26 thg 4, 2016

Phước Đức cổ miếu – Điểm du lịch tiềm năng của huyện Thạnh Trị

Thạnh Trị là địa phương có khá nhiều cơ sở thờ tự mang nét di tích văn hóa tín ngưỡng: đình, chùa, miếu... Trong đó, có 3 cơ sở thờ tự thường xuyên đón nhiều khách thập phương đến tham quan đó là Đình thần Phú Lộc, Đình thần Nguyễn Trung Trực (ấp xã Mau 1- thị trấn Phú Lộc) và Chùa Ông Bổn với tên gọi là Phước đức Cổ miếu, nơi có tiềm năng phát triển thành địa điểm du lịch của huyện.

Phước Đức Cổ Miếu nằm trong khuôn viên hơn 
3.000 mcạnh Quốc lộ 1A, thuộc địa bàn ấp 1, thị trấn Phú Lộc, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng. Đây là ngôi chùa có lịch sử hình thành khá lâu đời, cách đây hơn 100 năm, được xây dựng với lối kiến trúc đặc biệt theo cấu trúc của người Hoa cổ. Theo ông Trần Tài Hên, Trưởng Ban thào nán của Phước Đức Cổ miếu, Ngôi chùa được xây dựng vào năm 1912, do ông Đào Việt Cao (là người hiến đất để xây ngôi chùa) cùng với các ông Thái Trường Phát, Ngô Vĩnh Thuận, Thái Vĩnh Thanh, Thái Nguyên Phát, Ngô Hòa hiệp… đã đứng ra xây dựng. Đến tháng 12 năm 2007, Ngôi chùa được tiến hành trùng tu tôn tạo lại với tổng kinh phí trên 1,5 tỷ đồng.

Đây là ngôi miếu lâu đời nhất của người Hoa ở huyện Thạnh Trị, giữa ngôi chánh điện là bàn thờ vị thần Tam Bảo Công Trịnh Hòa, Nguyên là đô đốc thống lĩnh hải quân dưới triều Minh – Trung Quốc (vào khoảng thế kỷ 15). Theo truyền thuyết, ông là một vị quan thường được triều đình phái đi cứu giúp người dân khi gặp thiên tai hoạn nạn, được mọi người mến mộ gọi ông với cái tên là "Ông Phước Đức", và đây chính là lý do vì sao ngôi chùa này được gắn với tên gọi “Phước Đức Cổ miếu”, đồng bào người Hoa nơi đây thờ phụng Ông với mong ước là được sự phù trợ giúp mọi người sinh cơ lập nghiệp, có cuộc sống an lành.

25 thg 4, 2016

Vườn hoa oải hương ở Đà Lạt miễn phí tham quan

Nằm trong làng hoa Vạn Thành (Đà Lạt), vườn hoa oải hương của gia đình anh Thành không chỉ là nơi tham quan mà có thể mua những chậu hoa tím về làm quà.

Vườn hoa oải hương hay còn gọi là lavender của gia đình anh Lê Tiến Thành nằm trong làng hoa Vạn Thành, thành phố Đà Lạt, có diện tích trồng ngoài trời lên tới 1.000 m2

Độc đáo Chiêng Tre

Có người nói rằng chiêng Tre là món quà của núi rừng Tây Nguyên ban tặng cho đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây! Quả không “ngoa” nếu một lần bạn được thưởng thức những âm thanh trầm, bổng, thánh thót phát ra từ loại nhạc cụ này. Cũng độc đáo, cũng hấp dẫn, lôi cuốn không kém gì chiêng đồng vậy!

Chiêng Tre được các nghệ nhân biểu diễn cùng các loại nhạc cụ làm bằng tre, nứa, lồ ô 

Khi ông mặt trời trườn mình khuất sau sườn núi, nghệ nhân A Long – người con của dân tộc Ba Na, làng Kon Tum Kơ pâng, phường Thắng Lợi, thành phố Kon Tum kết thúc một ngày lên rẫy thong thả về nhà. Chiếc gùi trên vai A Long chứa nhiều ống tre ngắn dài khác nhau vừa được anh tranh thủ chặt trước khi về. 

Nghề gốm thủ công ở làng Kon SamLuh

Ngày xưa, người Ba Na (Nhánh Jơ lâng) ở huyện Kon Rẫy đã lấy đất sét để làm ra các vật dụng phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Theo thời gian và biến thiên cuộc sống, nghề gốm thủ công giờ vẫn còn được giữ lại nhờ đôi tay khéo léo của những người mẹ người chị siêng năng, chịu khó. 

Chị Y Pư làm gốm tại Bảo tàng Tỉnh Kon Tum ngày 18/3/2016 

Tạm gác lại công việc nương rẫy, tháng 3 năm nay, chị Y Pư (ở làng Kon Sămluh - xã Đăk T’Re) đã dành hơn một tuần để làm mấy chiếc nồi bằng đất nung cỡ nhỏ, chuẩn bị tham gia trưng bày tại Bảo tàng Kon Tum nhân Liên hoan Văn hóa dân gian gắn với Tuần lễ Văn hóa - Du lịch tỉnh Kon Tum lần thứ 3 - năm 2016. Tại đây, chị còn được giới thiệu cách thức làm gốm bằng tay của người Ba Na đến với mọi người.

Một thoáng Cồn Mỹ Phước

Cồn Mỹ Phước thuộc ấp Mỹ Phước, xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng, nằm cuối lưu vực hạ lưu sông Hậu, cách bờ biển Đông 45 km và cách trung tâm tỉnh lỵ Sóc Trăng khoảng 27 km về hướng Đông - Bắc. Cồn Mỹ Phước có vị trí giao thông thuận lợi do nằm trên sông Hậu và gần tuyến Quốc lộ Nam Sông Hậu. Theo quốc lộ Nam Sông Hậu đến ấp Mỹ Huê, xã Nhơn Mỹ, rẽ vào cổng chào Du lịch Miệt vườn cồn Mỹ Phước, theo lộ đal khoảng 300m là đến bến phà để qua tham quan Cồn.

Cồn - Ấp Mỹ Phước được hình thành và phát triên trên nền phù sa của dòng sông Hậu lắng tụ và bồi đắp, có diện tích tự nhiên hơn 1.020ha, chiều dài khoảng 3.5km, rộng nhất là ở đoạn giữa gần 0.6km, hẹp dần về phía đầu và đuôi, nên cồn có hình tựa chiếc xuồng ba lá.

Về thăm Ao Dinh

Nằm trong chuỗi địa danh liên quan đến cuộc khởi nghĩa của Anh hùng dân tộc Trương Định, di tích “Ao Dinh”, “Đám lá tối trời”, “Đền thờ Trương Định”… ở huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang đã được công nhận là di tích cấp quốc gia.

Di tích cấp quốc gia "Ao Dinh". Ảnh: H.An

Theo truyền thuyết của địa phương kể lại rằng: Vào lối 3 giờ chiều ngày 18 tháng 7 âm lịch năm 1864, tướng Trương Công Định cảm thấy trong người bần thần bứt rứt khó chịu. Ông muốn đi Lý Nhơn, nên gọi hai hộ vệ bảo sửa soạn ghe thuyền đưa Ngài đi. Nhưng có người thuộc tướng tên gọi Xã Tài, năn nỉ cầm Ngài ở lại vì anh đang làm tiệc rượu sắp dọn ra. Vì thế Ngài hoãn chuyến đi Lý Nhơn.

Đôi nét về vài địa danh cũ chợ Cần Thơ

Nói chợ Cần Thơ (chỗ nhà lồng cổ) thì người ta nhớ chợ Hàng Dương nơi đây có hàng dương cao cạnh sông rất đẹp, bà con nhóm chợ trên bờ hàng dương. Hàng Dương có bến tàu đi các tỉnh và trong tỉnh. Năm 1915, chính quyền Sài Gòn (người Pháp) xây chợ Sài Gòn (chợ Bến Thành) và chợ Bình Tây thì đồng thời chính quyền Cần Thơ thời đó (người Pháp) cùng xây dựng nhà lồng chợ Cần Thơ (nay gọi là nhà lồng chợ cổ). Từ bến Hàng Dương giáp đầu đường Ngô Quyền có cột lồng đèn cao, ba ngọn đèn tỏa sáng khi có nhà máy đèn Cần Thơ.

Ngày 22-10-1956 thời tỉnh trưởng Đặng Văn Quang (từ tháng 1-1956 đến tháng 4-1957) tỉnh Cần Thơ đổi thành tỉnh Phong Dinh. Đến 1958 tỉnh trưởng Đổ Văn Chước (từ tháng 4-1957 đến tháng 12-1959) đổi tên bến Hàng Dương thành bến Ninh Kiều ngày 7-8-1958. (Ninh Kiều là sự tích Bình định Vương Lê Lợi đánh bại quân xâm lược nhà Minh (Trung Quốc) tại Ninh Kiều đất Bắc xưa nay thuộc Hà Tây, Hà Nội). Nhà lồng cổ Ninh Kiều nay, trước đây tỉnh trưởng người Pháp Tholance (từ tháng 3-1915 đến tháng 11-1915) khởi công xây, đến tỉnh trưởng Caillard (từ 11-1915 đến 4-1917) thì khánh thành mua bán từ đó. Từ chợ đi lên tới ngã ba sông Pháp xây dinh thự Pháp ở, lính đồn trú, ta gọi Bungalo, sau này là nhà hàng Ninh Kiều cả khách sạn Quân Khu.

Từ chợ đi xuống tới cầu Xéo, nói cầu Xéo chớ nay không còn cầu, lúc trước Nhà nước xây cầu (gỗ xi măng) xéo để cho ghe chài đưa hàng lên (nay là chợ Tân An). Nơi đây nhà máy cưa gỗ, gạo, than, củi, hàng tiêu dùng, cá mắm các nơi đến chợ Cần Thơ bán tấp nập.

Suối Ngả Hai – điểm đến thú vị

Suối Ngả Hai ở thôn Mỹ Lâm, xã Hòa Thịnh, huyện Tây Hòa, khi xưa thuộc vùng căn cứ cách mạng và giờ đây là điểm đến thú vị của nhiều người, nhất là vào dịp hè hay những ngày cuối tuần. Nước suối trong veo và mát lạnh, các hốc đá nhiều cá, tảng đá bằng phẳng, tán cây rừng tỏa rộng… tạo nên khoảng không gian yên ả, thi vị.

Qua những con suối nhỏ tuy có vất vả nhưng khá ấn tượng với những đàn cá tung tăng bơi lội

23 thg 4, 2016

Những loài hoa lạ trên đỉnh Bà Nà

Đào chuông, dạ yến thảo, cẩm tú cầu... khoe sắc rực rỡ giữa khung cảnh nên thơ bốn bề mây phủ trên đỉnh Bà Nà, Đà Nẵng.

Hàng trăm loài hoa đua nở xen kẽ giữa các cung đường trầm mặc của nhà thờ St. Denis kiêu hãnh, lâu đài Chateau De Chenonceau thời Trung cổ và những ngôi làng yên bình như Conques Aveyron, Sarlat-la-Canéda… 

Chiêm ngưỡng Fansipan từ cáp treo kỷ lục

Tháng Ba không phải mùa cao điểm du lịch, thế nhưng sức nóng của cáp treo kỷ lục lên đỉnh Fansipan tiếp tục kéo du khách đổ xô lên Sa Pa. Chiêm ngưỡng thung lũng xinh đẹp bên dưới đang đắm mình trong sương mờ, nhẹ nhàng thả hồn vào những làn mây trắng dập dìu trên đỉnh núi hay chạm tay vào cột mốc của nóc nhà Đông Dương… chính là trải nghiệm khó quên của nhiều người dù phải xếp hàng và nhích từng chút một trong cái rét lạnh của núi rừng Tây Bắc.

Đoàn chúng tôi đến Sa Pa vào một buổi chiều thứ Bảy. Ba giờ rưỡi chiều, con đường dẫn về khách sạn trên triền dốc đã phủ sương trắng xóa, cái rét lạnh dưới 10 độ C khiến ai cũng run rẩy dù đã khăn mũ chỉnh tề.

Kẹt xe, hết chỗ đậu xe là chuyện không hiếm ở Sa Pa dịp cuối tuần từ khi cáp treo lên đỉnh Fansipan được đưa vào hoạt động từ tháng Hai năm nay. Nhiều du khách không đặt chỗ trước cũng bị chém đẹp vì tình trạng cháy phòng.

Bốn giờ chiều, quảng trường rộng trước nhà thờ vẫn nườm nượp người qua lại dù sương trắng đã phủ mờ. Thời tiết ấy buộc đoàn chúng tôi dời kế hoạch đi cáp treo sang ngày hôm sau.

Cáp treo Fansipan hiện đang giữ hai kỷ lục thế giới