Các lò hủ tiếu truyền thống ở Cần Thơ có đã lâu rồi, tập trung nhiều ở Cái Răng, bên rạch Rau Răm, trong đó nơi được nhiều du khách biết đến nhất là lò Pizza hủ tiếu Sáu Hoài.
Ban đầu thì nơi đây cũng là lò hủ tiếu như những nơi khác thôi (không có chữ pizza). Chủ cơ sở là ông Huỳnh Hữu Hoài, 61 tuổi, cho biết là gia đình ông bắt đầu làm hủ tiếu từ năm 1976, đến nay được hơn 40 năm. Cơ duyên mở ra khi người con trai lớn của ông là Huỳnh Hữu Diệp lên TPHCM vừa học đại học vừa học nấu bếp ban đêm, khi về quê đã vận dụng kiến thức chế biến các món ăn mới lạ từ hủ tiếu. Món hủ tiếu giòn được khách nước ngoài thích thú đặt tên là “Pizza” hủ tiếu. Chính món ăn lạ này đã thu hút du khách đến để thưởng thức. Vốn tốt nghiệp đại học ngành kinh doanh, anh Huỳnh Hữu Diệp nhanh chóng biến lò hủ tiếu của gia đình mình thành một điểm du lịch đa dạng (từ năm 2013): vừa là du lịch ẩm thực (được ăn các món hủ tiếu đặc biệt), vừa là tham quan làng nghề (được trực tiếp tham gia vài công đoạn trong quy trình sản xuất sợi hủ tiếu), vừa là du lịch sinh thái (tham quan vườn cây ăn trái bên sông nước hữu tình), lại là điểm mua sắm quà lưu niệm nữa.
15 thg 8, 2018
Anh hùng dân tộc Thủ khoa Huân
Thủ Khoa Huân tên thật là Nguyễn Hữu Huân. Sinh năm 1830 tại làng Tịnh Hà, huyện Kiến Hưng, tỉnh Định Tường. Nay là xã Mỹ Tịnh An, huyện Chợ Gạo tỉnh Tiền Giang.
Thủ Khoa Huân tên thật là Nguyễn Hữu Huân. Sinh năm 1830 tại làng Tịnh Hà, huyện Kiến Hưng, tỉnh Định Tường. Nay là xã Mỹ Tịnh An, huyện Chợ Gạo tỉnh Tiền Giang. Con ông Nguyễn Hữu Cẩm một nông dân khá giả trong vùng. Thuở nhỏ ông nổi tiếng thông minh, khẳng khái, học rất giỏi và rất chăm chỉ học tập. Năm 1852 (dưới triều vua Tự Đức), ông dự thi hương tại Gia Định, đậu thủ khoa (đứng đầu cử nhân). Sau đó ông được làm giáo thọ tức đốc học ở huyện Kiến Hưng tỉnh Định Tường.
Đền thờ Thủ Khoa Huân - Khu mộ Thủ Khoa Huân
Thủ Khoa Huân tên thật là Nguyễn Hữu Huân. Sinh năm 1830 tại làng Tịnh Hà, huyện Kiến Hưng, tỉnh Định Tường. Nay là xã Mỹ Tịnh An, huyện Chợ Gạo tỉnh Tiền Giang. Con ông Nguyễn Hữu Cẩm một nông dân khá giả trong vùng. Thuở nhỏ ông nổi tiếng thông minh, khẳng khái, học rất giỏi và rất chăm chỉ học tập. Năm 1852 (dưới triều vua Tự Đức), ông dự thi hương tại Gia Định, đậu thủ khoa (đứng đầu cử nhân). Sau đó ông được làm giáo thọ tức đốc học ở huyện Kiến Hưng tỉnh Định Tường.
Lăng mộ Hoàng gia
Lăng Hoàng gia được xây dựng năm 1926, gồm lăng mộ và đền thờ ông Phạm Đăng Hưng.
Lăng Hoàng gia được xây dựng năm 1926, gồm lăng mộ và đền thờ ông Phạm Đăng Hưng, là ông ngoại Vua Tự Đức, thân sinh bà Thái hậu Từ Dụ (Từ Dũ), vợ vua Thiệu Trị, lăng nằm cách trung tâm thị xã khoảng 2km.
Vào cuối thế kỷ thứ XVI ông Phạm Đăng Long (cha ông Phạm Đăng Hưng) theo cha vào vùng Gò Công, là người giỏi Nho học, tinh thông phong thủy, địa lý của Lão học, đi nhiều nơi tìm thế đất tốt để định cư, mong con cháu phát tích. Lúc ông đến Gò Rùa (Sơn Qui), thấy thế đất rất đẹp nhưng toàn vùng Gò Công lúc bấy giờ không có chỗ nào đào được giếng có nước ngọt. Sau đó ông phát hiện ra mạch nước ngầm ở Gò Sơn Qui. nên quy tập mồ mả 3 đời về đây và xây nhà ở gò đất này.
Cổng vào Lăng Hoàng gia Đền thờ ông Phạm Đăng Hưng
Lăng Hoàng gia được xây dựng năm 1926, gồm lăng mộ và đền thờ ông Phạm Đăng Hưng, là ông ngoại Vua Tự Đức, thân sinh bà Thái hậu Từ Dụ (Từ Dũ), vợ vua Thiệu Trị, lăng nằm cách trung tâm thị xã khoảng 2km.
Vào cuối thế kỷ thứ XVI ông Phạm Đăng Long (cha ông Phạm Đăng Hưng) theo cha vào vùng Gò Công, là người giỏi Nho học, tinh thông phong thủy, địa lý của Lão học, đi nhiều nơi tìm thế đất tốt để định cư, mong con cháu phát tích. Lúc ông đến Gò Rùa (Sơn Qui), thấy thế đất rất đẹp nhưng toàn vùng Gò Công lúc bấy giờ không có chỗ nào đào được giếng có nước ngọt. Sau đó ông phát hiện ra mạch nước ngầm ở Gò Sơn Qui. nên quy tập mồ mả 3 đời về đây và xây nhà ở gò đất này.
Anh hùng dân tộc Trương Định
Di tích lăng mộ và đền thờ AHDT Trương Định.
Trương Định (Trương Công Định) sinh năm 1820, người xã Tư Cung, huyện Bình Sơn, nay thuộc huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Trương Định là con của quan Thuỷ Vệ Uý Trương Cầm, tỉnh Gia Định. Năm 1844 Trương Định theo cha vào Nam và cưới vợ là bà Lê Thị Thưởng con một nhà hào phú ở làng Tân Phước, huyện Tân Hoà, khi cha mất Trương Định ở luôn quê vợ Tân Hoà.
Năm 1854, hưởng ứng chính sách khẩn hoang của triều đình Huế do Nguyễn Tri Phương thi hành, ông đem hết tài sản đi chiêu mộ dân nghèo vùng Quảng Nam - Quảng Ngãi vào khai hoang lập đồn điền ở Gia Thuận, thuộc huyện Gò Công Đông ngày nay và được bổ chức Phó Quản Cơ của đồn điền. Trong thời gian khẩn hoang Trương Định đã gặp và cưới bà Trần Thị Sanh là anh em con cô con cậu với bà Từ Dũ Thái Hậu (mẹ vua Tự Đức).
Khu sinh thái có vườn thú hoang dã lớn nhất phía Bắc
Tại khu sinh thái Mường Thanh - Diễn Lâm, Nghệ An, du khách được trực tiếp cho hươu cao cổ ăn hay ngắm nhiều loài thú quý hiếm như hổ trắng, tê giác...
Khu sinh thái ở xóm Đồng Nông, xã Diễn Lâm, Diễn Châu, Nghệ An, có tổng diện tích 300 ha, là dự án của Tập đoàn khách sạn Mường Thanh. Đến đây, du khách sẽ được tham quan vườn thú hoang dã lớn nhất khu vực phía Bắc, Mường Thanh Safari Land. Đây là hạng mục được xây dựng đầu tiên nhằm góp phần bảo tồn động vật quý hiếm. Vườn thú chỉ nuôi dưỡng, bảo tồn, không mua bán, giết mổ các loài động vật.
Thú vui cà phê với vẹt ở Sài Gòn
Quán ở quận 2 nuôi hàng chục con vẹt đủ chủng loại, có con giá trị lên tới 5.000 USD.
Một quán cà phê trên đường Nguyễn Văn Hưởng (quận 2, TP HCM) được thiết kế kiểu sân vườn, chủ quán cho thả gần 40 con vẹt để khách tham quan, nô đùa với chúng.
Làng nghề truyền thống tủ thờ Gò Công
Nằm tại ấp Ông Non, xã Tân Trung (thị xã Gò Công - tỉnh Tiền Giang), cách thành phố Mỹ Tho 40km về hướng Đông và cách thành phố Hồ Chí Minh chừng 60km về hướng Đông Nam, làng đóng tủ thờ Gò Công là một làng nghề truyền thống hình thành từ hàng trăm năm khi dòng người từ phương Bắc lần bước vào phương Nam theo con đường trường chinh mở cõi. Sản phẩm tủ thờ Gò Công hiện diện trong đời sống tâm linh của cư dân Nam bộ như một hình ảnh gần gũi thân quen, trở thành nét văn hóa của một vùng đất mới đầy sinh động…
MANH NHA MỘT LÀNG NGHỀ
Mỗi khi nhắc đến vùng đất Gò Công, có lẽ hình ảnh gợi nhớ nhất trong tâm tưởng nhiều người là những chiếc tủ thờ, sản phẩm mang đậm nét văn hóa, thể hiện sự hiếu nghĩa trong thờ cúng tổ tiên của nhiều gia đình người Việt. Theo truyền tụng, vào khoảng giữa thế kỷ XIX, tại vùng đất Gò Công đã xuất hiện nhóm bốn anh em ông Vương Văn Non từ miền Bắc về đây lập nghiệp. Trong hành trang mang theo của các ông, đáng chú ý nhất là chiếc tủ thờ gia tiên kiểu hai trụ và vốn lận lưng là nghề thợ mộc. Cả bốn anh em ông Non đã phát triển nghề đóng tủ thờ và truyền nghề cho bà con quanh vùng.
MANH NHA MỘT LÀNG NGHỀ
Mỗi khi nhắc đến vùng đất Gò Công, có lẽ hình ảnh gợi nhớ nhất trong tâm tưởng nhiều người là những chiếc tủ thờ, sản phẩm mang đậm nét văn hóa, thể hiện sự hiếu nghĩa trong thờ cúng tổ tiên của nhiều gia đình người Việt. Theo truyền tụng, vào khoảng giữa thế kỷ XIX, tại vùng đất Gò Công đã xuất hiện nhóm bốn anh em ông Vương Văn Non từ miền Bắc về đây lập nghiệp. Trong hành trang mang theo của các ông, đáng chú ý nhất là chiếc tủ thờ gia tiên kiểu hai trụ và vốn lận lưng là nghề thợ mộc. Cả bốn anh em ông Non đã phát triển nghề đóng tủ thờ và truyền nghề cho bà con quanh vùng.
Làng nghề Tủ thờ Gò Công – Ảnh: nguồn tuthogocong.net
14 thg 8, 2018
Thánh Đường Hồi giáo gần 1 thế kỷ giữa Sài Gòn
Thánh đường Hồi giáo Jamia Al-Musulman tồn tại gần 1 thế kỷ giữa trung tâm Sài Gòn, là nơi các tín đồ đạo Hồi đến hành lễ.
Thánh đường Jamia Al-Musulman được xây dựng từ năm 1935, tọa lạc ở số 66, đường Đông Du, quận 1, TPHCM. Khuôn viên thánh đường có diện tích khoảng 2.000 m2, do cộng đồng người Ấn kiều quyên góp tiền xây dựng. Nơi đây trở thành địa điểm phục vụ nhu cầu tâm linh của những tín đồ Hồi giáo đến từ Nam Ấn Độ tại Sài Gòn.
Thánh đường mang phong cách kiến trúc đậm dấu ấn Hồi giáo vùng Nam Á với những chỏm cầu hình búp sen, vòm cuốn cửa nhọn đầu hình lá đề. Lối vào chính điện có gắn bảng ghi tên và năm xây dựng. Biểu tượng trăng lưỡi liềm và ngôi sao năm cánh của Hồi giáo hiện hữu trên nhiều họa tiết trang trí ở thánh đường. Trăng lưỡi liềm là biểu tượng cho Âm lịch Hồi giáo, ngôi sao là biểu tượng cho sự tuân theo ý Chúa.
Thánh đường Jamia Al-Musulman được xây dựng từ năm 1935, tọa lạc ở số 66, đường Đông Du, quận 1, TPHCM. Khuôn viên thánh đường có diện tích khoảng 2.000 m2, do cộng đồng người Ấn kiều quyên góp tiền xây dựng. Nơi đây trở thành địa điểm phục vụ nhu cầu tâm linh của những tín đồ Hồi giáo đến từ Nam Ấn Độ tại Sài Gòn.
Thánh đường mang phong cách kiến trúc đậm dấu ấn Hồi giáo vùng Nam Á với những chỏm cầu hình búp sen, vòm cuốn cửa nhọn đầu hình lá đề. Lối vào chính điện có gắn bảng ghi tên và năm xây dựng. Biểu tượng trăng lưỡi liềm và ngôi sao năm cánh của Hồi giáo hiện hữu trên nhiều họa tiết trang trí ở thánh đường. Trăng lưỡi liềm là biểu tượng cho Âm lịch Hồi giáo, ngôi sao là biểu tượng cho sự tuân theo ý Chúa.
Điều đặc biệt ở lăng mộ vị đại quan chết oanh liệt vì đất nước
Cái chết của Hoàng Hối Khanh vừa là một bi kịch cá nhân, vừa là bi kịch của cả một vương triều. Lăng mộ Hoàng Hối Khanh được nhà Nguyễn cho xây dựng vào năm 1845 như một sự tri ân những công lao của ông.
Nằm ở thôn Đại Giang, xã Trường Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, lăng mộ Hoàng Hối Khanh là nơi an nghỉ của một nhân vật lịch sử khá đặc biệt thời nhà Hồ.
Câu chuyện lịch sử đẫm máu của miếu Âm Hồn ở Huế
Năm 1895, khi người Pháp tiến hành quy hoạch đường phố Huế, nhiều nơi trong Kinh thành đã phát lộ điểm chôn cất với số lượng hài cốt lên đến hàng trăm. Hài cốt tập trung nhiều nhất ở rãnh cống khu vực hồ Phu Văn, vị trí miếu Âm Hồn ngày nay.
Nằm ở ngã tư đường Mai Thúc Loan - Lê Thánh Tông, phường Thuận Lộc, thành phố Huế, miếu Âm Hồn là di tích lịch sử gắn với một sự kiện lịch sử bi thảm của Kinh thành Huế.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)