21 thg 1, 2016

Nhớ niêu trâu nướng đá Hương Canh

Cái niêu đất thổi khói phì phì như một chiếc nồi áp suất nhưng tôi thấy lạ bởi “chiếc nồi áp suất bằng đất” đó không có ngọn lửa nào ở phía dưới đốt nóng để khiến nó giận dữ như vậy. Chủ quán ngồi cạnh tôi, cười tủm tỉm: “Đợi hết khói rồi mở ra ăn thử sẽ biết”. 

Đó là ấn tượng của tôi về món trâu nướng đá từng được thưởng thức lần đầu 7 năm về trước. Đến bây giờ, mỗi khi có ai nhắc đến Hương Canh, tôi lại hỏi có phải đến đó để ăn thịt trâu không? Những ngày hè theo xe hàng của ba rong ruổi khắp các nẻo đường và có ngày dừng lại ở thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Người bạn hàng của ba tôi hôm ấy cố thuyết phục chúng tôi ở lại để mời một bữa thịt trâu đặc sản nơi này. 

Quả thật, món thịt trâu nướng đá đã chinh phục tôi từ thị giác đến vị giác. Với quyết tâm tìm hiểu cho bằng được công thức chế biến món ăn hấp dẫn này, tôi đã “đột nhập” vào bếp của nhà hàng Đại Hải Châu ở thị trấn Hương Canh từ lúc đầu bếp mới bắt đầu khâu chuẩn bị nguyên liệu. 

Thịt trâu được thái miếng vuông cỡ bằng bao diêm rồi tẩm ướp với gia vị mà theo chị Ngô Thị Hồng Phương (chủ nhà hàng) gồm lá thì là, tỏi đập giập, mắc khén, hạt tiêu, dầu hào và một vài thứ khác là bí quyết riêng. 

Hẹn ước Phiêng Lanh

Hẹn hò mãi cuối cùng chúng tôi cũng trở lại Phiêng Lanh, thị trấn mới của Quỳnh Nhai bên lòng hồ sông Đà sau khi thủy điện Sơn La tích nước. 

Một góc sông Đà ở Quỳnh Nhai - Ảnh: Thủy Trần 

“Trời xanh như rút ruột mà xanh
Sông thì biếc như vặn mình mà biếc”.

Chưa bao giờ thấy “Ở giữa cây và nền trời” của tác giả Thi Hoàng lại đẹp đến vậy. Ở đây tôi đã mạn phép tác giả đổi một từ, “mây” thành “sông”.

Hủ tiếu pizza Cần Thơ

Về Cần Thơ, xuôi theo quốc lộ 1A, vừa đến chân cầu Cái Răng rẽ phải thuận chiều một đoạn ngắn nữa du khách sẽ đến với lò hủ tiếu Sáu Hoài nổi tiếng gần nửa thế kỷ nay, dân gian quen gọi là hủ tiếu pizza.

Sin Súi Hồ - Bản du lịch cộng đồng ẩn mình trong núi rừng Tây Bắc

Chỉ cần đến Sin Súi Hồ một lần, bạn sẽ muốn quay trở lại cùng những con người chất phác, hồn hậu nơi đây...

Bản du lịch cộng đồng Sin Súi Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu là một điểm du lịch mới, hấp dẫn bởi vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, những nếp nhà giấu mình trong vách núi chứa đựng các giá trị văn hóa độc đáo. Chỉ cần đến một lần, bạn sẽ muốn quay trở lại cùng những con người chất phác, hồn hậu và cách làm du lịch chuyên nghiệp của đồng bào Mông nơi đây. 


Cách trung tâm thành phố Lai Châu 35km, chênh vênh trên độ cao 1.400 mét, xã Sin Súi Hồ- huyện Phong Thổ, nói theo tiếng địa phương là “Suối có vàng”, là một một bản đồng bào Mông sinh sống lâu đời.

Ngôi trường cổ bên hồ Xuân Hương

Soi bóng xuống hồ Xuân Hương, Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt (CĐSP Đà Lạt) xây dựng từ năm 1927 do kiến trúc sư Moncet trực tiếp đứng ra thiết kế cũng như chỉ đạo thi công. Hàng thế kỷ trôi qua, ngôi trường này đã trở thành một trong những công trình kiến trúc mang tính biểu tượng của thành phố du lịch Đà Lạt (Lâm Đồng).

Với tổng diện tích 22,3ha, trong đó, công trình kiến trúc chính của ngôi trường nằm trên đỉnh đổi tương đối bằng phẳng rộng khoảng 8ha. Ngày mới xây dựng, trường có tên là Petit Lycée Dalat, rồi đổi thành Grand Lycée de DalatLycée Yersin nhằm tưởng niệm bác sĩ Alexandre Yersin, nhà vi khuẩn học, và nhà thám hiểm người Pháp gốc Thụy Sĩ. Về sau, trường tiếp tục đổi tên thành Trung tâm Giáo dục Hùng Vương và từ năm 1976 đến nay, trường mang tên là trường CĐSP Đà Lạt.

Điểm nhấn của kiến trúc CĐSP Đà Lạt là gạch ép ốp tường và mái lợp ngói ardoise (thạch bản) xanh đen được vận chuyển từ Pháp sang. Dãy lớp học được xây dựng theo hình vòng cung mềm mại, trông từ xa càng nghệ thuật hơn giữa không gian thoáng đãng của đồi thông bao quanh. Trên mặt đứng khối lớp học, cứ mỗi cột tròn lại có hai vòm cung tròn xây bằng gạch đất nung với tỷ lệ hài hòa tạo nên vẻ đẹp thanh thoát cho khối nhà. Nét cách tân trong khối lớp học thể hiện ở phần mái dốc, bẻ góc ở phần đuôi mái, có hệ thống cửa sổ mái, tạo nên những nét đẹp tinh tế cho công trình.

Trường CĐSP Đà Lạt được Hiệp hội Kiến trúc Quốc tế (UIA) công nhận là một trong số 1.000 công trình kiến trúc tiêu biểu của thế giới trong thế kỷ 20.

“Ngôi làng tuyết” trong lòng Thành phố

Dựa trên ý tưởng tái hiện khung cảnh mùa đông lạnh giá như những ngôi làng vùng Bắc Âu, “Ngôi làng tuyết” được xây dựng và trang trí với mong muốn mang đến một địa điểm vui chơi thú vị cho du khách nhân dịp nghỉ lễ.

Những rừng thông tuyết phủ trắng xóa và lấp lánh bởi ánh đèn, chú gấu trắng miền Bắc Cực, con đường tuyết ngoằn ngoèo và những ngôi nhà bị tuyết bao phủ, ông già noel và cổ xe tuần lộc cùng bọt tuyết nhân tạo trong không khí lạnh đã mang lại một khung cảnh mùa đông lãng mạn, thu hút nhiều bạn trẻ, nhiều cặp đôi đến tham quan, khám phá. Đôi bạn trẻ Minh Hiền và Xuân Linh (quận Thủ Đức, Tp.Hồ Chí Minh) chia sẻ: “Chúng tôi đi tham quan và khám phá ngôi làng và chụp với nhau những tấm hình lưu niệm, tuy nơi đây không được rộng lắm nhưng với khung cảnh đặc trưng mùa đông và không khí lạnh khiến chúng tôi cảm thấy rất thú vị”.

Trong không khí được tạo lạnh khoảng 100C, với khung cảnh đặc trưng của xứ lạnh, khiến không ít du khách trầm trồ, xoa đôi tay run run trong sự thích thú. Nhiều du khách đã trang bị áo ấm, găng tay, khăn len và nón len để có thể thoải mái vui chơi trong không khí se lạnh tại ngôi làng tuyết.

“Ngôi làng tuyết” được xây dựng và trang trí dựa trên ý tưởng tái hiện khung cảnh mùa đông lạnh giá như những ngôi làng vùng Bắc Âu.

20 thg 1, 2016

Ngọt ngào mùa vú sữa bơ Đồng Tháp

Không thương hiệu, không nổi tiếng như vú sữa lò rèn Vĩnh Kim (Tiền Giang)... nhưng vú sữa bơ Đồng Tháp có những đặc trưng riêng mộc mạc, gần gũi khiến người ta ăn rồi nhớ mãi. 

Cây vú sữa bơ vườn nhà cho trái trĩu đầy cành - Ảnh: Thanh Sơn Thủy 

Tôi có cô bạn thân học chung lớp đại học, quê bạn ở Châu Thành, Đồng Tháp. Năm nay bạn rủ về quê chơi đúng vào mùa vú sữa chín. Cả đám chúng tôi háo hức chờ từng ngày để được về thăm mảnh đất phù sa, được đặt chân ra tận vườn, tự tay hái từng trái vú sữa bơ chín mọng, ngọt lành.

Mùa kiệu tết

Tháng 1 Dương lịch, những ngày thành phố ngập nắng hanh vàng. Buổi xế trưa đi về qua nhiều con phố, đã thấy nhiều nhà mang kiệu ra phơi cho héo. Sắp tết, mùa kiệu tết lại về... 

Kiệu bán ở chợ. Hình ảnh này làm ai nhìn thấy cũng xao lòng. Tết đang về - Ảnh: Trân Duy 

Vài năm nay, để đối phó với mê hồn trận hóa chất bên ngoài, rất nhiều gia đình chọn cách quay trở lại với thực phẩm tươi, ngon, sạch làm tại nhà. Trong đó có món kiệu chua ngọt ngâm dấm đường, kiệu muối ngâm nước mắm.

Nhộn nhịp 'chợ lùi' Sà Phìn ở Hà Giang

Sà Phìn là một trong số những phiên chợ lùi nổi bật của xứ đá Hà Giang. Chợ nằm ở xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, cách thị trấn Đồng Văn khoảng 40km, ngay dưới đường dẫn lên dinh thự họ Vương. Sà Phìn còn được ví như “cổng trời” của cao nguyên đá.

Chợ Sà Phìn cách Hà Giang 40km, từ đây có thể thu vào tầm mắt cả thung lũng Sà Phìn thơ mộng với những đỉnh núi nhấp nhô và hàng sa mộc hiên ngang. 

Cũng như phần lớn các phiên chợ vùng cao, chợ Sà Phìn họp từ lúc tờ mờ sáng cho đến khoảng 15 - 16 giờ chiều mới tan. Hàng tuần, khi đến phiên chợ, người dân từ các bản làng trên núi cao lại rủ nhau gùi gánh mang hàng hóa xuống chợ để buôn bán, trao đổi. 

Nhộn nhịp làng quất cảnh trăm tuổi ở Hội An

Nhìn những trái quất vàng ươm, chín mọng lúc lỉu bu quanh cành lá sum suê, người ta dễ dàng cảm nhận sự thịnh vượng, tài lộc, viên mãn và không khí sum vầy ngày Tết.


Quật hay còn gọi là quất, miền nam gọi là tắc, là loại cây thường được chọn chưng trong dịp Tết đến, xuân về. Ở miền Trung, nhắc đến quất, người ta nghĩ ngay đến những làng quất cảnh hàng trăm năm tuổi ở Hội An (Quảng Nam) như làng Thanh Hà, Tân An, Cẩm Hà…