20 thg 8, 2014

Vẻ đẹp Lăng Cô

Cách Đà Nẵng khoảng 30km và cách TP Huế 70 km, vịnh Lăng Cô (thuộc huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế) là một danh lam thắng cảnh từng được xếp hạng là một trong những vịnh đẹp của thế giới.

Lăng Cô nối tiếng với vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, bãi biển trải dài 10 km, bãi cát dài mịn màng uốn khúc, nước biển xanh trong, lặng sóng rất lý tưởng cho việc tắm biển cũng như tổ chức các trò chơi bãi biển. 

Vịnh Lăng Cô nhìn từ trên cao 

19 thg 8, 2014

Nhà thờ Đức Bà Hòa Bình

TPHCM có 3 ngôi nhà thờ công giáo dành cho người Hoa: nhà thờ Thánh Phanxicô Xaviê, nhà thờ Thánh Giuse An Bình và nhà thờ Đức Bà Hòa Bình.

Nhà thờ Đức Bà Hòa Bình

Tọa lạc tại số 26 đường Nguyễn Thái Bình, quận 1, giáo hạt Sài Gòn, giáo phận TPHCM.

Ngôi nhà 26 Nguyễn Thái Bình vốn là nhà từ đường của ông Ad. Nam Hee được cha Guimet thuê năm 1955 để làm nơi sinh hoạt mục vụ trong các ngày Chủ Nhật.

Năm 1957 Đức cha Simon-Hòa Nguyễn Văn Hiền đã chính thức thành lập Họ đạo Đức Bà Hòa Bình dành cho người Việt gốc Hoa. Năm sau (năm 1958), Đức cha mua lại ngôi nhà của ông Nam Hee vừa làm nhà thờ, vừa làm nơi đào tạo chủng sinh người Hoa.

Năm 1959 Linh mục Melchior Cheng thuộc giáo phận Bắc Kinh, từ Lyon (Pháp) đến Việt Nam, được ủy nhiệm vào chức vụ cha sở đầu tiên của họ đạo Đức Bà Hoà Bình.


Nhà thờ thánh Giuse An Bình

TPHCM có 3 ngôi nhà thờ công giáo dành cho người Hoa: nhà thờ Thánh Phanxicô Xaviê, nhà thờ Thánh Giuse An Bình và nhà thờ Đức Bà Hòa Bình.

Nhà thờ Thánh Giuse An Bình

Còn gọi là nhà thờ An Bình, tọa lạc tại số 4 đường An Bình, quận 5, thuộc giáo hạt Chợ Quán, giáo phận TPHCM. Mới đầu là một ngôi thánh đưởng được xây dựng nên để phục vụ cho đông đảo anh chị em tín hữu người Hoa, sau này được mở rộng phục vụ cho cả anh chị em Công giáo người Việt ở các phường lân cận.

Nhà thờ thánh Giuse An Bình được khởi công xây dựng vào năm 1967. Ngày 22/12/1968, Đức Khâm sứ Tòa Thánh Angelo Palmas đã làm phép trọng thể thánh hiến nhà thờ mới dành cho giáo hữu người Hoa.

Vĩnh Hy: Vành trăng đá trên biển

Sẽ chẳng có một bãi biển cát vàng, nắng xanh đợi bạn ở Vĩnh Hy (Ninh Thuận). Nhưng người ta vẫn theo dấu chân nhau tìm đến Vĩnh Hy. Đó là biển trên bờ đá.

Từ đỉnh đèo nhìn xuống, Vĩnh Hy giống một vịnh mỏng hình trăng lưỡi liềm 

Nếu đi thật chậm, bạn mất chừng hai tiếng, từ Phan Rang ra Vĩnh Hy. Ai không thích lái xe máy thì cứ lên xe buýt trong Phan Rang, cứ 30 phút có một tuyến đến Vĩnh Hy - cách TP. Phan Rang 40km.

Xôi măng, món ngon độc đáo của người Kon Tum

Chỉ là món xôi nấu từ gạo nếp quen thuộc, kết hợp khéo léo với măng rừng nhưng đã trở thành món điểm tâm sáng thân thuộc với mỗi người dân tại Kon Tum.

Với nhiều người sinh sống và làm việc tại Kon Tum, xôi măng quen thuộc bao nhiêu thì với những khách đường xa lần đầu đặt chân tới, xôi măng lại trở thành món ăn lạ lẫm bấy nhiêu. Có lẽ phần vì đã quen thuộc với những loại xôi truyền thống như xôi ngô, xôi xéo, xôi đậu xanh... nên khi nghe tới xôi măng ai nấy đều cảm thấy tò mò. 

Một bát xôi gồm măng, cá và ớt khá hấp dẫn. Ảnh: Bọ Ngựa. 

12 món ngon trứ danh đất Phan Thiết

Gỏi cá mai, răng mực, dông đất nướng và các loại bánh đủ vị là những món ăn riêng có của mảnh đất miền Nam Trung Bộ xinh đẹp này.

Thưởng thức và cảm nhận hương vị đậm đà, dân dã của các món ăn độc đáo nơi đây là một trong những điều làm du khách thập phương cảm thấy thích thú.

1. Gỏi cá mai

Gỏi cá mai là món nhậu yêu thích của đấng mày râu. Buổi chiều đi dọc các quán ở khu vực bờ kè ven sông Cà Ty hay Mũi Né, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những tấm biển ghi tên món ăn này. 

Vị chát của chuối xanh, chua chua của khế, giòn tan của dưa chuột, vị cay của tỏi ớt và thơm mát của các loại rau… tất cả tạo nên một món ăn vô cùng hấp dẫn làm mê đắm những tâm hồn ăn uống. 

18 thg 8, 2014

Chùa Ấn Độ ở TPHCM

Theo sách Hỏi đáp về Sài Gòn - TPHCM thì ở TPHCM hiện nay có 4 ngôi chùa Ấn Độ. Trong đó ngoài 3 ngôi chùa ở tương đối gần nhau nơi quận 1 (đường Trương Định, Nam Kỳ Khởi Nghĩa và Tôn Thất Thiệp) thì còn một ngôi chùa nhỏ ở số 139 đường Thuận Kiều, quận 11.

Hồi nào giờ thường viếng các ngôi chùa Phật giáo, lần này tôi và cậu con trai Bùm quyết định bỏ ra một ngày đi thăm cho hết 4 ngôi chùa Ấn Độ này ở Sài Gòn cho... mới lạ.

Ngôi chùa Ấn đầu tiên mà cha con tôi ghé thăm là chùa Ganesh ở đường Thuận Kiều. Gì chớ Ganesh hay Ganesha thì tôi biết, đó là một biểu tượng mình người đầu voi trong Ấn Độ giáo, vì thế chẳng ngạc nhiên khi sách ghi rằng chùa này được người dân gọi là chùa Ông Voi.

Biểu tượng Ganesha thường thấy trong các kiến trúc tín ngưỡng Ấn Độ giáo

Thăm đền thờ Hai Bà Trưng

Trong số 103 nơi thờ Hai Bà Trưng (HBT) và các tướng lĩnh ở 9 tỉnh và thành phố (riêng huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc có 25 di tích ở 13 xã), Đền thờ Hai Bà Trưng ở thôn Hạ Lôi, Mê Linh, có ý nghĩa quan trọng nhất bởi đây là nơi lưu lại dấu tích của Hai Bà thời thơ ấu, trưởng thành, phất cờ khởi nghĩa giành thắng lợi, xưng Vương và định đô.

Chúng tôi có dịp đến thăm Đền thờ HBT ở Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) vào một ngày tháng 6. Không nhằm ngày lễ hội nên Đền khá vắng khách tham quan. Đang vào mùa vải chín, những cây vải trong sân Đền sai trĩu quả. Giữa khung cảnh êm đềm và bình yên ấy, cô hướng dẫn viên kể chuyện người xưa khiến khách không khỏi cảm giác bồi hồi, xúc động.

Hai Bà Trưng Trắc và Trưng Nhị là hai chị em sinh đôi, sinh vào ngày mùng một tháng Tám năm Giáp Tuất (năm thứ 14 sau Công Nguyên). Hai Bà sinh ra trong một gia đình dòng dõi các Vua Hùng, cha là ông Trưng Định (còn gọi là Hùng Định), một người văn võ toàn tài, được cử làm quan lạc tướng đất Mê Linh. Khi ông Trưng Định về Cổ Lai (nay là làng Hạ Lôi, Mê Linh) ẩn dật và dạy học, ông đã gặp bà Trần Thị Đoan, con gái cụ Trần Minh (hàng cháu chắt bên ngoại của Vua Hùng, một gia đình phong lưu khuê các), ông đã cầu hôn với bà.

Một thoáng Ba Tơ

Từ lâu, địa danh Ba Tơ đã đi vào lịch sử Việt Nam với cuộc khởi nghĩa ngày 11/3/1945 và đội du kích Ba Tơ anh hùng. Không những thế, Ba Tơ còn được biết đến như một miền đất nên thơ với núi sông hùng vĩ, thiên nhiên tươi đẹp. 

Từ thành phố Quảng Ngãi, theo quốc lộ 1A, đến ngã ba Thạch Trụ, rẽ vào quốc lộ 24, ngược lên hướng tây chừng 30km là Ba Tơ. Hai bên đường là bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp với bạt ngàn thảm hoa ngũ sắc và bát ngát màu xanh của rừng cây keo tai tượng. Không ở đâu hoa ngũ sắc nhiều và rực rỡ đến thế, đủ màu, đủ lọai. 

Đường lên Ba Tơ 

Dừng chân ở vĩ tuyến 17

Dọc đường thiên lý Bắc – Nam, không phải du khách nào cũng dành chút thời gian hiếm hoi để ghé thăm Khu di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải (Quảng Trị). Cách đây gần 40 năm, dòng sông Bến Hải trùng với vĩ tuyến 17 trên bản đồ từng là đường giới tuyến phân chia hai miền Nam – Bắc. 

Đua thuyền mừng ngày hội non sông thống nhất 

Những ngày này, đi dọc Quốc lộ 1A ngang qua huyện Vĩnh Linh, có thể nhìn thấy cây cầu Hiền Lương huyền thoại rực rỡ hai màu xanh vàng, cờ Tổ quốc đỏ thắm tung bay trong gió. Cách cây cầu không xa là kỳ đài, nhà liên hiệp và khu trưng bày vĩ tuyến 17 – khát vọng thống nhất. Chỉ cần một lần ghé thăm, nhìn thấy, nghe kể, bao trang sử đau thương nhưng hào hùng của dân tộc bất chợt ùa về qua dòng tâm trí của lữ khách phương xa.