Hiển thị các bài đăng có nhãn hồ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn hồ. Hiển thị tất cả bài đăng

25 thg 12, 2014

Lãng mạn hồ Trị An

Hồ Trị An (Đồng Nai) dần được du khách Sài Gòn biết đến trong khoảng gần 2 năm nay. Càng ngày hồ càng đẹp và có nhiều hoạt động vui chơi thơ mộng.


Nếu như trước đây, nơi đây chỉ là điểm hẹn lý tưởng của dân nghiền câu cá thì nay nó là điểm đến thú vị cho các gia đình. Hoạt động được nhiều gia đình thích thú nhất là du thuyền trên hồ đón bình minh hay đợi hoàng hôn, mang đến cho bạn những khoảng khắc tuyệt vời.

22 thg 12, 2014

Du ngoạn hồ Tuyền Lâm ngày đông

Tháng 12, người Sài Gòn thích nhất là đổ lên Đà Lạt, ghé hồ Tuyền Lâm ngắm sương phủ lãng đãng, co ro trong cái lạnh tê tái hiếm hoi của tiết trời phương Nam luôn nóng bức.


Nằm giữa rừng thông bạt ngàn và dòng suối Tía huyền thoại, hồ Tuyền Lâm cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 7km theo hướng Nam. Từ trung tâm Đà Lạt, bạn chạy ngược về phía đèo Preen, cách khu du lịch Datanla khoảng 2km rẽ trái, đi theo con đường dốc quanh co là đến hồ. 

14 thg 10, 2014

Ngỡ ngàng cảnh đẹp Hồ Gươm sang thu

Những ngày đầu tháng 10, tiết trời thu như ùa vào lòng người Hà Nội. Những tán lá xanh đang dần đổ vàng cùng thời gian, những cơn sóng lăn tăn dưới mặt hồ xanh ngắt…. Một mùa thu lại đến. 

Mùa thu, trong hành trình du lịch phương Bắc của mình, khách phương xa nhất định sẽ ghé Hà Nội, thong thả dạo chơi trên những con đường rợp bóng mát, ngắm Hồ Gươm, thăm Tháp Bút, dạo cầu Thê Húc, nhâm nhi tách cà phê ven hồ, cảm nhận không khí thu lãng đãng xung quanh. 

Tháp Rùa linh thiêng rọi bóng lòng hồ mỗi ngày 

7 thg 9, 2014

Bàu Trắng - hồ nước ngọt nơi biển xanh

Tiếp nối thanh âm nhộn nhịp của những bãi tắm, khu resort, làng chài… chạy dọc bờ biển theo cung đường ra Mũi Né về hướng Đông Bắc khoảng 30km là nét trong trẻo, hoang sơ của Bàu Trắng. Và, cũng chính những nét phác thảo đơn sơ ấy của thiên nhiên là lý do thôi thúc du khách ghé đến khám phá nơi đây.

Con đường đất đỏ dẫn vào Bàu Trắng 

Rẽ lối vào nơi mà người ta gọi là Bàu Trắng (hay Bàu Sen), không khó để bạn nhận ra hồ nước ngọt trong vắt, cùng thảm thực vật xanh mát lọt thỏm giữa những triền cát trắng bao la, gợn sóng.

2 thg 9, 2014

Xứ Lak: hồ “đẹp” đến hơi thở cuối cùng

Miền thượng là tổ hợp kết dính của núi, rừng, sông, suối, thung lũng, bình nguyên, vực sâu, muôn loài, và hệ thống hồ nước. Không có hồ nước tự nhiên sinh thái rừng không được cân bằng, nhiều loài động vật cũng không thể tồn tại khi thiếu nước, khoáng chất, và không gian để quẫy đạp, sinh hoạt.

Hồ thủy điện, thủy lợi giờ “nhân bản vô tính” khắp Tây Nguyên, nên hồ Lak tự nhiên này đây chợt hóa “cổ”, dày lên ký ức nguyên sinh lẫn văn hóa tộc người, và đặc biệt là nó không “đuổi” dân đi như hồ thủy điện…

Một làn sương hư ảo nhả xuống mặt hồ. Dãy núi vòng cánh cung rộng thênh làm hậu cảnh vĩnh cửu cho con hồ ở phía xa ấy khói sương cũng giăng phủ, kéo rê đi, chỗ đậm chỗ nhạt theo sắc trắng xám của sương. Các buôn làng M’nông lâu đời tít bên bờ bên kia của hồ bị sương “ngậm” mất, chưa thể thấy le lói ra vào lúc này. Những sợi nắng đầu ngày tinh khiết như màu mật ong đục thủng những màn mây xám ban sớm để rót le lói ánh sáng xuống con hồ mênh mông.

31 thg 7, 2014

Một ngày ở hồ Đại Lải

Từ thủ đô, chúng tôi đi xe máy, theo con đường cao tốc Thăng Long Nội Bài, qua những cánh đồng lúa bát ngát, những bãi ngô trải dài dọc con sông Hồng ngầu đỏ phù sa… đến Hồ Đại Lải. 

Đại Lải là hồ nhân tạo, nằm dưới chân núi Tam Đảo. Xưa kia, vùng này là một thung lũng cằn cỗi nằm giữa các gò đồi hình bát úp nối tiếp nhau: Phía Bắc là dãy Tam Đảo, phía Nam là núi Thằn Lằn, đèo Nhe, núi Mỏ Quạ…Để có nước phục vụ tưới tiêu trong vùng, hồ Đại Lải được khởi công đào. Nhờ bàn tay con người, từ vùng đồi núi trọc hoang vu, Đại Lải trở thành một khu du lịch nổi tiếng...

Cả không gian bao la một màu xanh với các triền đồi mướt mát cây cối: bạch đàn, thông, nhãn rừng, keo lá tràm và hàng trăm lòai thực vật khác. Con đường nhỏ bê tông bao bọc quanh hồ luôn mát mẻ bởi những hàng cọ, thiên tuế, những bụi trúc rậm rạp. Giữa chập chùng đồi núi và rừng cây là hồ Đại Lải mênh mông, như giải lụa bạc lấp lánh, uốn lượn mềm mại giữa các quả đồi. Hàng lọat biệt thự được xây cất với lối kiến trúc độc đáo và thơ mộng, nằm rải rác ven các sườn đồi, bao bọc quanh hồ. 

Một góc hồ Đại Lải 

4 thg 7, 2014

Cụ Rùa Sài Gòn

Hà Nội có hồ Gươm. Hồ Gươm có cụ Rùa.

Sài Gòn cũng có hồ, danh xưng là hồ Con Rùa luôn.


Bây giờ chỗ ấy mang tên chính thức là Công trường Quốc tế, nhưng mọi người vẫn quen gọi là hồ Con Rùa.


Nơi đó có nhiều quán cafe, và có cái view khá đẹp. Ngày nọ, tôi ngồi nơi ấy uống cafe và hẹn một người quen từ Hà Nội mới vào rằng: Tôi đang uống cafe ở hồ con Rùa, bạn đến nhé! Điều gì sẽ xảy ra?


Anh chàng ấy chạy vòng vòng, trong đầu mường tượng rằng nơi mình sắp đến là một cái hồ to cỡ... hồ Gươm, hoặc ít ra cũng một tám một mười.

Ha ha, tưởng tượng như thế thì đi nát Sài Gòn cũng chẳng tìm thấy cái hồ nào cả! 

Đến khi gặp rồi mới chưng hửng vì hồ chỉ là một cái đài phun nước!


Photobucket
Hồ Con Rùa - năm 2011

31 thg 3, 2014

Đàn voi buôn Jun

Ở buôn Jun (Buôn Ma Thuột- Đắc Lắc) hiện còn 22 con voi, trong đó có 5 voi đực. Voi trưởng thành thường được cưa bớt ngà...

Trong những thắng cảnh của Buôn Ma Thuột, buôn Jun- hồ Lắk là một trong những điểm thu hút nhiều du khách. Buôn Jun nằm cạnh hồ Lắk cùng với buôn MLiêng, là những buôn làng tiêu biểu của dân tộc MNông. 

23 thg 3, 2014

Bức tranh Sơn Hải

Đúng như tên gọi, Sơn Hải (Lục Ngạn, Bắc Giang) được thiên nhiên ban tặng vẻ đẹp thơ mộng, bốn mùa có nước hồ Cấm Sơn trong xanh thăm thẳm in hình bóng núi. Với nhiều du khách, Sơn Hải mùa nào cũng đẹp.

Những căn nhà đơn sơ bên mép hồ - Ảnh: H.Dương

Với địa hình đồi núi xen kẽ các hòn đảo trên lòng hồ Cấm Sơn, Sơn Hải tập trung nhiều dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, Sán Chỉ, Cao Lan... với nét văn hóa đa dạng phong phú, nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Tuy nhiên, Sơn Hải vẫn còn vẻ hoang sơ do tiềm năng du lịch chưa được đầu tư khai thác.

7 thg 11, 2013

Thắng cảnh Hồ Núi Cốc

Nổi tiếng bởi vẻ đẹp non nước hữu tình, gắn liền với huyền thoại về tình sử nàng Công chàng Cốc, Hồ Núi Cốc (huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) là điểm đến được nhiều du khách lựa chọn cho kì nghỉ ngắn ngày.

Từ trung tâm thành phố Thái Nguyên, chạy qua xã Tân Cương nổi tiếng với những cánh đồng chè xanh bạt ngàn, chúng tôi đặt chân đến khu du lịch Hồ Núi Cốc. Hồ Núi Cốc vốn dĩ là hồ nhân tạo, được khởi công xây dựng năm 1993 và hoàn thành năm 1994, gồm một đập chính dài 480m và 6 đập phụ, có diện tích mặt hồ rộng khoảng 25km2. Khu du lịch Hồ Núi Cốc được xây dựng trên khuôn viên rộng 19.000ha, từ lâu đã hấp dẫn du khách bởi nét đẹp thiên tạo gắn với câu chuyện tình đẹp đã đi vào ca khúc “Huyền thoại Hồ Núi Cốc” của nhạc sĩ Phó Đức Phương.

Truyền thuyết kể lại rằng, ngày xưa có một chàng trai nghèo tên là Cốc sống bằng nghề đốn củi đến nhà quan lang ở vùng gần sông Công, sông Gâm làm thuê. Quan lang này có một cô con gái xinh đẹp và hát hay, múa giỏi nức tiếng khắp vùng, đó là nàng Công. Duyên trời định đoạt, tiếng sáo chàng Cốc đã khiến trái tim người con gái rung động. Biết chuyện, quan lang nhốt nàng Công trong nhà và cho quân truy đuổi chàng Cốc. Chàng Cốc trở về quê chờ nàng Công đến khi cả tấm thân hóa thành quả núi, còn nàng Công thương nhớ chàng Cốc, khóc ròng rã đến khi nước mắt chảy dài thành sông.


23 thg 9, 2013

Thuyền độc mộc trôi trên hồ Ba Bể

Không chỉ mãn nhãn với khung cảnh nên thơ hữu tình của mây trời sông núi, cảm giác như lướt trên mặt nước bằng con thuyền độc mộc mỏng manh là trải nghiệm mà bất kỳ du khách nào cũng muốn thử một lần khi đến với hồ Ba Bể.

Hồ Ba Bể (Bắc Kạn) cách Hà Nội hơn 220 km về phía Bắc được ví như “viên ngọc xanh” giữa núi rừng, là điểm du lịch sinh thái lý tưởng với du khách. Nằm trong top 20 hồ nước ngọt lớn nhất thế giới, hồ Ba Bể mang vẻ đẹp hoang sơ và thơ mộng với không khí mát lạnh, dễ chịu.

Điều đáng ngạc nhiên là ở độ cao trên 145 m so với mực nước biển và nằm trên lưng chừng núi đá vôi, hồ Ba Bể quanh năm vẫn đầy ắp một màu xanh của nước, của trời và cỏ cây hoa lá. Vào sáng sớm, khi sương chưa tan, hồ mang vẻ đẹp huyền bí của một địa danh rộng lớn bao la. Phong cảnh hữu tình cộng với sự bình lặng của tự nhiên khiến khách ghé thăm như quên đi mọi ưu phiền của cuộc sống. 

Những cô gái Tày chèo thuyền độc mộc trên hồ Ba Bể đã trở thành biểu tượng của Bắc Kạn. Ảnh:dulichbackan.com. 

14 thg 9, 2013

Chuyến thăm 'nàng công chúa ngủ trong rừng' Đa Mi

Đa Mi nằm giữa Đà Lạt và Phan Thiết, cách thị xã Bảo Lộc gần 60 km. Băng qua những con đường đèo ngoằn nghèo, bắt gặp 2 hồ nước nhân tạo tuyệt đẹp giữa núi rừng trùng điệp là hồ Hàm Thuận và hồ Đa Mi.

Hai hồ nước được hình thành nhờ công trình thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi. Hồ Hàm Thuận nằm trên sông La Ngà, một nhánh của hệ thống sông Đồng Nai. Giữa hồ có 8 đảo lớn nhỏ, đủ hình dạng đan xen, cây cối phủ xanh mướt như những hòn non bộ khổng lồ. Theo lời người dân Đa Mi, hồ có rất nhiều cá lớn và đây là điểm câu yêu thích của dân chuyên nghiệp. Bạn có thể mua các loại cá do dân địa phương đánh bắt từ lòng hồ và lai rai vài ly rượu trong không khí mát rượi giữa thiên nhiên yên tĩnh. 

Đường vào Đa Mi loanh quanh đèo đèo dốc dốc. 

21 thg 7, 2013

Viên ngọc xanh trên phố núi Pleiku

Đến Tây Nguyên hẳn ai cũng mong muốn được ghé thăm Biển Hồ, một điểm du lịch đẹp nổi tiếng thuộc Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, nơi được mệnh danh là “viên ngọc xanh” trên cao nguyên này.

Nằm cách trung tâm TP. Pleiku 6km về hướng Bắc, Biển Hồ hay còn là hồ Tơ Nưng, hồ La Nueng, có diện tích khoảng 250ha, độ sâu trung bình khoảng 18m, nguyên là một miệng núi lửa có hình bầu dục đã ngưng hoạt động cách đây hàng trăm triệu năm. Chính sự rộng lớn mênh mông như biển khơi nên người dân địa phương đặt tên hồ nước là Biển Hồ.

Cái tên Biển Hồ còn xuất phát từ chính khát vọng của người dân nơi đây khi mà cao nguyên Pleiku cao hơn mực nước biển cả nghìn mét và theo nguyên tắc bình thông nhau thì sẽ không có giọt nước nào tồn tại được trên những đỉnh núi cao này. Vì thế mà con người nơi đây luôn khao khát nước, khao khát biển, dẫu mùa khô Tây Nguyên hàng năm khắc nghiệt, nắng hạn đến đâu thì nước Biển Hồ cũng chưa bao giờ cạn.


17 thg 4, 2013

Mênh mang mặt nước hồ Dầu Tiếng

Cuộc sống của người dân ven hồ lặng lẽ như mặt nước mênh mang, êm đềm hồ Dầu Tiếng 

Được khởi công từ tháng 4 năm 1981 và hoàn thành vào đầu năm 1985, hồ Dầu Tiếng có diện tích mặt nước 270 km2 nằm trên địa phận ba tỉnh tỉnh Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh. Đây là hồ nhân tạo có vai trò điều phối nguồn nước nông nghiệp cho vùng Đông Nam bộ, cung cấp nguồn nước cho nhà máy lọc nước Thủ Đức. Hồ nước mênh mông này còn là một thắng cảnh với quần thể núi đồi, sông ngòi và đảo êm đềm như một bức tranh thủy mặc tuyệt đẹp của thiên nhiên. 


14 thg 4, 2013

8 bãi tắm đẹp ở Huế

Những bãi biển trải dài tít tắp, những con suối mát lạnh hiền hòa, những dòng thác tung bọt trắng xóa đang sẵn sàng đem đến cho du khách những hương vị tươi mát khi đến Huế vào những ngày nắng nóng.

Bãi biển Lăng Cô


7 thg 3, 2013

Trẩy hội "chùa trên đảo"

Danh thắng Hồ Truồi nằm giữa thung lũng của dãy núi Bạch Mã, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước phong cảnh hữu tình, đặc biệt vẻ đẹp và kiến trúc độc đáo của Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã tọa lạc giữa lòng hồ. 

Đầu năm Quý Tỵ, hàng ngàn người dân địa phương, du khách nhiều tỉnh, thành và quốc tế đã đổ về tham quan, dâng hương danh thắng nổi tiếng này.

Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã được khánh thành năm 2006, nằm giữa lòng hồ Truồi, xung quanh là dãy núi Bạch Mã hùng vĩ, thuộc xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Điểm cuốn hút du khách đến đây chính là phong cảnh hồ Truồi thật hữu tình, tĩnh lặng. Thật thú vị khi du thuyền trên hồ nước trong xanh phẳng lặng, xung quanh là núi non hùng vĩ, thưởng thức vẻ đẹp của trời mây non nước và hoà vào dòng người trẩy hội "chùa trên đảo" trong những ngày xuân. 

3 thg 3, 2013

Mênh mang hồ Lak

Trước khi đổ vào dòng Krông Nô hùng vĩ, các nguồn nước từ dãy núi Cư Yang Sin trùng điệp dồn lại tạo thành hồ Lak, viên ngọc xanh tuyệt đẹp của Tây Nguyên. Hồ nước hiếm hoi rộng gần 800 ha này thực sự là báu vật vô giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho cao nguyên Đắc Lắc khô khát đầy nắng gió. 

Lớn hơn cả Biển Hồ (Gia Lai), hồ Lak là hồ tự nhiên không chỉ lớn nhất Tây Nguyên mà còn lớn nhất Việt Nam. Người dân nơi đây truyền nhau huyền thọai về hồ Lak sâu không đáy, thông qua tận Biển Hồ. Ngòai ra, hồ Lak còn thông với con sông Krông Ana hiền hòa. Mặt hồ luôn xanh thắm bởi những cánh rừng nguyên sinh rộng lớn bao quanh. Giữa hồ nổi lên những hòn đảo nhỏ là nơi trú chân của các đàn chim. Khu rừng nguyên sinh quanh hồ Lak rộng hơn 12.000 ha. 


Các nhà khoa học đã phát hiện tại đây 548 loài thực vật thuộc 118 họ, hệ động vật có 132 loài chim, 61 loài thú, 43 loài lưỡng cư-bò sát...Nhờ những dãy núi cao bao bọc xung quanh nên mặt nước hồ luôn phẳng lặng.

15 thg 2, 2013

Nên thơ hồ Thác Bà

Các công trình thủy điện của vùng núi rừng Tây Bắc không chỉ góp phần thắp sáng dòng điện cho đất nước mà còn kiến tạo nên những hồ thủy điện nhân tạo đẹp đến nao lòng. Hồ Thác Bà (tỉnh Yên Bái), một trong những hồ nhân tạo đẹp tựa viên ngọc giữa đại ngàn. Với phong cảnh hữu tình, hồ Thác Bà là điểm dừng chân lí tưởng dành cho những ai yêu vẻ hoang sơ của núi rừng Tây Bắc.

Từ Hà Nội, du khách có thể dễ dàng đến với hồ Thác Bà, cách Hà Nội 180 km theo Quốc lộ 2. Đây sẽ là điểm đến khó quên của du khách trong hành trình khám phá vùng cao Tây Bắc. 

Nằm trên địa phận hai huyện Yên Bình và Lục Yên của tỉnh Yên Bái, hồ Thác Bà được hình thành khi ngăn sông đắp đập chặn dòng sông Chảy để xây dựng Nhà máy Thủy điện Thác Bà, nhà máy thủy điện đầu tiên của miền Bắc thời kì quá độ lên XHCN. Diện tích vùng hồ khoảng 23.400 ha, diện tích mặt nước 19.050 ha, chiều dài 80km, mực nước sâu 20 – 29m. Hồ Thác Bà có hơn 1.300 đảo lớn nhỏ. Trên các dãy núi đá vôi và các hòn đảo trong khu vực hồ có nhiều hang động đẹp cùng các chùa, đền gắn liền với nhiều sự tích và truyền thuyết lâu đời của cư dân bản địa.

Một vùng phong cảnh hữu tình với cảnh non xanh nước biếc.

11 thg 2, 2013

Hồ Na Hang

Na Hang là huyện vùng cao của tỉnh Tuyên Quang. Nơi đây có hồ Na Hang nay vẫn còn vẹn nguyên vẻ hoang sơ của một miền sơn cước. Trong nhiều năm gần đây, vẻ đẹp kì ảo của hồ Na Hang đã dần được đánh thức và trở thành một sản phẩm du lịch đặc sắc.

Trung tâm huyện Na Hang có hồ Na Hang, hai bên bờ có nhiều núi và những ngôi đền cổ. Núi Pắc Tạ, ngọn núi cao nhất ở Na Hang, có hình như chú voi cúi đầu bên nậm rượu, đổ bóng xuống mặt nước hồ xanh. Dưới chân núi Pắc Tạ có một ngôi đền cổ thờ người thiếp của tướng quân Trần Nhật Duật (TK XIII). Đền đẹp và nổi tiếng linh thiêng, là điểm đến khó quên của du khách khi đến Na Hang. 

Hồ Na Hang còn được ví như một “Hạ Long giữa đại ngàn”. Nơi đây có tới 99 ngọn núi quần tụ lại với nhau ở khu vực xã Thượng Lâm. Mỗi ngọn núi có một hình dáng khác nhau, tất cả in hình lên nền trời xanh, hòa lẫn với làn nước xanh thăm thẳm, khiến du khách không khỏi ngỡ ngàng trước sự kì diệu của tạo hóa.

Vẻ đẹp hoang sơ của hồ Na Hang.

7 thg 2, 2013

Hồ Gươm bốn mùa

Cứ mỗi mùa trôi qua, hồ Gươm với các cụm di tích cổ kính như tháp Rùa, đền Ngọc Sơn, tháp Bút, đài Nghiên, tháp Hòa Phong… lại tạo nên một nét quyến rũ rất riêng cho Hà Nội.
Vào mùa xuân, không gian quanh hồ Gươm tựa như một bức tranh thủy mặc mờ ảo, hữu tình.
Mặc cho không khí oi bức cùng nắng nóng của mùa hạ tràn về, hồ Gươm lúc nào cũng mang lại một bầu không khí trong lành và mát mẻ đến lạ kỳ. Những cây phượng vĩ nở hoa đỏ rực ngả bóng xuống mặt hồ.


Khi gió thu se se lạnh, những cây lộc vừng ven hồ trổ những chùm hoa e ấp và run rẩy trong gió. Mới chiều tối còn thấp thoáng mà sáng ra đã rụng đỏ cả gốc cây và mặt hồ.

Lúc gió đông lùa hơi lạnh tới từng ngõ phố, hồ Gươm như thu mình ủ ấm với sắc nước nhẹ êm, những cành cây rụng lá khẳng khiu đợi xuân sang sẽ đâm chồi, nảy lộc.

Nằm ngay giữa lòng Hà Nội, không gian hồ Gươm như một bức tranh trữ tình luôn mang lại cho mỗi người cảm giác yên bình và lãng mạn đến khó quên...

Những mầm xanh báo hiệu một mùa xuân mới đang về trên hồ Gươm.