Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam luôn trong trái tim mọi người dân đất Việt. Sau khi Người qua đời, đã để lại muôn vàn thương tiếc cho đồng bào, đồng chí cả nước. Không chỉ ở Nghệ An quê Bác, nhân dân cả nước đã lập bàn thờ Bác Hồ ở khắp nơi, từ trong chính ngôi nhà mình, ở nhiều công sở, ở các tỉnh, ở những nước Người đã bôn ba và đặt chân tới trên đường đi tìm đường cứu nước. Thậm chí trong nhiều đền, chùa đình, đền, miếu cũng lập bàn thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh tỏ lòng thành kính, nhớ thương Người.
Một trong số những nơi thờ Bác được nhiều người biết đến là đền thờ Bác Hồ trên đỉnh non thiêng Ba Vì.
Ba Vì được coi là ngọn núi tổ của nước Đại Việt. Dãy núi Ba Vì có ba ngọn, đỉnh cao nhất là đỉnh Vua, cao 1.296m. Đỉnh giữa là đỉnh Tản Viên, cao 1.281m. Đỉnh thứ ba là đỉnh Ngọc Hoa, cao 1.120m. Trên đỉnh ngọn núi nổi tiếng nhất là Tản Viên có đền Thượng thờ Thánh Tản – một trong “tứ bất tử” theo tín ngưỡng của người Việt (Thần Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Bà chúa Liễu Hạnh). Còn trên đỉnh núi Vua cao nhất tọa lạc một ngôi đền thờ một con người, một nhân vật của lịch sử của thời đại – Đền thờ Bác Hồ.
Một trong số những nơi thờ Bác được nhiều người biết đến là đền thờ Bác Hồ trên đỉnh non thiêng Ba Vì.
Ba Vì được coi là ngọn núi tổ của nước Đại Việt. Dãy núi Ba Vì có ba ngọn, đỉnh cao nhất là đỉnh Vua, cao 1.296m. Đỉnh giữa là đỉnh Tản Viên, cao 1.281m. Đỉnh thứ ba là đỉnh Ngọc Hoa, cao 1.120m. Trên đỉnh ngọn núi nổi tiếng nhất là Tản Viên có đền Thượng thờ Thánh Tản – một trong “tứ bất tử” theo tín ngưỡng của người Việt (Thần Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Bà chúa Liễu Hạnh). Còn trên đỉnh núi Vua cao nhất tọa lạc một ngôi đền thờ một con người, một nhân vật của lịch sử của thời đại – Đền thờ Bác Hồ.