Hiển thị các bài đăng có nhãn Kontum. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kontum. Hiển thị tất cả bài đăng

25 thg 8, 2023

Gìn giữ vẻ đẹp đại ngàn để phát triển du lịch Kon Plông

Tỉnh Kon Tum có trên 609.600 ha rừng, trong đó hơn 547.700 ha là rừng tự nhiên với độ che phủ trên 63% diện tích của tỉnh. Cùng với phát triển kinh tế rừng, những năm gần đây nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số tại chỗ, đơn vị, địa phương của tỉnh Kon Tum còn tập trung bảo vệ, giữ gìn, khai thác vẻ đẹp riêng có với hệ động, thực vật phong phú của núi rừng tạo thành sản phẩm du lịch.

Cách thành phố Kon Tum gần 100 km theo hướng Tây Bắc, làng Vi Rơ Ngheo, xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông nằm tách biệt và yên bình giữa núi rừng. Đầu tháng 5 vừa qua 62 hộ dân với khoảng 300 khẩu, 100% là bà con dân tộc thiểu số Xơ Đăng vui mừng đón nhận Quyết định của UBND tỉnh Kon Tum công nhận Vi Rơ Ngheo là làng du lịch cộng đồng.

Người Xơ Đăng ở huyện Kon Plông giới thiệu văn hóa ẩm thực đậm hương vị núi rừng với du khách.

16 thg 7, 2023

Đến Kon Tum phải thử xôi măng, món quà sáng độc đáo của vùng đất cao nguyên

Nhiều du khách đến với vùng núi rừng Kon Tum thường được người dân bản địa giới thiệu cho món xôi măng, đây là món ăn vừa lạ vừa quen với nhiều người từ xa đến.

Món ăn được chế biến từ những vị rất quen thuộc như xôi, măng, cá… nhưng khi kết hợp với nhau lại mang đến một hương vị lạ, gây tò mò cho người thưởng thức.

Ảnh: Internet

13 thg 6, 2023

Nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na

Kon Tum không chỉ hấp dẫn bởi cảnh quan thiên nhiên đẹp mà còn để lại nhiều ấn tượng với những nét văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc. Trong đó, có thể kể đến các sản phẩm dệt thổ cẩm độc đáo của người Ba Na.

Bà Đậu Ngọc Hoài Thu - Trưởng phòng Quản lý văn hóa và Gia đình (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết: Thời gian qua, với sự vào cuộc của các cấp, ngành, sự nỗ lực của cộng đồng người Ba Na trên địa bàn, nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na đã dần phục hồi và phát triển, tạo ra những sản phẩm độc đáo, có giá trị kinh tế. Đặc biệt, niềm vui ấy còn được “nhân đôi” khi vừa qua, nghề dệt thủ công truyền thống dân tộc Ba Na của tỉnh tại các huyện Đăk Hà, Sa Thầy, Kon Rẫy và thành phố Kon Tum được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là sự khẳng định thương hiệu của các sản phẩm dệt thổ cẩm, giúp cộng đồng dân tộc Ba Na trên địa bàn tỉnh có thêm động lực để tiếp tục gắn bó với nghề.

Khuyến khích người Ba Na sử dụng các vật liệu tự nhiên để làm nên các sản phẩm thổ cẩm truyền thống. Ảnh: H.T

4 thg 6, 2023

Đặc sắc lễ mừng nước giọt ở Kon Trang Long Loi

Cũng giống nhiều DTTS khác ở Kon Tum, người Rơ Ngao (một nhánh của dân tộc Ba Na) ở làng Kon Trang Long Loi, thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà có tập tục lấy nước sinh hoạt ở những mạch nước ngầm chảy ra từ khe núi vừa trong và sạch. Bà con chặt cây lồ ô, đục thông các mắt rồi cắm vào mạch nước để dẫn nước ra chỗ thuận tiện lấy nước. Điểm lấy nước gọi là nước giọt (đăk klang). Lễ mừng nước giọt được dân làng long trọng tổ chức hằng năm.

Hằng năm, khi vụ mùa kết thúc, thóc lúa đã về kho, dân làng Kon Trang Long Loi tổ chức lễ mừng nước giọt (u klang đăk) hết sức long trọng để tạ ơn thần linh (Yàng) và cầu mong sức khỏe, bình an, mùa màng bội thu trong năm tới.

Lễ mừng nước giọt thường diễn ra trong 3 ngày. Trước lễ cúng, già làng sẽ xác định ngày lành làm lễ và thông báo đến người dân để cùng nhau đóng góp hiện vật, phục vụ việc cúng bái. Những vật phẩm cho buổi lễ thường là heo, gà, gạo nếp, rau củ và rượu ghè.

Già làng giao cốc tiết gà cho A Yan, mang ra giọt nước để cúng. Ảnh: NB

20 thg 5, 2023

Làng homestay của người Xơ Đăng ở Tây Nguyên

Làng Vi Rơ Ngheo, "làng homestay” của người Xơ Đăng ở xã Đăk Tăng (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum), mang lại cho du khách những trải nghiệm du lịch cộng đồng độc đáo.

Một ngôi nhà trong làng homestay Vi Rơ Ngheo được trang trí cổng bằng các chậu địa lan địa phương - Ảnh: ĐÌNH CƯƠNG

Nằm giữa những ngọn núi, cánh rừng nguyên sơ ở xã Đăk Tăng của huyện Kon Plông, làng Vi Rơ Ngheo - nơi được du khách gọi là làng homestay của người Xơ Đăng - là một điểm đến độc đáo và hấp dẫn cho du khách yêu thích khám phá văn hóa và thiên nhiên của Tây Nguyên.

27 thg 4, 2023

Nhà rông Tây Nguyên – nơi sinh hoạt cộng đồng

Nhà rông là một thiết chế văn hóa tiêu biểu độc đáo, có ý nghĩa quan trọng trong văn hóa tinh thần, đời sống xã hội và trong tín ngưỡng tâm linh của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

Không chỉ có kiểu kiến trúc sừng sững độc đáo, nhà rông Tây Nguyên còn mang ý nghĩa văn hóa thiêng liêng. Đây là không gian sinh hoạt chung của cả cộng đồng, nơi tổ chức lễ hội hay các lễ cúng thường niên và không thường niên như cúng mừng lúa mới, cúng lập làng mới, cúng mừng nhà rông… Ngoài ra, nhà rông còn là nơi phân xử các vụ kiện, tranh chấp, hòa giải của dân làng, đồng thời cũng là nơi tiếp đón khách quý đến buôn làng thăm chơi.

Người dân Tây Nguyên nói chung và người dân Kon Tum nói riêng luôn nâng cao nhận thức trong bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, trong đó có công tác bảo tồn nhà rông truyền thống.

Sức mạnh thôn làng thể hiện ở việc đoàn kết, tập hợp các gia đình cùng dựng nhà rông. Mỗi gia đình đều phải có nhân lực tham gia, hộ nào không tham gia được ngày công thì phải đóng góp tiền để tạo sự công bằng.

22 thg 4, 2023

Độc đáo “hơ gọ” của người Xơ Đăng

Rong ruổi trên hành trình đến với các thôn làng, một lần, tôi được bà con Xơ Đăng ở làng Đăk Tăng (xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông) chiêu đãi món “hơ gọ”- tức nõn chuối nấu thịt gác bếp. Dù chỉ một lần thưởng thức, nhưng món ăn độc đáo ấy đã để lại trong tôi những dư vị khó quên.

Quen với cái lạnh, mặc dù trong những ngày rét buốt, nhưng chị Y Rương (làng Đăk Tăng, xã Đăk Tăng) vẫn lên rừng khi trời mới sáng. Hành trang của chị chỉ vỏn vẹn là chiếc gùi cùng với chiếc rựa đã cũ.

Đường rừng núi gập ghềnh, những cơn mưa lại bất chợt tạo nên những vũng sình lầy tự nhiên chắn ngay giữa đường đi. Tuy nhiên, quen với đường rừng và thời tiết nơi đây, nên bước chân chị Y Rương vẫn thoăn thoắt. Để theo kịp chị, tôi phải ráng bước đến mỏi nhừ đôi chân.

Lõi chuối sau khi lấy về được tách lớp bẹ già để lấy phần lõi non. Ảnh: T.T

Khướu Ngọc Linh - loài chim đặc hữu cần bảo vệ

Khướu Ngọc Linh là loài chim đặc hữu, nằm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới. Đây là một trong những loài chim đẹp và quý hiếm được phát hiện ở Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh. Tuy nhiên, số lượng loài này ngày càng suy giảm nhanh chóng, rất cần sự chung tay bảo vệ của cả cộng đồng.

Ngọc Linh là dãy núi cao tạo thành ranh giới hành chính của tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Nam với đỉnh ngọn núi cao nhất 2.604 m và nhiều ngọn cao hơn 2.000 m. Từ lâu, Ngọc Linh được biết đến là “Nóc nhà của Tây Nguyên” và cao nhất miền Nam. Khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh không chỉ có giá trị đặc biệt về bảo tồn đa dạng sinh học, mà còn có giá trị to lớn về quân sự, an ninh quốc phòng và du lịch.

Dưới tán rừng Ngọc Linh. Ảnh: NB

Dãy núi Ngọc Ruông - “món quà” của tạo hóa

Không chỉ được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu quanh năm mát mẻ, dãy núi Ngọc Ruông còn mang trong mình vẻ đẹp hoang sơ, huyền ảo đến lạ kỳ, tựa như một bức tranh độc đáo. Nơi đây đang trở thành một địa điểm du lịch lý thú cho những ai thích khám phá, trải nghiệm.

Từ thành phố Kon Tum, tôi vượt hơn trăm cây số để đến với dãy núi Ngọc Ruông thuộc xã Đăk Tăng (huyện Kon Plông). Vốn được truyền miệng là một trong những địa điểm “bỏ túi” của vùng du lịch sinh thái Quốc gia Măng Đen, dãy núi Ngọc Ruông hiện lên trước mắt tôi với dáng vẻ kỳ vĩ, nhưng cũng không kém phần thơ mộng.

Nhận lời làm hướng dẫn viên cho tôi, anh A Hiền - làng Vi Rơ Ngheo, xã Đăk Tăng tự hào giới thiệu: Dãy núi Ngọc Ruông có 4 đồi hợp thành, gồm Ngọc Ruông, Nhong Năng, Văng I Nó và Ngọc Chăng. Nằm ở độ cao hơn 1.200m so với mực nước biển, khí hậu nơi đây mang đặc trưng se lạnh. Lớp sương mù luôn bao quanh núi non trùng điệp tạo nên một khung cảnh mờ ảo, tựa như chốn bồng lai tiên cảnhTừ bao đời nay, dãy núi Ngọc Ruông luôn gắn bó mật thiết với người dân Xơ Đăng tại đây, và như một “nhân chứng sống”, chứng kiến sự đổi thay từng ngày trên mảnh đất này. Người dân địa phương xem Ngọc Ruông như một phần trong văn hóa tâm linh.

5 thg 2, 2023

Lễ Mở cửa kho lúa của người Rơ Măm

Sau khi công việc thu hoạch lúa rẫy đã xong, những hạt lúa, hạt bắp đã được đem về cất kĩ trong nhà kho, thì cũng là lúc người Rơ Măm chuẩn bị các nghi thức cho việc tổ chức lễ hội mở cửa kho lúa.

Lễ mở cửa kho lúa diễn ra trong 3 ngày nhưng công tác chuẩn bị đã diễn ra vài tháng trước đó. Trước đó, chủ lễ (thường là già làng) xem ngày và thông báo với Yàng về việc dân làng chuẩn bị tổ chức lễ hội.

Khi các bước chuẩn bị đã hoàn tất, già làng (chủ lễ) làm một lễ nhỏ. Lễ vật là một con gà, một ghè rượu để thông báo với Yàng và xin phép để làng làm cây nêu.

Những người khéo tay nhất trong làng được chọn làm cây nêu cho lễ hội. Những người còn lại được phân công theo khả năng của mình. Người thì đẽo cột, đẽo cây; người làm chuỗi dây, làm các tua, đan các hoa văn trang trí; người tìm các củ, lá rừng để pha màu đen, đỏ, xanh.... Mỗi gia đình đều làm ghè rượu. Ai ai cũng đều có tinh thần góp của góp công tạo nên sự đoàn kết và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của người Rơ Măm.

6 thg 1, 2023

Thơm ngon món lá mì của người Xơ Đăng

Thơm ngon, độc đáo và lạ - đó chính là những nhận xét của nhiều du khách khi thưởng thức các món ăn chế biến từ lá mì tại Phiên chợ nông sản sạch huyện Đăk Hà. Mang nét mộc mạc, bình dị trong văn hóa ẩm thực của người Xơ Đăng, các món ăn từ lá mì có thể “gây nghiện” cho bất kỳ ai, cho dù đó chỉ là lần đầu thưởng thức.

Trong chuyến đi công tác về xã Đăk Ui (huyện Đăk Hà) vừa qua, tôi cùng các đoàn viên, thanh niên chuẩn bị các nguyên liệu, gia vị, để chế biến các món ăn làm từ lá mì trưng bày tại Phiên chợ nông sản sạch huyện Đăk Hà.

Khoác trên vai những chiếc gùi rỗng nhẹ tênh, chị Y Ngân - Bí thư Đoàn xã Đăk Ui dẫn đầu nhóm hướng về khu sản xuất nằm sâu trong thôn. Đi bộ chừng 20 phút, những rẫy mì đã hiện ra trước mắt chúng tôi.

4 thg 12, 2022

Đêm bừng sáng ở Kon Jơ Dri

Ngôi làng ấy vẫn mang đậm nét xưa, như cái cách của tiền nhân truyền trao lại. Nhưng, đời sống đã khá hơn và đổi thay trong ánh sáng của cuộc sống mới.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Y Ngọc (áo đen) kiểm tra thực tế tại làng Kon Jơ Dri ngày 31/10 vừa qua

21 thg 11, 2022

Giữ trọn niềm tin yêu với nghề đan gùi

Gắn bó gần cả đời với nghề đan gùi, nhưng ông Fuih Jới (thôn làng Trấp, xã Ya Tăng, huyện Sa Thầy) vẫn luôn giữ trọn niềm tin yêu với nghề. Nghề đan gùi giúp ông tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống.

Dân làng tôn vinh

Trăn trở với việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS, ông Trương Văn Thiệt – Bí thư Đảng ủy xã Ya Tăng giới thiệu tôi gặp ông Fuih Jới, làng Trấp - người được dân làng tôn vinh là nghệ nhân, có nhiều duyên nợ với nghề đan gùi.

Không bỏ lỡ cơ hội khi nghề đan lát là 1 trong 9 nghề truyền thống được Nghị quyết 08-NQ/TU, ngày 16/2/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI “về bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số tại chỗ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đặt ra, tôi tìm đến nhà ông Fuih Jới.

Ông Fuih Jới đang miệt mài đan gùi. Ảnh: V.N

Độc đáo nhà rông làng Kon Rôn

Một trong những nét làm nên kiến trúc độc đáo của nhà rông làng Kon Rôn (xã Ngọc Réo, huyện Đăk Hà) chính là “Luôm Khuôm”. “Luôm Khuôm” là một tấm gỗ lớn hình đuôi cá, nối liền với trụ dọc chính giữa nhà rông. Trên bề mặt “Luôm Khuôm” vẽ các họa tiết mang ý nghĩa về cuộc sống.

Trong chuyến tác nghiệp với một người bạn đang công tác tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tôi nghe anh kể đôi nét kiến trúc độc đáo của nhà rông làng Kon Rôn, xã Ngọc Réo. Không bỏ lỡ, tôi bắt chuyện và từ quá trình nghiên cứu, anh cho hay: Trên địa bàn tỉnh, người Tơ Đrá (một nhánh của dân tộc Xơ Đăng) có mặt ở nhiều nơi. Đa phần họ đều có những điểm chung về kiến trúc, văn hóa truyền thống và phong tục. Tuy nhiên, nếu xét riêng về kiến trúc nhà rông, thì có lẽ làng Kon Rôn là đặc biệt hơn cả. Bởi bà con nơi đây đã xây dựng nên một công trình rất riêng, độc đáo.

24 thg 10, 2022

Nhà thờ gỗ Kon Tum tường cột xây bằng bùn trộn rơm vẫn trường tồn hơn 1 thế kỷ, đẹp long lanh

Hơn một thế kỷ (103 năm) phơi mình dưới cái nắng, cái gió Tây Nguyên, nhà thờ gỗ Thiên Chúa giáo ở tỉnh Kon Tum xây bằng bùn trộn rơm vẫn vững chãi với thời gian và là một trong những điểm nhấn của kiến trúc cảnh quan, điểm tham quan du lịch của phố núi.

Đây cũng là một trong 10 nhà thờ đạo Thiên Chúa giáo đẹp nhất Việt Nam. Đặc biệt, nhà thờ gỗ Kon Tum có lối kiến trúc khá độc đáo, tường và cột còn được xây bằng bùn và rơm.

Nằm bên dòng sông Đăk Bla hiền hòa và đầy thơ mộng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum là điểm đến lý tưởng của nhiều du khách yêu thích vẻ đẹp hoang sơ và đầy cổ kính.

Một trong những điểm du lịch nổi tiếng của thành phố Kon Tum được biết đến chính là nhà thờ gỗ Kon Tum, với tuổi đời hơn một thế kỷ và luôn là niềm tự hào của người dân cao nguyên.

Nhà thờ gỗ Kon Tum hay còn gọi là nhà thờ Chánh tòa Kon Tum,

19 thg 10, 2022

Mặn mà hương vị “Păng Chôh”

“Păng Chôh” - theo tiếng gọi của người Xơ Đăng có nghĩa là măng muối chua. Đây là một trong những món ăn lâu đời và thường xuất hiện trong bữa cơm hàng ngày của người Xơ Đăng. Món ăn tuy dân dã, nhưng cũng không kém phần cuốn hút.

Những ngày đầu tháng 10, chị Y Út cùng các chị em phụ nữ làng Wang Hra, xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà tranh thủ lên rừng kiếm những cây măng cuối mùa. Vừa đi, chị Y Út vừa trò chuyện với tôi: “Tháng 7 hàng năm, khi những cơn mưa bắt đầu nặng hạt, là thời điểm bắt đầu hành trình băng rừng, lội suối để hái măng của chúng tôi. Mùa măng khá ngắn, chỉ kéo dài 3 tháng mùa mưa nên chúng tôi phải tranh thủ hết mức có thể”.

Ở vùng đất này, măng được đánh giá chất lượng và thơm ngon. Mỗi mùa măng đến, chị em phụ nữ lại đi bẻ măng rừng về làm thực phẩm, lấy được nhiều thì bán cho các hộ kinh doanh. Dần dần, việc hái măng không chỉ giúp cải thiện bữa ăn gia đình mà còn là một nghề phụ góp phần tăng thêm thu nhập.

16 thg 10, 2022

Ngôi làng độc đáo có cột mốc biên giới đặc biệt nhất Việt Nam - nơi một tiếng gà gáy cả 3 nước đều nghe

Ngã ba Đông Dương, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) nơi tiếp giáp 3 nước (Việt Nam – Lào – Campuchia) có ngôi làng độc đáo của dân tộc Brâu-thôn Đăk Mế. Một tiếng gà gáy cất lên từ làng người Brâu thì dân ba nước cùng nghe thấy.

Cột mốc biên giới đặc biệt

Ngã ba Đông Dương này còn được mệnh danh là khu "tam giác vàng", nơi diễn ra các hoạt động giao thương quan trọng giữa ba nước láng giềng.

Đến với vùng đất ngã ba Đông Dương, dọc hai bên đường những khóm hoa dại xen nhau đua nở. Đặc biệt, tại điểm nhấn cột mốc 3 biên thu hút đông đảo một lượng khách du lịch kéo đến tham quan.

Biển thể hiện tinh thần đoàn kết hợp tác hữu nghị giữ ba nước được đặt nơi cột mốc ba biên, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.

5 thg 10, 2022

Độc đáo ếch nấu lồ ô của người Giẻ Triêng

Theo dấu chân thanh niên tình nguyện hè, tôi đến với xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi. Và giữa núi rừng, tôi được chiêu đãi món ếch nấu lồ ô – một trong những món ăn độc đáo của người Giẻ Triêng ở vùng đất này. Với nguồn nguyên vật liệu mộc mạc, dân dã kết hợp sự chế biến khéo léo theo cách của người Giẻ Triêng, tạo nên một món ăn riêng biệt, thấm đậm hương vị núi rừng.

Ếch nấu lồ ô – một trong những món ăn độc đáo của người Giẻ Triêng. Ảnh: TT

Cơn mưa rừng bất chợt đổ xuống như trút, khiến chúng tôi không kịp trở tay. Dưới mái tranh của lán nhỏ nằm cheo leo trên rẫy của bà con, 6 người chúng tôi quây quần, hong khô đồ đạc bên bếp lửa.

3 thg 9, 2022

Mùa thu hoạch hạt sâm Ngọc Linh

Những ngày này, người dân trồng sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh thường xuyên có mặt tại khu vực trồng sâm để vừa bảo vệ, vừa tất bật thu hái hạt sâm đã chín đỏ phục vụ tiếp tục gieo ươm phát triển, mở rộng diện tích.

Sâm Ngọc Linh là một loại dược liệu quý chỉ có ở khu vực dãy núi Ngọc Linh thuộc địa bàn tỉnh Kon Tum và Quảng Nam. Đây là loại dược liệu đã được Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gọi là “Quốc bảo”. Cho đến nay, tỉnh Kon Tum và Quảng Nam đã và đang đẩy mạnh phát triển diện tích, đồng thời hướng tới chế biến sâu ra các sản phẩm từ sâm Ngọc Linh để phục vụ nhu cầu của người dân trong và ngoài nước.

Ở tỉnh Kon Tum, đến nay, bà con đồng bào DTTS Xơ Đăng vùng rừng núi Tu Mơ Rông và Đăk Glei cũng đã và đang chú trọng mở rộng diện tích, lấy cây dược liệu quý này là một trong những cây trồng chủ lực không chỉ để thoát nghèo mà vươn lên làm giàu. Đến nay, bà con trong tỉnh đã phát triển được gần 1.300 ha sâm Ngọc Linh. Diện tích này chủ yếu tại địa bàn huyện Tu Mơ Rông và Đăk Glei. Theo kế hoạch, trong năm 2022, toàn tỉnh sẽ trồng mới khoảng 500 ha và trong nhiệm kỳ (2020-2025) phấn đấu trồng khoảng 2.500 ha.

Ngỡ ngàng Đăk Sing

Mang nét đẹp hoang sơ, kỳ vĩ, thác Đăk Sing, xã Văn Lem (huyện Đăk Tô) như một bức tranh thủy mặc, thật sự là một điểm đến thú vị dành cho những ai yêu thích loại hình du lịch trải nghiệm.

Thác Đăk Sing nằm cách UBND xã Văn Lem chừng 3 km. Từ xã men theo con đường nhỏ độc đạo, chúng tôi đi về hướng thác Đăk Sing. Càng tiến sâu vào hướng thác, chúng tôi gặp rừng thông, rồi đến rừng cây hỗn giao còn nguyên sinh phủ xanh hai bên đường đi. Khí trời ở gần thác mát mẻ, làm dịu đi cái nắng oi bức của tiết trời tháng 7, khiến chúng tôi cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn.

Sau gần 20 phút chạy xe, chúng tôi gặp đường xuống thác với những bậc bê tông. Tại địa điểm này, cũng là lúc chúng tôi phải để lại xe máy và bắt đầu đi bộ để từng bước tiếp cận thác. Theo quan sát, dường như đã từ lâu rồi, đường nơi đây không có người lui tới. Có lẽ vì vậy, nên hai bên đường xuống các bậc bê tông vào thác bị những nhánh cây tua tủa đâm ngang. Những bậc thang hướng xuống chân thác bị rêu phong phủ kín và rất trơn trượt. Càng xuống sâu, đường đi càng trở nên dốc hơn. Mỗi bước đi, chúng tôi đều phải hết sức cẩn thận, nhìn trước ngó sau để tránh trượt ngã.