9 thg 3, 2015

Khu du lịch Tân Cảng

Khu du lịch Tân Cảng (A100 Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh) bên dòng sông Sài Gòn thơ mộng là một không gian lý tưởng để du khách vui chơi, nghỉ dưỡng và đặc biệt là thưởng thức những món ăn Âu - Việt - Hoa phong phú và đa dạng.

Khu du lịch Tân Cảng thuộc Làng du lịch Bình Quới, cách trung tâm Tp. Hồ Chí Minh 10 phút chạy xe là điểm đến nổi tiếng dành cho du khách trong nước và quốc tế. Với diện tích gần 2,5ha nằm trải dọc theo bờ sông Sài Gòn, khu du lịch Tân Cảng được thiên nhiên ưu đãi một khung cảnh thoáng mát, cảnh vật hữu tình.

Tại đây có đội ngũ phục vụ chuyên nghiệp, những món ăn ngon, mới lạ và thường xuyên thay đổi cũng là điều mà quý khách không thể bỏ qua. Khu du lịch có 6 nhà hàng chiếm gần 5.000m
2 chuyên phục vụ các món ăn Âu - Việt - Hoa phong phú và đa dạng. Hệ thống nhà hàng chia làm 2 loại máy lạnh và sân vườn, được thiết kế hiện đại với sân khấu lộng lẫy, có thể cùng lúc phục vụ 4.000 người.

Khu du lịch Tân Cảng là không gian vui chơi, nghỉ dưỡng lý tưởng của du khách.

8 thg 3, 2015

Chùa Vĩnh Hưng - ngôi chùa đá ở Sóc Trăng

Nếu bạn đã từng đến Sóc Trăng và thăm những ngôi chùa nổi tiếng ở đây lâu nay, như chùa Dơi, chùa Khleang, chùa Đất Sét... thì bạn hãy thử thay đổi bằng cách viếng một ngôi chùa có phong cách khác hẳn nhé: đó là chùa Vĩnh Hưng.

Chùa Vĩnh Hưng - còn gọi là Tổ đình Vĩnh Hưng - tọa lạc tại số 110 Trần Hưng Đạo, khóm 2, phường 2, TP Sóc Trăng. Xưa kia chùa được gọi là chùa Cây Điệp (có lẽ vì ở chùa có cây điệp?), còn bây giờ chùa còn được gọi là chùa Đá bởi vì chùa được xây dựng bằng đá nguyên khối, mỗi khối có kích thước 30 x 20 x 20 cm.

Rộn ràng lễ hội rước pháo Đồng Kỵ ở Bắc Ninh

Sáng mùng 4 Tết Ất Mùi (ngày 22.2), lễ hội rước pháo Đồng Kỵ (huyện Từ Sơn, Bắc Ninh) tục truyền có từ đời vua Hùng Vương thứ 6, đã chính thức khai hội, mở đầu cho mùa lễ hội khu vực phía Bắc.

Sân đình là nơi sẽ diễn ra màn rước ông Đám hấp dẫn nhất lễ hội 

Tháng Giêng xem múa lân ở Sài Gòn

Tháng Giêng là mùa lân ở Sài Gòn. Từ mùng 1 đến rằm, dạo quanh khu quận 5 và các cửa hàng, trung tâm thương mại lớn, không khó để bắt gặp một đoàn lân sư rồng đang biểu diễn với lượng người xem vây kín.

Hấp dẫn bánh bèo ngọt Nha Trang

Bánh bèo ngọt là một trong những món quà vặt hấp dẫn của Nha Trang. Bánh bèo ngọt cũng đổ trong chén như bánh bèo thường nhưng nhỏ hơn, vừa đủ “một miếng”, vừa miệng rất ngon.


Ngoài loại bánh bèo mặn tôm chấy, nhiều nơi còn có bánh bèo ngọt, với cách chế biến khác nhau tùy theo mỗi vùng. Có nơi trộn bột với lá dứa, ăn với nước cốt dừa. Có nơi ăn với đậu xanh rắc trên bề mặt. Hoặc bánh bèo ngọt Hội An trộn chung với đường nhưng lại ăn với nước mắm mặn…

Lễ hội đường phố lớn nhất của người Hoa ở Sài Gòn

Ngày 5/3, hàng nghìn người dân Sài Gòn cùng du khách đổ về quận 5 để tham gia lễ hội đường phố mừng Tết Nguyên tiêu của cộng đồng người Hoa ở Chợ Lớn.

Tết Nguyên tiêu, hay Tết Thượng nguyên là lễ hội truyền thống của đồng bào người Hoa tổ chức tiếp diễn sau Tết Nguyên đán, vào ngày Rằm tháng Giêng. Lễ hội đón mừng đêm trăng tròn đầu tiên trong năm, đồng thời cũng là hoạt động để kết thúc những ngày vui tết theo tập quán của người Hoa.

4 thg 3, 2015

Ngắm vẻ cổ kính của tháp ngàn năm tuổi ở Nha Trang

Cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 2km, Tháp Bà Ponagar là ngôi đền Chăm Pa cổ ngàn năm tuổi tọa lạc trên một ngọn đồi nhỏ. Từ trên đồi nhìn xuống, đây là vùng cửa sông Cái có cảnh quang rất đẹp, thu hút nhiều du khách và cả dân địa phương đến đây chụp hình, tham quan.


Bất cứ ai một lần đến Nha Trang đều ghé thăm Tháp Bà. Mùa phượng hay những ngày lễ, tết… Tháp Bà là nơi lưu giữ kỷ niệm của không biết bao thế hệ học sinh, sinh viên Nha Trang. Có những gia đình còn giữ được bộ ảnh chụp ở Tháp Bà từ đời cha/mẹ, rồi đến thế hệ con cái ở lứa tuổi đó, 20-30 năm sau đó, cũng cảnh vật đó… 

Hoa sưa phủ tuyết trên đường phố Hà Nội

Những bông hoa sưa trắng muốt đang khoe vẻ đẹp tinh khôi ở Hà Nội, khiến người quen hoa cảm thấy mềm lòng, và gây cảm giác ngỡ ngàng cho du khách.

Hoa sưa thường nở vào mùa xuân, khoảng đầu tháng 3. 

Đi "chợ phiên thứ ba" ở đồng bằng sông Cửu Long

Miền Tây mà cũng có chợ phiên? Xin thưa là có và đó là chợ phiên tại xã Quới An (Vũng Liêm, Vĩnh Long) - một chợ phiên hiếm hoi tạo nên nét văn hóa độc đáo của vùng sông nước. 

Chợ phiên họp trước cổng UBND xã - Ảnh: Hưng Phú 

Qua hơn mười năm qua chợ chỉ nhóm họp vào sáng thứ ba, nên bà con miệt vườn gọi là “chợ thứ ba”.

Xã Quới An là một xã vùng sâu nằm bên trong quốc lộ 53, cặp sông Cổ Chiên. Muốn đến chợ phiên có thể đi bằng hai cách: đi đường bộ theo tỉnh lộ 901 (Mang Thích, Vĩnh Long) trên quốc lộ 53, đến cuối đường quẹo phải 100m là thấy chợ phiên; hoặc đi đường thủy trên sông Cổ Chiên vào đến ngã ba sông là nơi hợp lưu sông Cổ Chiên và sông Mang Thích.

Chìm nổi vận trà Mạn Hảo

Loại danh trà đã thất truyền khiến hậu thế ngẩn ngơ nhất phải kể đến trà Mạn Hảo. 

Thu hoạch trà shan tuyết cổ thụ 

Nó từng được điểm danh là một trong ba thú vui của đấng nam nhi Việt một thời (vào thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20) và phổ biến đi vào ca dao cửa miệng của người đời: Làm trai biết đánh tổ tôm/Uống trà Mạn Hảo ngâm nôm Thúy Kiều.

Cần biết rằng: Mạn Hảo là một địa danh Việt vốn thuộc châu Mạn Hảo của Đại Việt. Chỉ từ sau hiệp ước Pháp - Thanh ký năm 1885 (thời Tự Đức), vùng này mới chuyển sang thuộc Vân Nam, Trung Quốc. Đi tìm gốc tích của danh trà Mạn Hảo là một nỗi niềm đau đáu trong tim kẻ si trà như tôi.