19 thg 7, 2020

Biển nhân tạo – Khu du lịch Nhà Mát – Bạc Liêu

Du lịch Bạc Liêu nhiều người nghĩ ngay đến quê hương của nghệ thuật đờn ca tài tử, hay những giai thoại về Công tử Bạc Liêu, cánh đồng điện gió hoặc những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng như Quán âm Phật Đài, nhà thờ Tắc Sậy… Tuy nhiên, một trong những điểm đến thú vị mà nhiều người nhắc đến khi ghé thăm Bạc Liêu vào mùa hè này, đó chính là Khu Du lịch Nhà Mát. 

Khu du lịch Nhà Mát tọa lạc phường Nhà Mát, TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu cách trung tâm thành phố Bạc Liêu khoảng 7km. Với bãi biển nhân tạo lớn quy mô hoành tráng, hiện đại, nhiều trò chơi thú vị như tàu lượn trên không, đi xe điện đụng … thực sự là địa điểm tránh nóng lý tưởng cho du khách.

Muốn đến Khu du lịch Nhà Mát, từ TP HCM bạn đi theo cung đường QL1A tới địa phận tỉnh Bạc Liêu -> khi tới vòng xuyến có tượng đài Chiến Thắng ở Bạc Liêu thì đi thẳng về đường Trần Phú -> qua cầu Võ Thị Sáu – Ninh Bình -> Cao Văn Lầu tới gần biển sẽ thấy khu du lịch Nhà Mát. 


Cổng vào 

Vẻ đẹp cánh đồng muối Bạc Liêu

Bạc Liêu được xem là thủ phủ của cánh đồng muối ăn của Việt Nam, bởi đây là một trong những địa phương có diện tích sản xuất muối lớn nhất cả nước. Bạc Liêu có 2 địa phương làm muối nổi tiếng là huyện Hòa Bình và huyện Đông Hải. Với lịch sử hơn 100 năm hình thành và phát triển, diêm dân ở Bạc Liêu đã tích lũy những kỹ năng thực hành và truyền nghề làm muối độc đáo, riêng có.

Nghề làm muối nhọc nhằn, phụ thuộc nhiều vào thời tiết, khi trời nắng nhiều thì diêm dân trúng mùa, còn nếu bất chợt mưa dông đổ xuống khi muối chưa đủ độ mặn để cạo thì coi như công sức đổ xuống sông, xuống biển. Theo bà con diêm dân, mùa làm muối ở đây thường được bắt đầu từ khoảng tháng 11 năm trước đến tháng 3 âm lịch năm sau.

18 thg 7, 2020

Khám phá cung đường ven biển tuyệt đẹp ở Hà Tĩnh

Cung đường Thịnh Lộc (Lộc Hà) - Cương Gián (Nghi Xuân) 2020 thuộc Dự án nâng cấp tuyến đường ven biển Xuân Hội - Thạch Khê - Vũng Áng vừa được thông tuyến đầu năm được nhiều người đánh giá là một trong những tuyến đường đẹp ở Hà Tĩnh.

Dự án nâng cấp tuyến đường ven biển Xuân Hội - Thạch Khê - Vũng Áng (đoạn Xuân Trường - thị trấn Lộc Hà) chạy qua 11 xã của 2 huyện Nghi Xuân và Lộc Hà có tổng chiều dài 32,68 km, được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng với tổng mức đầu tư 545,988 tỷ đồng. Công trình được khởi công xây dựng vào tháng 5/2018, dự kiến hoàn thành và chính thức đưa vào sử dụng vào tháng 6/2020.

Cung đường là đoạn nối từ điểm cuối xã Thịnh Lộc (Lộc Hà)...

Bồi hồi tưởng nhớ Chiêu Trưng…

Không biết tự bao giờ, mỗi dịp gần đến tháng 5 (âm lịch) người dân Thạch Hà, Lộc Hà (Hà Tĩnh) dù đi xa hay ở quê nhà đều bồi hồi mong chờ lễ hội đền Lê Khôi.

Đền thờ danh tướng Lê Khôi tại núi Nam Giới (Thạch Hải, Thạch Hà). Ảnh: Tư liệu

Tượng đài trong lòng dân

Lê Khôi (? – 1446) quê ở huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa), là con trai của Lê Trừ, anh trai Lê Lợi. Ông là một trong những vị tướng kiêu hùng nhất của đội quân Lam Sơn đánh tan quân Minh giành lại độc lập dân tộc.

Làng rèn ở Hà Tĩnh “rực lửa” trong những ngày nắng nóng

Mặc dù nắng nóng gay gắt nhưng những người làm nghề rèn ở phường Trung Lương (TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) vẫn hăng say lao động bên lò lửa rực đỏ…

Nghề rèn ở phường Trung Lương, TX Hồng Lĩnh nổi tiếng từ bao đời nay, nhưng hiện toàn phường chỉ còn 110 hộ theo nghề.

Thất Sơn (Bảy Núi) – báu vật đồng bằng sông Cửu Long

An Giang thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích 3.536,68 km2, dân số gần 2,2 triệu người, là một vùng châu thổ trù phú hiếm có của hạ lưu vực sông MêKông, chiếm phần lớn trong vùng Tứ giác Long Xuyên. Thiên nhiên đã tạo cho vùng châu thổ này những tiềm năng vô giá thuộc loại nhất khu vực và thế giới; nổi bật nhất là: đất đai phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào – sinh thái ngập nước, khí hậu ôn hòa quanh năm; là trung tâm của nền văn hóa Óc Eo; và đặc biệt không chỉ có thế mạnh về lúa nước và cá nước ngọt mà còn là tỉnh duy nhất ở đồng bằng có nhiều núi.


Bảy Núi – Thất Sơn hùng tráng là vùng bán sơn địa nằm giữa vùng đồng bằng bằng phẳng, bao la của vùng cực Tây đồng bằng sông Cửu Long giáp Campuchia, trải dài trong phạm vi các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, thành phố Châu Đốc và huyện Thoại Sơn của tỉnh An Giang; tiểu vùng này gọi là vùng Bảy Núi, hay cũng gọi là Thất Sơn; tổng diện tích của 04 đơn vị trên chiếm 42% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, nhưng dân số trong vùng chỉ chiếm 25% dân số toàn tỉnh. Điểm quan trọng ở đây là vị trí địa kinh tế du lịch – thương mại qua biên giới và vị trí địa chính trị của nó – đây cũng là đặc trưng của vùng Tứ giác Long Xuyên ở đồng bằng sông Cửu Long (giữa đồng bằng rộng lớn lại có núi rừng) có một không hai trên thế giới. 

Khám phá Khu Du lịch Sinh Thái Sông Trẹm – Cà Mau

Khu Du lịch sinh thái Sông Trẹm, thuộc Ấp 17, xã Khánh Thuận, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. Cách trung tâm huyện U Minh khoảng 20 km, từ thành phố Cà Mau, du khách đi xe khoảng 50 km hướng đường Xuyên Á đến xã Biển Bạch (huyện Thới Bình), rẽ trái qua cầu Sông Trẹm và từ đây, du khách đi thêm khoảng 5km nữa là sẽ tới Khu Du lịch sinh thái Sông Trẹm.

Bảng chỉ dẫn

Vườn dâu Cái Tàu Cà Mau – Xứ sở của loài dâu

Vườn dâu Cái Tàu thuộc xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, cách trung tâm thành phố Cà Mau khoảng 30 km về phía Tây, tiếp giáp với rừng U Minh Hạ và dọc theo tuyến sông Cái Tàu. Vườn dâu này tồn tại và phát triển hàng trăm năm qua còn lưu giữ nhiều những cây dâu cổ thụ mang dấu ấn thời gian của vùng đất phương Nam xưa.

16 thg 7, 2020

Đến Kê Gà ngắm hải đăng hoàng hôn và …."đi bộ" trên biển

Nếu may mắn đặt chân đến đảo Kê Gà, Bình Thuận vào đúng thời điểm, du khách sẽ có thể khám phá một “bí mật” của tự nhiên mỗi năm chỉ có vài lần tại đây. 

Chỉ cần gõ chữ “Đảo Kê Gà”, chưa đầy 1 giây sẽ cho ra hơn 3,5 triệu kết quả. Điều đó cho thấy sức hút của hòn đảo nhỏ rộng chừng 3ha lớn đến thế nào…

Cách bờ vỏn vẹn chưa đầy 500m, việc di chuyển ra đảo tương đối dễ dàng. Trước đây, người ta thường đến đảo Kê Gà bằng thuyền thúng hoặc thuyền đánh cá của ngư dân. Sau này, khi du lịch phát triển hơn, người dân đã trang bị ca nô để đưa đón khách qua đảo. Chỉ vài phút là có thể đặt chân lên đảo. 

Mũi Kê Gà thuộc xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận được xem là hòn đảo đẹp nhất ở tỉnh này nhờ hình dạng và vị trí địa lý độc đáo. 

Làng nghề ươm keo lai Hòa Hải

Nghề ươm cây keo lai đã giúp cho sự phát triển kinh tế của thôn miền núi Hòa Hải (xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) ngày càng đi lên, đời sống của người dân nơi đây khấm khá hơn so với những năm trước đây.

Quy trình trồng và chăm sóc khép kín
Có dịp về thăm thôn miền núi Hòa Hải vào những ngày này, chúng tôi thấy hai bên QL14G bạt ngàn những cánh rừng trồng và những vườn ươm cây keo lai giống. Trao đổi với chúng tôi, ông Võ Sơn, trưởng thôn kiêm Bí thư Chi bộ thôn Hòa Hải cho hay, hiện nay, toàn thôn có trên 120 hộ dân với khoảng 500 nhân khẩu đều làm giàu chính đáng đó là nghề ươm cây keo lai.

Chị Nguyễn Thị Năm đang chăm sóc vườn ươm.