khá lạ: hơi cổ và mang dáng vẻ Trung Hoa. Bảng tên trên tòa nhà ghi là Minh Nguyệt Cư Sĩ Lâm, và phía trên bảng tên ấy là dòng chữ Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Vậy đây là một ngôi chùa Phật giáo? Rất lạ, vì nhìn đây không hề giống một ngôi chùa. Vì đang bận... đi chợ đêm, nên tui chỉ chụp vội một tấm hình để ghi nhớ, như dưới đây.


Ngay cả cái tên chùa cũng lạ, Minh Nguyệt Cư Sĩ Lâm, không phải thiền viện, tịnh xá, tu viện... như thường thấy. Tui có dự định tìm hiểu, nhưng rồi... quên luôn.

Nhà báo người Nghệ An từng làm thư ký cho cụ Phan và cụ Huỳnh

Ở Nghệ An thời thuộc Pháp có một người vừa là ông chủ, vừa là chủ bút một tờ báo. Ông chủ báo trẻ tuổi đó đã từng là thư ký cho cụ Phan Bội Châu và sau đó là Thư ký tòa soạn cho cụ Huỳnh Thúc Kháng ở báo Tiếng Dân. Đó là Vương Đình Quang, bút hiệu Quan Chi. 

1. Thư ký cho cụ Phan Bội Châu


Vương Đình Quang sinh năm 1908, trong một gia đình danh gia vọng tộc, ở xã Vân Diên, huyện Nam Đàn, Nghệ An. Cha ông là tiến sĩ đình nguyên Vương Hữu Phu (1880- 1941), từng làm quan đến chức Thừa chỉ hậu bổ, Trước tác xung Cơ mật viện. Nhưng cha ông từ chức sau 10 năm “lạc” vào chốn quan trường. 

Hàng Rào Xương Rồng tuyệt đẹp ở Sóc Trăng

Hàng rào xương rồng nằm tại khóm 3, phường 2, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng, thuộc sở hữu của gia đình cụ Thôn. Hàng xương rồng này được ông Thôn trồng như một bức tường bảo vệ tự nhiên cho ngôi nhà. Được trồng từ cách đây 15 năm nhưng phải đến năm 2018, hàng rào mới bất ngờ nở hoa trắng, thu hút nhiều người đến tham quan chụp ảnh. Từ đó đến nay, cứ đến tầm giữa tháng 5, những người yêu hoa và du khách khắp nơi lại chờ đón đến ngày hàng rào xương rồng trổ bông.


Không giống những khóm xương rồng bình thường đều có kích thước nhỏ, chưa tới một mét thì hàng rào hoa này cao quá đầu người, lên tới hơn 2 mét, chạy dài theo ngôi nhà, nhìn từ xa đã thu hút sự chú ý. Đây chính là background không thể tuyệt vời hơn cho những bức ảnh nghìn like.

Đền thờ ông bà Đỗ Công Tường – Cao Lãnh – Đồng Tháp

Đền thờ và mộ ông bà Đỗ Công Tường rất cổ kính, trang nghiêm tọa lạc trên đường Lê Lợi, phường 2, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Đền thờ chủ chợ Cao Lãnh nổi tiếng linh thiêng khắp vùng. Đặc biệt là với giới kinh doanh làm ăn buôn bán nên đã trở thành địa điểm du lịch tâm linh thu hút đông đảo người dân khắp nơi về đây tham quan chiêm bái.

Đền thờ và mộ ông bà Đỗ Công Tường

Đền thờ ông bà Đỗ Công Tường hay Miếu ông bà chủ Chợ là di tích lịch sử văn hóa, thể hiện tín ngưỡng của nhân dân đối với vị tiền bối đã có công khai phá, tạo dựng làng mạc và hình thành nên địa danh Cao Lãnh của tỉnh Đồng Tháp ngày nay.

Vãn cảnh Chùa Ông Mẹt – Trà Vinh

Chùa Ông Mẹt hội tụ phong cách đặc sắc của nền văn hóa khmer, một biểu tượng của hệ phái Nam Tông Khmer Nam Bộ trên tiến trình lịch sử phật giáo vùng. Ở đất thiêng Trà Vinh, nơi tập trung số lượng chùa Nam Tông Khmer, ba cổ tự và cũng là đại tự: chùa Âng, chùa Hang và chùa ông Mẹt, trong đó chùa ông Mẹt được các tư liệu sử ghi nhận cổ nhất, có sớm hơn chùa Âng mấy trăm năm.

Toàn cảnh chùa ông Mẹt – Ảnh: daihocsi

Chùa Ông Mẹt tọa lạc trên đường Lê Lợi, thuộc Phường 1, ngay trung tâm thành phố Trà Vinh. Tên gọi theo Phạn ngữ của ngôi chùa này là Bodhisàlaraja, người Khmer vẫn quen gọi là Wat Kompong, dịch nghĩa là Chùa Bến.