Hiển thị các bài đăng có nhãn hồ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn hồ. Hiển thị tất cả bài đăng

4 thg 2, 2013

Thắng cảnh hồ Noong

Nằm cách thành phố Hà Giang khoảng 15 km, hồ Noong là một hồ tự nhiên, với thiên nhiên hoang sơ, nước mông mênh chạy dài ôm gọn lấy chân ngọn núi Noong xanh ngắt, cao vời. Tới tham quan hồ Noong, ngoài phong cảnh thơ mộng, du khách còn được tìm hiểu cuộc sống, phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc Tày, Mông, Dao.

Từ thị xã Hà Giang, đi qua những cánh rừng, vạt nương, lướt qua vài bản Tày, Mông, Dao, nằm rải rác bên đường là đến hồ Noong, thuộc địa phận xã Phú Linh, huyện Vị Xuyên. Hồ Noong nằm trên dãy Tây Côn Lĩnh, được khai tạo từ thuở sơ khai, có diện tích mặt nước hơn 20ha (vào mùa cạn), khoảng 80ha (vào mùa mưa), bao quanh là những dãy núi đá, núi đất và rừng nguyên sinh bao trùm rộng tới trên 700ha. Người dân bản Noong 1, Noong 2 (xã Phú Linh) luôn ví hồ Noong như “mắt rừng” bởi giữa tứ bề là núi rừng, hồ Noong phẳng lặng, lấp lánh ánh bạc dưới ánh trăng hay ánh nắng mặt trời.


Đám trẻ tan học chăn trâu, đùa nghịch dưới lòng hồ Noong mùa nước cạn. (Ảnh: Thạch Công Thịnh) 

30 thg 1, 2013

Lữ thứ bên hồ phố lạnh

Ở phố núi Đà Lạt, cái thực thể tự nhiên đối lập với lớp lớp núi đồi kia chính là hồ Xuân Hương. Tôi gọi hồ nước này là phần âm của đô thị so với phần dương đồi núi. Ở đó, có những ngày nắng đẹp đến hoang vu cho dù ngay giữa thành phố, tôi thường ném suy nghĩ vào nó để tinh lọc mình trong không gian tự nhiên. Có một ngày, nhận ra hồ nước này không phải thứ bất động, nó là một phần của cõi nhân gian…

Người Đà Lạt nào mà mỗi ngày chẳng phải qua lại hồ Xuân Hương. Đã “ra phố” thì phải ngang nó, phải đụng, phải chạm, phải giáp mặt với cái hồ danh thắng đặc sắc xếp hạng Di sản quốc gia này…





25 thg 1, 2013

Vãn cảnh Tây Hồ

Hà Nội có rất nhiều hồ, vừa là những khoảng thở cho đô thị, vừa là cảnh quan thơ mộng của đất Tràng An; trong đó, hồ Tây có diện tích lớn nhất, khoảng 500 héc ta, đem lại những làn gió mát và không khí trong lành cho cư dân thủ đô. Hồ Tây, còn có tên hồ Dâm Đàm, hồ Kim Ngưu, xưa còn gọi là đầm Xác Cáo... Hồ nằm ở phía tây bắc Hà Nội, quận Tây Hồ.


Hồ Trúc Bạch vốn là một phần của hồ Tây, thuộc quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Ảnh: Thanh Hương

Chiều chiều, nhiều người lên đây hóng gió, trốn cái nóng oi ả của mùa hè. Du khách chịu khó dạo chơi thong thả một vòng quanh hồ sẽ nhận ra nhiều điều thú vị. Từ xa xưa hồ Tây đã là thắng cảnh nổi tiếng. Các vị vua thời Lý-Trần đã lập quanh hồ nhiều cung điện làm nơi nghỉ mát, giải trí.

24 thg 1, 2013

Hồ Núi Cốc - một bức tranh thiên nhiên kì thú

Hồ Núi Cốc thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 15km về hướng tây nam. Nơi đây nổi tiếng bởi nét đẹp thiên tạo tự bao năm nay và bởi cả sắc màu huyền thoại của truyền thuyết nàng Công - chàng Cốc. 

Hồ Núi Cốc có 89 hòn đảo lớn nhỏ. 

Hồ Núi Cốc nằm giữa một khung cảnh thiên nhiên kỳ thú, sơn thuỷ hữu tình. Mặt hồ rộng mênh mông, có 89 hòn đảo lớn nhỏ. Không khí ở đây hết sức trong lành và tinh khiết. Những dãy núi dài lấp ló trong mây, tựa như một cô gái đang nằm xoã tóc, dưới chân núi là mặt hồ êm ru sóng gợn. 

Lịch sử kiến tạo hồ Ba Bể

Hồ Ba Bể là hồ nước ngọt nằm giữa hai huyện Ba Bể, Chợ Đồn thuộc tỉnh Bắc Kạn. Hồ dài 8km, rộng 3km, nằm trên độ cao 145m so với mặt nước biển và được hình thành từ cách đây hơn 200 triệu năm. Bao quanh hồ là những dãy núi đá vôi cổ có niên đại hơn 450 triệu năm. Nơi đây được công nhận là khu du lịch quốc gia Việt Nam. 

Vẻ đẹp tự nhiên của hồ Ba Bể

Theo tiếng địa phương, hồ Ba Bể là "Slam Pé" (ba hồ), là tên gọi chung của 3 hồ thông nhau gồm Pé Lầm, Pé Lù và Pé Lèng. Hồ Ba Bể được hình thành cách đây hơn 200 triệu năm, do cuộc kiến tạo lục địa Đông Nam Á cuối kỷ Camri đã đưa một khối nước khổng lồ với bề mặt xấp xỉ 5 triệu m2 và chiều dày hơn 30m lên lưng chừng vùng núi đá vôi, tạo ra hồ Ba Bể. 

23 thg 8, 2012

Biển Hồ - Đôi mắt Pleiku

1.
Em đẹp thế Pleiku ơi!
Trái tim tôi muốn vỡ tan rồi
không dám nhìn vào đôi mắt ấy
Đôi mắt Pleiku Biển Hồ đầy

Đó là lời bài hát Đôi mắt Pleiku do nhạc sĩ Nguyễn Cường sáng tác từ năm 1992, mà có lẽ ít người dân Pleiku nào không biết.

Biển Hồ - đôi mắt Pleiku - vì sao mà đắm đuối thế?

2.
Biển Hồ (hồ T'Nưng) nằm cách thành phố Pleiku 7km theo hướng quốc lộ 14 đi về phía Kontum. Đó là một hồ nước mênh mông xanh ngắt trên cao nguyên có độ cao 1.000 met.

Đường vào

Tôi bất tài nên không thể dùng máy ảnh ghi lại những hình ảnh nơi đây cho các bạn thưởng lãm. Cái đẹp của Biển Hồ nó lâng lâng, bát ngát mà có lẽ phải đến tận đây, đứng giữa long lanh nước và bạt ngàn xanh hoang dại mới cảm nhận được.

20 thg 8, 2012

Biển Hồ trà

Du khách đến thành phố Pleiku thường không quên viếng thăm Biển Hồ, một thắng cảnh được ví như đôi mắt Tây nguyên long lanh trên đỉnh cao. Thế nhưng có một Biển Hồ khác cũng rất thơ mộng lại ít được khách phương xa biết đến. Đó là Biển Hồ trà.

Biển Hồ gồm 2 hồ nước lớn thông nhau, phía Nam là hồ Tơ Nưng còn được dân Pleiku gọi là Biển Hồ nước, phía Bắc là khu vực đồn điền trà và chùa Bửu Minh được gọi là Biển Hồ trà.

Vài dòng lịch sử

Từ năm 1919 - 1920, công ty P.I.T. (Plantation Indóchinoise des Thés) của Pháp đã khai khẩn vùng đất phía bắc Biển Hồ để trồng trà. Đây chính là đồn điền đầu tiên của người Pháp trên cao nguyên Pleiku. Sở Trà (cách gọi của người dân lúc đó) nằm trên bờ bắc Biển Hồ - cách hồ nước gần 2km. Công nhân đồn điền hầu hết là người miền Trung, sống quanh đó và lập thành làng Cỏ May.

Thuở ấy, vùng đất này còn là nơi sương lam chướng khí. Để tạo chốn nương tựa về tâm linh, những người công nhân Việt xin phép được lập chiếc am nhỏ dưới gốc đa cổ thụ ở lô chè số 13 - cách làng Cỏ May khoảng 1 km về phía đông - để cầu cúng. Am này được gọi là Sơn Hải Miếu hay Dinh Bà. Hiện trong am còn bức hoành phi đại tự bằng gỗ với 3 chữ lớn: "Niệm tại tư ", phần niên đại ghi: Long Thụy - Bính tý (tức là năm 1936). 


9 thg 7, 2012

Có một cái giếng to như thế!

Tự điển tiếng Việt định nghĩa Giếng như sau: Hố đào thẳng đứng, sâu vào lòng đất, dùng để lấy nước.

Định nghĩa là như vậy, và cái giếng thì có ai mà không biết. Bởi vậy, nếu nhìn bức hình này và nói đó là cái giếng thì đúng là... chịu hổng nổi!

Cái này mà là cái giếng à? (Ảnh: Hai Lúa Miền tây, yume.vn)

Vậy đó mà nó đúng là cái giếng. Gọi đầy đủ là Giếng Nước hoặc Giếng Đôi (vì gồm 2 cái giếng). Tên của nơi có cái giếng này là Công viên Giếng Nước, thuộc thành phố Mỹ Tho. Dân gian gọi là Giếng Nước, tên chính thức từ chính quyền cũng là Giếng Nước. Vậy đây đúng là... cái giếng!


1 thg 1, 2011

Có một cái hồ, tên là hồ Hồ...


Đó là hồ Lak ở Buôn Ma Thuột.

Trong tiếng Ê đê, Lắk có nghĩa là hồ. Vậy hồ Lắk dịch ra tiếng Việt là... hồ Hồ, còn dịch ra tiếng Ê đê là... Lắk Lắk.