Bánh ống Khmer được mua ở một gánh ven đường ở Sóc Trăng gần đây.
8 thg 8, 2018
Bánh ống Khmer - thức quà quê phum sóc
Khi còn nhỏ, sau giờ ngủ trưa là chị em bọn tôi lại ngóng các “me” (mẹ) Khmer gánh đôi quang gánh vừa đi vừa rao bằng thứ tiếng Việt lơ lớ pha âm điệu Khmer: “Bánh ố..ố..ống đê..ê…ê…”. Xin vội mẹ ít tiền, chúng tôi nhanh chóng chạy ra gọi bánh. Một phần vì không thích ăn bánh nguội, một phần vì thích được xem làm bánh ống nên tôi luôn đòi bánh nóng. Thế là me phải ngồi lại, lấy bột ra cho vào khuôn đổ mẻ bánh mới cho tôi.
6 thg 8, 2018
Xôi chiên phồng Đồng Nai
Bài viết sau đây của anh Bùi Thuận - một bậc đàn anh lão thành, đã sống ở Biên Hòa lâu năm - viết về Tân Hiệp quán và sự ra đời của món xôi chiên phồng Đồng Nai. Xin được phép đăng lại nơi đây để giới thiệu rõ nét hơn về quán ăn và món ăn đặc sắc này. Bài viết được giữ nguyên văn, - trừ vài đoạn nhỏ không liên quan mà do làm biếng gõ nên không đưa vào - các hình ảnh do tui sưu tầm trên mạng để minh họa.
PHN
Trong nhiều lần liên hoan ẩm thực, cuộc thi các món ăn ngon khu vực và toàn quốc trong những năm qua, món xôi chiên phồng của Đồng Nai luôn giành được thứ hạng cao. Tại các lễ hội ẩm thực, món xôi chiên phồng cũng thường được đặt ở vị trí khá nổi bật. Khách phương xa đặt chân đến đất Đồng Nai thường hay tìm hỏi, thưởng thức món ăn này.
Du lịch Long Khánh nhớ ghé chùa Huyền Trang
Có một nơi mà khi đặt chân đến sẽ cho ta cảm giác thật sự thanh thản và an yên, nơi đây có những tấm lòng nhân ái, tình yêu thương giữa người với người, tọa lạc tại ấp Bàu Cối, xã Bảo Quang, TX. Long Khánh, Đồng Nai, chùa Huyền Trang đang là một điểm đến thu hút du khách.
Với khuôn viên rộng gần 1000 m², Chùa Huyền Trang có được bố trí nhiều tượng phật, tiểu cảnh và nhiều cây xanh, mang đến cho du khách bầu không khí mát mẻ, trong lành và thanh tịnh.
Với khuôn viên rộng gần 1000 m², Chùa Huyền Trang có được bố trí nhiều tượng phật, tiểu cảnh và nhiều cây xanh, mang đến cho du khách bầu không khí mát mẻ, trong lành và thanh tịnh.
Nhà thờ cổ xứ bưởi Tân Triều
Tọa lạc tại ấp Vĩnh Hiệp, xã Tân Bình, Huyện Vĩnh Cửu, nhà thờ Tân Triều xây dựng từ năm 1778 được xem làm một trong những nhà thờ cổ nhất miền Nam có niên đại hơn 100 năm tuổi.
Trước đây vùng đất này chủ yếu trồng trầu, đến năm 1869 vị cha xứ của nhà thờ Tân Triều đã mang giống hai cây bưởi từ Brazil về trồng, khi trồng tại vùng đất phù sa này, giống bưởi cho trái nhiều, ngon ngọt hơn và từ đó người dân đã chiết cành về trồng và nhân rộng, đưa cù lao Tân Triều trở thành vùng chuyên canh cây bưởi và nổi tiếng cho đến ngày nay.
Kiếm hàng trăm nghìn mỗi ngày từ hái quả sim
Những ngày này, sim rừng đang chín rộ trên các quả đồi. Nhiều người dân Thanh Chương (Nghệ An) đổ xô lên rừng hái sim, kiếm 200-300 nghìn đồng mỗi ngày.
Những năm gần đây, nhu cầu tìm mua sim dại ngày càng lớn nên những ngày này người dân ở các xã như: Thanh Lâm, Thanh Xuân, Thanh Hà,… rủ nhau lên đồi hái sim. Ảnh: Diệp Phương
Kiếm cơm từ nghề vá lưới
Tham gia nghề vá lưới đa số là phụ nữ, họ được xem là hậu phương vững chắc cho cánh đàn ông nơi biển xa. Tuy công việc nhẹ nhàng, nhưng đòi hỏi phải nhanh tay, khéo léo...
Tại các xã vùng biển đã hình thành các cơ sở vá lưới, đáp ứng điều kiện đánh bắt cho ngư dân. Trong ảnh là chị em làng biển ở phường Quỳnh Phương (TX. Hoàng Mai). Ảnh: Duy Sơn.
Trải nghiệm Khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập
Nghe nói Tân Lập “hồi sinh”, chúng tôi tìm đến điểm du lịch này để được trải nghiệm cảnh sông nước bình yên, thú vị.
Từ TP.Tân An, tỉnh Long An theo Quốc lộ 62, chỉ hơn 1 giờ di chuyển bằng xe ôtô, chúng tôi đã đến Khu du lịch (KDL) sinh thái Làng nổi Tân Lập thuộc xã Tân Lập, huyện Mộc Hóa. Được nhân viên phòng lễ tân nhiệt tình hướng dẫn, chúng tôi chọn mua vé trọn gói, giá 350.000 đồng (còn vé tham quan 180.000 đồng/người). Chiếc xe điện đưa chúng tôi đến một chiếc cầu làm bằng gỗ tràm, bắc qua dòng kênh xanh. Đi bộ qua cầu đến bến đi xuồng. Nhân viên phát cho mỗi người một chiếc áo phao, nón lá, hướng dẫn du khách xuống xuồng ba lá bằng composite. Ngồi trên xuồng, nhìn những cánh rừng tràm mênh mông, chúng tôi cảm thấy thật thoải mái.
Cổng khu du lịch
Từ TP.Tân An, tỉnh Long An theo Quốc lộ 62, chỉ hơn 1 giờ di chuyển bằng xe ôtô, chúng tôi đã đến Khu du lịch (KDL) sinh thái Làng nổi Tân Lập thuộc xã Tân Lập, huyện Mộc Hóa. Được nhân viên phòng lễ tân nhiệt tình hướng dẫn, chúng tôi chọn mua vé trọn gói, giá 350.000 đồng (còn vé tham quan 180.000 đồng/người). Chiếc xe điện đưa chúng tôi đến một chiếc cầu làm bằng gỗ tràm, bắc qua dòng kênh xanh. Đi bộ qua cầu đến bến đi xuồng. Nhân viên phát cho mỗi người một chiếc áo phao, nón lá, hướng dẫn du khách xuống xuồng ba lá bằng composite. Ngồi trên xuồng, nhìn những cánh rừng tràm mênh mông, chúng tôi cảm thấy thật thoải mái.
Kỳ thú chuyện săn "rồng đất" trên non
Biết tôi có chuyến công tác lên huyện vùng cao Tây Trà, một người bạn mời ghé nhà làm đĩa "rồng đất" (cách gọi vui để chỉ con kỳ tôm là động vật hoang dã sống ở đồi núi). Ở vùng rừng núi, kỳ tôm có nhiều, nhưng không phải ai cũng có cơ hội được thưởng thức.
Đúng như lời hẹn từ trước, sau khi sắp xếp công việc xong, 5 giờ chiều, tôi cùng một người bạn nữa tới nhà ông bạn Hồ Văn Thiết ở xã Trà Phong (Tây Trà). Thấy chúng tôi đến, Thiết nhanh nhảu từ dưới bếp ra mời chúng tôi vào nhà. ‘Ngồi chơi chờ tui tí nha, tui đang lỡ tay làm mồi, cũng sắp xong rồi’- vừa nói, Thiết vừa đi xuống bếp sơ chế mấy con kỳ tôm.
Mười phút sau, từ dưới bếp, Thiết khệ nệ bê lên dĩa kỳ tôm đã làm sạch sẽ trắng phau và bếp than hồng đang rực lửa. ‘Bữa nay kiếm được 4 con, tui thịt hết để anh em mình dưới xuôi thưởng thức’- Thiết cười tươi nói với chúng tôi.
Đúng như lời hẹn từ trước, sau khi sắp xếp công việc xong, 5 giờ chiều, tôi cùng một người bạn nữa tới nhà ông bạn Hồ Văn Thiết ở xã Trà Phong (Tây Trà). Thấy chúng tôi đến, Thiết nhanh nhảu từ dưới bếp ra mời chúng tôi vào nhà. ‘Ngồi chơi chờ tui tí nha, tui đang lỡ tay làm mồi, cũng sắp xong rồi’- vừa nói, Thiết vừa đi xuống bếp sơ chế mấy con kỳ tôm.
Mười phút sau, từ dưới bếp, Thiết khệ nệ bê lên dĩa kỳ tôm đã làm sạch sẽ trắng phau và bếp than hồng đang rực lửa. ‘Bữa nay kiếm được 4 con, tui thịt hết để anh em mình dưới xuôi thưởng thức’- Thiết cười tươi nói với chúng tôi.
Ngọt lành canh cá nục bồ ngót
Món canh cá nục nấu cùng rau bồ ngót kết hợp giữa sự khéo léo của người chế biến và những sản vật thiên nhiên. Thịt cá và rau bồ ngót tạo nên vị ngọt dịu, tựa tấm lòng của người dân quê không vồn vã nhưng giàu lòng hiếu khách.
Đức Phổ là vùng đất nằm ở phía nam tỉnh Quảng Ngãi, cạnh Biển Đông bao la. Nơi đây có đồng muối Sa Huỳnh với sản lượng thu hoạch mỗi năm hàng nghìn tấn. Những hạt muối trắng tinh, mặn nhưng không gắt được dùng làm gia vị để chế biến nhiều món ăn tuyệt hảo.
Muối được cho vào trã đất, đậy kín nắp rồi đun trên bếp trên bếp củi lửa cháy bập bùng. Hơi nóng làm cho những hạt muối bên trong nổ tí tách nghe thật vui thích. Tiếng nổ tí tách vơi dần thì mở nắp, dùng đũa bếp (đũa cả) đảo đều rồi đậy nắp cho đến khi muối chín thì nhấc xuống khỏi bếp.
Những hạt muối thô ráp giờ trở thành bột mịn được gọi là muối hầm, tỏa hương thơm dịu thay cho vị tanh tao của biển cả. Người dân quê cho muối hầm đã nguội vào hũ sành hay lọ thủy tinh để dùng dần.
Đức Phổ là vùng đất nằm ở phía nam tỉnh Quảng Ngãi, cạnh Biển Đông bao la. Nơi đây có đồng muối Sa Huỳnh với sản lượng thu hoạch mỗi năm hàng nghìn tấn. Những hạt muối trắng tinh, mặn nhưng không gắt được dùng làm gia vị để chế biến nhiều món ăn tuyệt hảo.
Muối được cho vào trã đất, đậy kín nắp rồi đun trên bếp trên bếp củi lửa cháy bập bùng. Hơi nóng làm cho những hạt muối bên trong nổ tí tách nghe thật vui thích. Tiếng nổ tí tách vơi dần thì mở nắp, dùng đũa bếp (đũa cả) đảo đều rồi đậy nắp cho đến khi muối chín thì nhấc xuống khỏi bếp.
Những hạt muối thô ráp giờ trở thành bột mịn được gọi là muối hầm, tỏa hương thơm dịu thay cho vị tanh tao của biển cả. Người dân quê cho muối hầm đã nguội vào hũ sành hay lọ thủy tinh để dùng dần.
Món canh cá nục nấu cùng rau bồ ngót hiện diện trong bữa cơm của người dân quê
Về Bình Dương, nhớ ăn bánh bèo
Nếu có dịp về ngôi làng “cách biển nửa ngày sông”, bạn đừng quên thưởng thức món bánh bèo nóng hổi, dẻo ngon, thơm ngào ngạt mùi bột gạo, nhân bánh. Nó giản dị và mộc mạc như chính con người nơi đây.
Đang miên man trong giấc ngủ ngày cuối tuần, bỗng màn hình điện thoại báo có tin nhắn mới đến, nội dung: “Thèm bánh bèo Bình Dương!”. Quờ quạng xem điện thoại trong trạng thái mắt nhắm, mắt mở, thì ra đó là tin nhắn của một đứa bạn thân trong nhóm bạn học cũ.
Nhóm bạn ấy, bây giờ chỉ có duy nhất tôi còn lại ở Quảng Ngãi. Còn mỗi đứa đều một nơi. Đứa ở Nha Trang, đứa ở Sài Gòn, đứa thì theo chồng lên tận Gia Lai.
Những năm học cấp ba, chúng tôi đều có chung sở thích lê la quán xá để ăn hàng. Chúng tôi ra bờ kè Châu Ổ để ăn ốc hút, ăn kem, vô chợ Cũ ăn chè, mít trộn, ăn don hay xuống biển Khe Hai để ăn cháo nhông và không quên ghé về Bình Dương để ăn bánh bèo, mà phải là bánh bèo bà Mỹ mới hợp khẩu vị.
Đang miên man trong giấc ngủ ngày cuối tuần, bỗng màn hình điện thoại báo có tin nhắn mới đến, nội dung: “Thèm bánh bèo Bình Dương!”. Quờ quạng xem điện thoại trong trạng thái mắt nhắm, mắt mở, thì ra đó là tin nhắn của một đứa bạn thân trong nhóm bạn học cũ.
Nhóm bạn ấy, bây giờ chỉ có duy nhất tôi còn lại ở Quảng Ngãi. Còn mỗi đứa đều một nơi. Đứa ở Nha Trang, đứa ở Sài Gòn, đứa thì theo chồng lên tận Gia Lai.
Những năm học cấp ba, chúng tôi đều có chung sở thích lê la quán xá để ăn hàng. Chúng tôi ra bờ kè Châu Ổ để ăn ốc hút, ăn kem, vô chợ Cũ ăn chè, mít trộn, ăn don hay xuống biển Khe Hai để ăn cháo nhông và không quên ghé về Bình Dương để ăn bánh bèo, mà phải là bánh bèo bà Mỹ mới hợp khẩu vị.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)