Bàn thờ và di ảnh của Phật Trùm
26 thg 6, 2013
Sự thật về giếng Thánh và những viên ngọc Phật Trùm
Kể từ tết cổ truyền đến nay, một số người dân ở TP HCM và các tỉnh miền Đông Nam Bộ đi hành hương về vùng thánh địa Thất Sơn (tỉnh An Giang) trở về kháo nhau rằng: Ở ấp Sà Lôn (xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) đất bỗng dưng nứt toác ra để lộ một hộp gỗ bọc giấy đỏ chứa 2 viên ngọc Xá Lợi của Phật. Ban đêm, ngọc sáng đến mức có thể soi đường đi. Ai đang bệnh nan y chạm tay vào sẽ hết bệnh ngay. Những người khỏe mạnh, chạm tay vào sẽ gặp may mắn như trúng số, mua may bán đắt, kinh doanh phát đạt.
24 thg 6, 2013
Cái mặt chù ụ
Ở bãi biển Ba Động, Trà Vinh, bạn có thể thấy người ta bán một con giống con cua hay con ba khía, nhưng có cái bản mặt đẹp trai ấn tượng như thế này:
Hỏi người ta con này là con gì, bạn sẽ nhận được câu trả lời:
- Con chù ụ chớ con gì!
Phượt ẩm thực xứ Gò
Em Gò Công một phần giống em Pleiku - có nắng có gió, phần tựa em xứ Quảng - có biển có sông. Nổi hơn cả lại là nguồn hải sản nước lợ phủ phê và nụ cười đôn hậu.
Không ít người bạn than vãn rằng, về quê bà Từ Dũ không biết tìm ăn ngon ở đâu. Đúng là mấy kẻ "đơn giản đến thanh thản".
Sản vật vùng này phong phú. Bởi là nơi hợp lưu của nhiều nhánh sông, cửa biển: Vàm Cỏ Đông, Xoài Rạp, cửa Tiểu..., nên cá tôm thích bám trụ cũng để… thưởng thức ẩm thực. Các chuyên gia hải sản trong nước cũng như một số người sành ăn, kiến thức rộng quả quyết: chính chất lượng hệ phiêu sinh nước lợ (nước xà hai) đã làm cho hải sản thơm ngọt lạ.
Không ít người bạn than vãn rằng, về quê bà Từ Dũ không biết tìm ăn ngon ở đâu. Đúng là mấy kẻ "đơn giản đến thanh thản".
Sản vật vùng này phong phú. Bởi là nơi hợp lưu của nhiều nhánh sông, cửa biển: Vàm Cỏ Đông, Xoài Rạp, cửa Tiểu..., nên cá tôm thích bám trụ cũng để… thưởng thức ẩm thực. Các chuyên gia hải sản trong nước cũng như một số người sành ăn, kiến thức rộng quả quyết: chính chất lượng hệ phiêu sinh nước lợ (nước xà hai) đã làm cho hải sản thơm ngọt lạ.
Ăn mộc mới cảm nhận hết sức quyến rũ của nghêu Gò Công.
Về xứ sở vải thiều
Vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) đang chính vụ và ùn ùn xuống phố, nhưng chúng tôi vẫn muốn vào tận sâu các bản làng vùng cao của xứ sở này để được trải nghiệm cảm giác làm một nông dân thứ thiệt.
Người dân Lục Ngạn thu hoạch vải
Giữa
cái nắng rát bỏng ngày hè, quốc lộ 31 (đoạn từ phố Kim đến thị trấn
Chũ, huyện Lục Ngạn) như ngột ngạt hơn bởi đường sá ùn tắc và cảnh ồn ào
tranh mua tranh bán. Trên các con phố chính, nhìn đâu cũng thấy xe chở
vải, từ xe máy đến xe tải, thậm chí nhiều đoạn đường tắc nghẽn.
Bữa ngon trên đảo
Những ngày nghỉ ở Phú Quốc không chỉ có biển xanh cát trắng mê hồn người, mà còn có nhiều món ngon vật lạ lần đầu được nếm thử…
Chủ nhân Nhà hàng Vườn Táo thường chiêu đãi khách quý khi có dịp ra Phú Quốc món cá nhúng giấm và gỏi cá mai, được dọn dưới bóng mát của vườn dừa xum xuê tại nhà hàng dân dã này.
Một nồi giấm sôi, một đĩa cá tươi lóc xương, đĩa bánh tráng, những loại lá và rau, hành sống… tất cả được cuốn với bánh tráng, song độc đáo là có thêm nhúm dừa non nạo tơi trộn vào cùng với cá. Miếng ăn làm dậy lên trong khứu giác, vị giác và cả thị giác một trời Nam bộ với biển khơi mênh mông và những rừng dừa ngút ngàn.
Chủ nhân Nhà hàng Vườn Táo thường chiêu đãi khách quý khi có dịp ra Phú Quốc món cá nhúng giấm và gỏi cá mai, được dọn dưới bóng mát của vườn dừa xum xuê tại nhà hàng dân dã này.
Một nồi giấm sôi, một đĩa cá tươi lóc xương, đĩa bánh tráng, những loại lá và rau, hành sống… tất cả được cuốn với bánh tráng, song độc đáo là có thêm nhúm dừa non nạo tơi trộn vào cùng với cá. Miếng ăn làm dậy lên trong khứu giác, vị giác và cả thị giác một trời Nam bộ với biển khơi mênh mông và những rừng dừa ngút ngàn.
Cầu gai hay con nhum là đặc sản của vùng biển Phú Quốc
Dã ngoại giữa lòng hồ Trị An
Đồng Trường (bên trái) và đảo Ó giữa lòng hồ Trị An.
Chúng tôi đến đảo Ó (huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai) vào một buổi sáng trời nắng nóng, đặc trưng của những ngày mùa hè phương Nam. Nằm yên bình giữa mặt hồ Trị An mênh mông phẳng lặng, đảo Ó thực sự là một cảnh quan nổi bật của miền Đông Nam bộ bởi chung quanh đây xưa kia vốn chỉ có rừng già. Nhìn từ xa, đảo Ó chỉ như một vệt mờ hiện lên giữa làn nước xanh biếc mùa thủy điện bắt đầu tích nước.
22 thg 6, 2013
Biết thì thưa thốt
Năm 2001, lần đầu tiên tôi tới Long Xuyên. Gọi là "thăm dân cho biết sự tình", tôi kêu một chiếc xe lôi chạy vòng vòng thành phố (hình như hồi đó còn là thị xã??).
Để chứng tỏ mình là người hiểu biết, tôi tua lại những kiến thức trong đầu của mình về đất Long Xuyên và bắt chuyện với anh chàng đạp xe lôi. À, nhớ rồi, Long Xuyên là nơi phát sinh đạo Hòa Hảo. Tôi gợi chuyện:
Để chứng tỏ mình là người hiểu biết, tôi tua lại những kiến thức trong đầu của mình về đất Long Xuyên và bắt chuyện với anh chàng đạp xe lôi. À, nhớ rồi, Long Xuyên là nơi phát sinh đạo Hòa Hảo. Tôi gợi chuyện:
- Ở đây đạo Hòa Hảo nhiều lắm hả chú em?
- Dạ đúng rồi sếp!
Trâu không còn buồn vì máy cày
Trong bài Bình ca số 1 của nhạc sĩ Phạm Duy, đoạn 2 của phiên khúc 2, có câu: “Này em con trâu già, nằm chơi trâu nhai cỏ, nhìn những chiếc máy đang cày bừa, trâu đừng buồn vì máy cày nghe…”
Nhơn tầm ngưu ở lẩu trâu Tám Khuynh. Ảnh: Trần Việt Đức
Vâng trâu không còn buồn vì máy cày. Sau khi hoàn thành sứ mệnh lịch sử và ở lại trong ký ức tuổi thơ mộng mị của nhiều thế hệ, ít nhiều trong chúng đã chuyển sang nhiệm vụ khác, nhất là trâu ở miền Tây.
Nhái tranh bàn ăn với ếch
Nhái um tiêu xanh. Ảnh: T.V.Đ
Những cây mưa lớn đầu tiên ập đến sau mùa nắng, nước tràn đồng, thường là dịp soi ếch. Ban đêm những đôi tình lữ ếch kéo nhau ra ruộng hân thưởng cái mát. Khi mưa đã vào chính mùa, đến lượt những đêm đi soi nhái.
Nhái có lẽ ỷ mình nhảy xa, nên khá dạn, chiều đến chúng đi kiếm ăn sớm. Ếch thì chụp bằng tay khi chúng say ánh đèn đứng chịu trận, thường bắt được cả cặp đang đàn đúm.
Món ăn để nhát
Cầu Ngang để lại ấn tượng trong tôi không phải là cảnh quan các khu du lịch, nhưng là món ăn để nhát, nếu nói theo lý luận Đông y ăn gì bổ nấy. Món thịt thỏ quán Tư Quốc.
Thỏ hầm hành.
Nhát ở đây là thể bị động chớ không phải thể động như ăn xong rồi đi nhát cho ai sợ.
Người ta vẫn bảo “nhát như thỏ đế”, nhưng sách nói thỏ đế là thỏ hoang, rất nhát. Còn thỏ nhà nhát trung dung hơn, thịt lại ngon, chớ không tanh như thỏ đế. Thôi thì nên ăn nó để nhát trung dung hơn cho dễ thở.
Người ta vẫn bảo “nhát như thỏ đế”, nhưng sách nói thỏ đế là thỏ hoang, rất nhát. Còn thỏ nhà nhát trung dung hơn, thịt lại ngon, chớ không tanh như thỏ đế. Thôi thì nên ăn nó để nhát trung dung hơn cho dễ thở.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)