Hiển thị các bài đăng có nhãn Kontum. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kontum. Hiển thị tất cả bài đăng

14 thg 5, 2024

Làng Văn hóa Du lịch cộng đồng Kon Pring

Ảnh thuộc bản quyền của NSNA Ban Nguyễn

Làng Văn hóa du lịch cộng đồng Kon Pring (xã Đăk Long) là một trong bốn làng văn hóa du lịch cộng đồng của huyện Kon Plông. Làng nằm dọc theo Quốc lộ 24, cách trung tâm huyện lỵ 3 km về hướng đông.

Kon Pring làm du lịch homestay 'độc nhất vô nhị'

Kon Pring, xã Đăk Long, H.Kon Plông (Kon Tum) là ngôi làng đẹp, nằm giữa thung lũng bạt ngàn thông reo, được ví là “Đà Lạt thứ 2 ở Tây Nguyên”...

Ngày Tết ở Kon Pring - nơi trở thành làng homestay “có một không hai” này, thực sự được đánh thức bởi ân tình của cô gái với người Mơ Nâm bản địa.

Hũ gạo buôn làng Kon Pring không còn… "đói"

Mùa xuân, làng Kon Pring khoác chiếc áo đủ màu sắc, khiến ai cũng ngẩn ngơ trước vẻ đẹp tự nhiên nơi đây. Những ngày xuân, du khách đến đây hòa mình trong tiết trời se lạnh, được tìm hiểu các tập tục của người dân địa phương, được nghỉ lại qua đêm, uống rượu cần, đốt lửa trại, xem đánh cồng chiêng, múa xoang, thưởng thức các món ăn đặc trưng của núi rừng... ngay nơi những nếp nhà yên bình của Kon Pring.

8 thg 5, 2024

Dựng lại nhà Rông lớn nhất Tây Nguyên

Gần một năm sau khi bị cháy, nhà Rông lớn nhất Tây Nguyên ở Kon Klor, phường Thắng Lợi, TP Kon Tum sẽ được dựng lại. Tiếp xúc với những người thợ, mới vỡ nhẽ rằng làm nhà Rông cần phải có những tay cao thủ của nghệ thuật xây dựng.

Nhà Rông Kon Klor cũ.

7 thg 5, 2024

Không gian nhà rông Kon Klor đã thoáng đẹp

Nhà rông Kon Klor nằm bên bờ sông Đăk Bla thơ mộng, có cầu treo Kon Klor nối đôi bờ bên này làng Kon Klor, phường Thắng Lợi với bờ bên kia làng Kon K’tu, xã Đăk Rơ Wa, tạo thành bức tranh phong cảnh nên thơ, hữu tình trong lòng phố thị.

Theo dân làng Kon Klor, nhà rông của làng được dựng từ rất lâu đời, trước năm 1975 bị sập, bỏ hoang; mãi đến năm 1999 dân làng dựng lại, song không may là năm 2010 một số thiếu niên vào chơi, tinh nghịch làm cháy nhà rông. Một năm sau đó, nhà rông được dựng lại với quy mô to hơn, có chiều dài 17,2m, rộng 6,4 m, cao 22m. Nhà rông Kon Klor là niềm kiêu hãnh của người dân Ba Na, là điểm du lịch hấp dẫn du khách khi đến thăm quan thành phố Kon Tum.

6 thg 5, 2024

Kon Plông, sức sống giữa đại ngàn

Huyện Kon Plông nằm ở phía Đông bắc tỉnh Kon Tum, cách thành phố Kon Tum 55 km theo tuyến quốc lộ 24, là một trong các huyện nghèo nhất của cả nước. Tuy nhiên, với lợi thế địa lý và tiềm năng du lịch, được sự quan tâm của Chính phủ và tỉnh Kon Tum, Kon Plông đang có những bước đi vững chắc để xứng đáng trở thành một trong ba vùng kinh tế động lực của tỉnh Kon Tum: Thành phố Kon Tum, khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y và khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen (huyện Kon Plông).

Măng Đen - tiếng gọi nơi đại ngàn

Nằm giữa 2 dãy núi Đông và Tây Trường Sơn, Măng Đen - Kon Plông được so sánh như Đà Lạt thứ 2 với độ cao trên 1.200 m so với mực nước biển, quanh năm không khí mát mẻ (nhiệt độ trung bình hàng năm từ 18-20ºC). Dù nằm ở điểm phân thủy giữa 2 dãy núi nhưng Măng Đen được thiên nhiên ưu đãi với một khu vực rộng lớn, bằng phẳng.

Hồ Toong Đam.

7 thg 4, 2024

Khám phá vẻ đẹp thác Đăk Ruồi

Vẻ đẹp của thác Đăk Ruồi được tạo nên bởi khung cảnh núi rừng hùng vĩ, hoang sơ cùng làn nước trong trẻo và không khí dịu mát giúp du khách có cảm giác thư thái, yên bình khi được thả mình vào thiên nhiên nơi đây.

Thác Đăk Ruồi nằm trên suối Đăk Trót, thuộc địa phận thôn Đăk Poi, thị trấn Đăk Glei, cách trung tâm thị trấn khoảng 11 km. Đây là một trong những thác còn giữ được nét hoang sơ với nhiều tầng thác nối tiếp nhau tạo thành một vệt dài trắng xóa như dải lụa mềm mại rủ xuống giữa đại ngàn xanh thẳm.

Trong những năm gần đây, người dân huyện Đăk Glei thường đến thác để vui chơi, thư giãn vào cuối tuần sau những ngày làm việc căng thẳng.

Một trong những hồ nước được hình thành dưới chân thác. Ảnh: NB

Lễ mừng nước giọt ở làng Kon Trang Kép

Vào tháng 1 hàng năm, khi tiết trời ấm áp, cây cối đâm chồi nảy lộc, vụ mùa kết thúc, thóc lúa đã về kho, bà con làng Kon Trang Kép (thôn 7, xã Đăk La, huyện Đăk Hà) lại rộn ràng tổ chức Lễ hội mừng nước giọt (u klang đăk). Đây là Lễ hội chứa đựng ý nghĩa tâm linh sâu sắc, mang đậm nét đẹp văn hóa truyền thống trong năm của người Rơ Ngao (một nhánh của dân tộc Ba Na).

Ở làng Kon Trang Kép, nhiều lễ hội truyền thống đã dần mai một theo thời gian, nhưng lễ cúng nước giọt vẫn được dân làng chú trọng gìn giữ và tổ chức định kỳ vào tháng 1. Đây là dịp để dân làng tạ ơn thần linh (Yàng) và cầu mong sức khỏe, bình an, mùa màng bội thu trong năm tới.

6 thg 4, 2024

Nồng nàn hương rượu nếp cẩm men lá

Đến với thôn Kon Jong, xã Ngọc Réo (huyện Đăk Hà), một trong những thứ khiến tôi không thể quên chính là hương rượu nếp cẩm men lá của bà con dân tộc Xơ Đăng nơi đây.

Trong lần dự Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo” do Hội LHPN tỉnh tổ chức vào năm 2022, tôi biết đến rượu nếp cẩm ở thôn Kon Jong, xã Ngọc Réo. Lần đó, sản phẩm rượu nếp cẩm men lá của chị Y Hoa ở thôn Kon Jong đã nhận được sự đánh giá cao từ ban giám khảo.

Để tìm hiểu sâu hơn về nếp cẩm, mới đây, tôi đến thôn Kon Jong, xã Ngọc Réo. Đến nhà chị lúc quá trưa, nhưng tôi thấy chị Y Hoa tất bật chuẩn bị nấu rượu, với củi, ghè, lá chuối và các nguyên vật liệu.

Độc đáo nhạc cụ truyền thống của người Xơ Đăng

Dân tộc Xơ Đăng gồm 5 nhóm tộc người là Xơ Teng, Ka Dong, Hà Lăng, Mơ Nâm, Tơ Đrá, thường phân bố tập trung chủ yếu ở các huyện Tu Mơ Rông, Đăk Tô, Đăk Hà, Kon Rẫy, Kon Plông và một số ở huyện Ngọc Hồi, Sa Thầy, Đăk Glei. Xơ Đăng là một dân tộc có nền âm nhạc dân gian phong phú, các nhạc cụ chủ yếu tự chế tác từ các loại nguyên liệu có sẵn trong rừng như tre, nứa, gỗ, dây rừng, thậm chí nhờ cả vào nước và gió.

Từ xa xưa, người Xơ Đăng chơi đàn vào các mùa lễ hội, mùa phát rẫy, lên nương trong năm. Khi tiếng chiêng, tiếng đàn, sáo vang lên, bà con sẽ được thần linh che chở, giúp xua đuổi muôn thú, chim chuột không dám phá hoại mùa màng. Các nhạc cụ không chỉ là công cụ giải trí mà dần trở thành những vật thiêng, trở thành hồn cốt trong các dịp lễ hội, sinh hoạt văn hóa của bà con.

Đánh thức tiềm năng du lịch ở Ia Chim

Xã Ia Chim (thành phố Kon Tum) có nhiều nguồn tài nguyên thu hút du lịch như lòng hồ Ia Ly, những vườn cây ăn quả và những giá trị văn hóa giàu bản sắc của cộng đồng người Gia Rai.

Cách trung tâm thành phố khoảng 10 phút đi xe máy, xã Ia Chim có những tiềm năng, lợi thế to lớn để phát triển các loại hình du lịch như: Địa thế thuận tiện, cảnh quan tươi đẹp, sơn thủy hữu tình của lòng hồ thủy điện Ia Ly; người dân hiền hòa, thân thiện và còn lưu giữ những nét văn hóa giàu bản sắc cùng với nhiều ngành nghề thủ công truyền thống như đan lát, dệt thổ cẩm, tạc tượng gỗ, làm rượu cần và các sản phẩm thủ công từ tre nứa.

Không những thế, những năm gần đây Ia Chim còn được biết đến là vựa trái cây lớn của thành phố Kon Tum với nhiều chủng loại như sầu riêng, bơ, cam, bưởi, ổi, thanh long. Đây là những yếu tố để các cấp ủy, chính quyền địa phương góp phần đưa du lịch Ia Chim phát triển lên tầm cao mới trong tương lai.

Học sinh tham gia hoạt động ngoại khóa tại điểm du lịch của HTX Nông nghiệp và Du lịch Ia Chim. Ảnh: NB

Kontum: Bảo tồn các giá trị của nhạc cụ truyền thống

Nhạc cụ truyền thống của các DTTS trên địa bàn tỉnh rất phong phú, đa dạng, được chế tác từ các loại chất liệu của núi rừng như tre, nứa, gỗ, vỏ bầu, sừng, da động vật hay từ những hợp kim. Lo ngại trước sự mai một của các giá trị truyền thống, các cấp, ngành và cộng đồng các DTTS trên địa bàn tỉnh đang chung tay gìn giữ, nỗ lực bảo tồn những nét văn hóa đặc sắc của các loại nhạc cụ truyền thống.

Nhạc cụ truyền thống của cộng đồng các DTTS được chia thành các loại gồm bộ gõ, bộ hơi và bộ gảy. Trong đó, bộ gõ có thể xem là loại phong phú với rất nhiều nhạc cụ, tiêu biểu như cồng chiêng, đàn T’rưng, trống và các loại nhạc cụ làm bằng chất liệu tre, nứa, gỗ, da; bộ hơi gồm một số loại phổ biến như: đàn Klông Put, Đinh Tuk, các loại sáo, khèn, Tù và; bộ gảy tiêu biểu như đàn Ting Ning, đàn Goong...

Trong các loại nhạc cụ truyền thống, đặc sắc và tiêu biểu nhất là cồng chiêng với nguồn gốc và lịch sử rất lâu đời, là di sản văn hóa phi vật thể thứ hai của Việt Nam được UNESCO tôn vinh là di sản của thế giới vào ngày 25/11/2005. Người DTTS xem cồng chiêng không chỉ là nhạc cụ mà còn là nơi trú ngụ của thần, tiếng chiêng là lời gửi gắm tâm tư tình cảm đến với thần linh, theo suốt cuộc đời của mỗi con người thông qua các lễ thức, lễ hội.

Nghệ nhân và một số loại nhạc cụ truyền thống của người Gié - Triêng ở xã Đăk Nông (huyện Ngọc Hồi). Ảnh: H.T

28 thg 3, 2024

Bình yên làng cổ Vi Rơ Ngheo

Cách huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum khoảng 50 km, làng Vi Rơ Ngheo của người Xơ Đăng ở xã Đăk Tăng được bao bọc bởi núi rừng nguyên sơ, ruộng bậc thang xanh ngát, sắc hồng địa lan thơ mộng… đã tạo thành điểm đến hấp dẫn du khách.

Cảnh sắc yên bình ở làng Vi Rơ Ngheo

Làng Vi Rơ Ngheo nơi cư ngụ của 63 hộ dân với khoảng 300 nhân khẩu người Xơ Đăng. Ngôi làng nhỏ từ xa xưa là tên con suối chảy quanh làng mang vẻ mộc mạc bình yên, khí hậu trong lành và còn giữ được nguyên bản đặc trưng của dân tộc Xơ Đăng.

12 thg 3, 2024

Đăk Pek - miền “đất lửa” một thời

Đã nhiều năm trôi qua, Di tích lịch sử Chiến thắng Đăk Pek (huyện Đăk Glei) - chứng tích về tinh thần yêu nước, bất khuất của quân và dân ta - trở thành niềm tự hào của người dân địa phương và cả nước trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Dù đã đến với Di tích lịch sử Chiến thắng Đăk Pek nhiều lần, tuy nhiên, trước đây tôi chưa có cơ hội được tìm hiểu cặn kẽ về những thông tin lịch sử, quá trình đấu tranh của quân và dân ta. Thật may mắn khi vào cuối năm 2023, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thảo khoa học thông qua hồ sơ Di tích lịch sử Chiến thắng Đăk Pek (huyện Đăk Glei) đề nghị xếp hạng cấp quốc gia. Được tham gia Hội thảo này, tôi có dịp tiếp cận những thông tin xác thực nhất về Di tích lịch sử Chiến thắng Đăk Pek. Đồng thời, tôi được gặp gỡ nhân chứng lịch sử - những người trực tiếp tham gia vào trận đánh hào hùng, giành thắng lợi vẻ vang, góp phần vào giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Trao đổi, chia sẻ những thông tin về cuộc chiến tại Đăk Pek. Ảnh: T.T

27 thg 2, 2024

'Thiên đường hồng' Măng Đen khoe sắc những ngày giáp tết

Hơn 300.000 cây mai anh đào khoe sắc đúng dịp xuân về, giúp Măng Đen vốn đã thơ mộng lại càng trở nên lung linh hơn.

Cuối đông, TT. Măng Đen (H. Kon Plông, Kon Tum) se lạnh. Màn sương mù như bức màn voan trắng xóa phủ lên đất trời. Trong khung cảnh mờ ảo đó, sắc hồng của hoa mai anh đào như nhuộm thắm cả đất trời.

Măng Đen khoác lên mình lớp áo hồng ngập tràn sức sống. TRANG ANH

Vẻ đẹp nhẹ nhàng, yên bình của từng cánh hoa mai anh đào trong gió thôi thúc người dân và du khách đến với Măng Đen để được đắm say trong vẻ đẹp ngọt ngào củ
a hoa...

22 thg 1, 2024

Giữ nhịp chiêng Tha

Với người Brâu ở làng Đăk Mế (xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi), chiêng Tha là biểu tượng thông linh giữa thế giới phàm tục của con người với thế giới các vị thần, và là biểu tượng cho quyền lực linh thiêng. Bởi vậy khi có lễ trọng trong làng, người Brâu mới tổ chức “mời Tha nói” (Tha pơi) để cầu mong các thần linh che chở, bảo trợ cho gia đình có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Cùng với dân tộc Rơ Măm, dân tộc Brâu là 1 trong 2 dân tộc rất ít người sinh sống trên địa bàn tỉnh ta. Dân tộc Brâu sinh sống tập trung ở làng Đăk Mế, xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi với 174 hộ, 546 nhân khẩu. Mặc dù số lượng người rất ít nhưng đời sống văn hóa của người Brâu hết sức đa dạng với nhiều lễ hội truyền thống. Các loại nhạc cụ của người Brâu cũng phong phú, bao gồm goong đinh, ting ning, pông pông, đinh pú, klong pút, sáo… Đặc biệt là chiêng Tha, loại chiêng chỉ có trong cộng đồng tộc người Brâu.

Với người Brâu, chiêng Tha không chỉ là nhạc cụ mà còn là biểu tượng cho quyền lực linh thiêng, được coi là thành viên trong gia đình và được gìn giữ như báu vật. Một bộ chiêng Tha có hai chiếc lớn nhỏ khác nhau, đường kính khoảng 45 - 50cm, chiếc nhỏ là chiêng vợ (Chuar) và chiếc lớn hơn là chiêng chồng (Jơ Liêng); mỗi chiêng có khoan 2 lỗ để luồn dây treo lên khi biểu diễn.

Một buổi tập cồng chiêng, xoang của người Brâu ở thôn Đăk Mế. Ảnh: NB

14 thg 1, 2024

Dưới mái nhà rông

Không phải là dân xây dựng, cũng chẳng qua trường lớp đào tạo, chỉ bằng trái tim và quyết tâm giữ mảnh “hồn làng”, bà con Xơ Đăng ở các làng thuộc xã Ngọc Réo, huyện Đăk Hà đã dựng nên những ngôi nhà rông truyền thống đẹp. Nhìn mái nhà rông cao vút, sừng sững giữa làng, bà con luôn tự hào về nhà rông do chính mình làm ra.

5 năm trôi qua, bà con thôn Kon Bơ Băn, xã Ngọc Réo vẫn không quên ngày nhà rông trong làng bị cháy. Khi thấy ngọn lửa bùng cháy trên mái nhà rông, người này cuống quýt gọi người kia, người kia thông báo cho người nọ. Phút chốc bà con nhanh chóng có mặt tại nhà rông. Nhưng rồi, tất cả đành ngậm ngùi vì không cứu được nhà rông trước ngọn lửa đỏ rực đang ngùn ngụt.

Thẫn thờ nhìn nhà rông cháy, người dân trong làng như bị thiêu đốt từng khúc ruột. “Khó có thể tả được cảm xúc của bà con lúc đấy. Buồn, tiếc nuối, bất lực. Bao nhiêu năm trôi qua, giờ nhắc lại, dân làng chắc cũng không thể quên được ngày nhà rông bị thiêu rụi” - chị Y Khải, Phó Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Kon Bơ Băn kể lại.

Nhà rông Kon Bơ Băn là niềm tự hào của cả làng. Ảnh: H.T

6 thg 1, 2024

Ngắm Măng Đen mùa rừng thay lá kỳ ảo như trong phim

Ít năm gần dây, vùng đất nhỏ nằm ở điểm chạm cuối cùng của Tây Nguyên hướng phía đông, Măng Đen (Kon Tum), thu hút khách thập phương đổ về mỗi mùa hoa anh đào nở.

Rừng thay lá ào ạt tạo ra những khối màu tương phản - Ảnh: HÀ NGUYÊN

Nếu đến Măng Đen những ngày này, bạn sẽ ngạc nhiên trước cảnh kỳ ảo của thiên nhiên. Khi hơi rét luồn lên cao nguyên, những cánh rừng đổ lá ào ạt.

Cả cánh rừng chuyển màu, tạo ra cảnh tượng những khối màu tương phản nhau như trong bức tranh sơn dầu.

Ngoài ngắm rừng trút lá ào ạt, Măng Đen thời gian này cũng đang vào mùa hoa anh đào, mùa cỏ đuôi chồn…

27 thg 12, 2023

Bình yên phiên chợ sáng làng Kon Jơ Dri

Mỗi tháng một lần, khoảng sân rộng trước ngôi nhà rông làng Kon Jơ Dri lại trở thành cái chợ phiên nhỏ xinh rực rỡ sắc màu các loại hàng hóa thiết yếu. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Nằm yên bình bên dòng sông Đăk Bla hiền hòa của thành phố Kon Tum, Kon Jơ Dri là một trong những bản làng Ba Na cổ nhất, xinh đẹp nhất và còn khá nguyên vẹn ở Tây Nguyên hiện nay. Mỗi tháng một lần, dân làng Kon Jơ Dri lại có một buổi họp chợ sáng trước ngôi nhà rông đẹp như tranh vẽ.

Phiên chợ sáng ở làng Kon Jơ Dri khá thú vị bởi dân làng họp chợ không chỉ để mua bán mà còn là dịp gặp nhau hàn huyên dăm ba câu chuyện xóm làng, người lớn thì mua bán, trẻ con thì được đi chơi, còn cán bộ thôn xã cũng tranh thủ đi chợ để giải quyết việc cho dân làng.

Độc đáo Chợ phiên Măng Đen

Mặc dù mới được tổ chức và đưa vào hoạt động từ đầu tháng 10/2023, nhưng Chợ phiên Măng Đen đã trở thành một điểm đến độc đáo, thu hút đông đảo khách du lịch tham quan, mua sắm, thưởng thức ẩm thực và trải nghiệm văn hóa.

Chợ phiên Măng Đen chính thức đi vào hoạt động từ ngày 7/10, mục đích là giới thiệu, quảng bá các sản phẩm dược liệu, nông sản đặc trưng của huyện đến người tiêu dùng, các tầng lớp nhân dân, du khách; tạo cơ hội cho các hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện gặp gỡ, tìm hiểu kết nối, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời thu hút nhân dân và khách du lịch đến tham quan mua sắm; giới thiệu cho du khách trải nghiệm các chương trình văn hóa DTTS trên địa bàn.

Quang cảnh Chợ phiên Măng Đen. Ảnh: NB

21 thg 12, 2023

Vẻ đẹp lòng hồ thủy điện Thượng Kon Tum

Ngoài những điểm du lịch đã quen thuộc, đến Măng Đen, du khách có thể khám phá vẻ đẹp lòng hồ thủy điện Thượng Kon Tum, một thắng cảnh đẹp hoang sơ, bí ẩn chưa được nhiều người biết đến. Thủy điện Thượng Kon Tum là công trình thủy điện lớn nhất tỉnh nằm trên sông Đăk Snghé, một nhánh thượng nguồn sông Đăk Bla, thuộc địa bàn xã Đăk Tăng (huyện Kon Plông) và xã Đăk Kôi (huyện Kon Rẫy). Cảnh sắc ở khu vực lòng hồ thủy điện Thượng Kon Tum nên thơ và kỳ vĩ với bao la sóng nước, bao phủ xung quanh là rừng nguyên sinh và rừng trồng.

Lòng hồ bao quanh bởi màu xanh bạt ngàn của núi rừng.