Hiển thị các bài đăng có nhãn Kontum. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kontum. Hiển thị tất cả bài đăng

30 thg 6, 2022

Ngon ngọt chẹ giâm của người Giẻ Triêng

Chẹ giâm, hay canh bột, là một trong những món ăn truyền thống của người Giẻ Triêng. Dân dã, mộc mạc cùng hương vị thơm ngon khó cưỡng, chính là nét đặc trưng mà người Giẻ Triêng luôn tự hào khi nói về món ăn này. Sự kết hợp hài hòa giữa nhiều loại nguyên liệu của chẹ giâm đã để lại trong tôi ấn tượng khó quên ngay từ lần đầu nếm thử.

Ở thôn Đăk Răng (xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi), từ 3 giờ sáng đã có những ngôi nhà sáng đèn. Mọi người dậy sớm lụi hụi chuẩn bị việc bếp núc, ăn uống để ra ruộng rẫy. Cũng như mọi người, già làng Brôl Vẻ hối hả, tất bật chuẩn bị “chiêu đãi” tôi món chẹ giâm khi tôi đến với làng.

Đi trên con đường nội thôn hướng về phía chợ, già Brôl Vẻ bật mí: Mình đi sớm mới kiếm được nguyên liệu tốt, như thế lúc nấu mới cho ra món ăn thật ngon. Một trong những nguyên liệu chính làm nên món chẹ giâm, chính là xương, có thể là xương bò, xương trâu, xương heo… Tuy nhiên, để món ăn ngon và không bị pha tạp vị, người nấu chỉ nên dùng xương của một loại động vật để chế biến. Thông thường người ta sẽ chọn phần xương đùi và sườn.

24 thg 5, 2022

Măng Đen hoang sơ - nốt nhạc trầm lắng giữa núi rừng Tây Nguyên

Nếu yêu thích những điểm du lịch mới mẻ, hoang sơ, bạn không thể bỏ qua Măng Đen - mảnh đất với những rừng thông bạt ngàn, những ngọn thác hùng vĩ và con đường đất đỏ chân phương.

Ánh bình minh rạng ngời trên mảnh đất Măng Đen

Măng Đen hay còn gọi là Đắk Long - một thị trấn nhỏ thuộc huyện Kon Plông, nằm ở phía Đông tỉnh Kon Tum. Đây là vùng đất đồng bào dân tộc Mơ Nâm sinh sống, với ý nghĩa là vùng đất bằng phẳng rộng lớn. Họ đặt tên cho nơi đây là T’măng Deeng (tiếng của người Mơ Nâm). Đây cũng là nguồn gốc của cái tên Măng Đen.

9 thg 5, 2022

Hành trình lên đỉnh núi Chư Mom Ray

Sáng sớm, đứng sau trụ sở làm việc của Ban Quản lý Vườn Quốc gia Chư Mom Ray (thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy) nhìn về ngọn núi Chư Mom Ray thật đẹp. Đỉnh núi cao sừng sững, lúc ẩn lúc hiện sau những đám mây bồng bềnh. Hít một hơi dài không khí trong lành của núi rừng, tôi xách ba lô theo cán bộ Ban Quản lý di chuyển về thôn Nhơn Bình (xã Sa Nhơn, huyện Sa Thầy) nơi có con đường mòn dẫn lên đỉnh núi.

Thị trấn Sa Thầy dưới chân núi Chư Mom Ray. Ảnh: ĐT

Được nghe kể về ngọn núi nhiều lần, ấn tượng về những câu chuyện, truyền thuyết linh thiêng của các DTTS sinh sống lâu đời quanh ngọn núi từ nhiều năm về trước, đến nay tôi mới có cơ hội để khám phá và chinh phục ngọn núi này. Núi Chư Mom Ray có đỉnh cao gần 1.790m so với mực nước biển. Dưới chân núi là thị trấn Sa Thầy đang ngày càng thay da đổi thịt, khoác trên mình diện mạo đô thị mới.

Độc lạ ẩm thực của người Xơ Đăng

Huyện Tu Mơ Rông vừa tổ chức liên hoan ẩm thực của đồng bào dân tộc Xơ Đăng. Có 11 mâm cỗ ẩm thực của 11 xã trên địa bàn huyện tham gia. Mỗi đơn vị dự thi đã mang đến nhiều món ăn là đặc sản ẩm thực của địa phương mình. Nhiều món ăn độc đáo, lạ nhưng mang đậm bản sắc của người đồng bào dân tộc Xơ Đăng dưới chân núi Ngọc Linh.

Dây mây trong đan lát

Đan lát là một trong số nghề thủ công truyền thống của đồng bào các DTTS trong tỉnh. Cùng với lồ ô, cây tre, le…, dây mây là nguyên liệu không thể thiếu, góp phần làm nên sản phẩm đặc trưng. Vì không dễ kiếm nên nó được các nghệ nhân và những người thợ nâng niu, giữ kỹ.

Còn nhớ, có lần, trong một lễ hội của người Xơ Đăng (nhánh Hà Lăng) ở huyện Sa Thầy, tôi đã không khỏi ngạc nhiên, trầm trồ khi lần đầu tiên được nếm món “đọt mây nấu ống lồ ô”. Cho dù dễ liên tưởng tới “bồn bồn” của người miền Tây, song đọt mây vẫn mang hương vị rất riêng, không thể trộn lẫn. Theo những người già mà tôi đã gặp, mây là loại dây rừng mọc ở vùng sâu, vừa xa xôi, cách trở, lại khó lấy, vì vậy, chỉ mỗi dịp thật đặc biệt, dân làng mới cất công đem về một ít “đặc sản” làm vật dâng cúng. Thường thì, mây được giữ, dành để đan lát. Coi trọng giá trị của nó, nên dân làng không tùy tiện, phung phí khai thác.

2 thg 5, 2022

Độc đáo làng Việt: Làng cổ Kon K’tu

Cách trung tâm TP.Kon Tum 6 km về hướng đông, làng Kon K’tu (xã Đăk Rơ Wa) như một khoảng lặng giữa những xô bồ phố thị.

Kon K’tu là một trong những ngôi làng cổ nhất ở Kon Tum với tuổi đời trên 300 năm và được xem là ngôi làng cổ đẹp nhất Tây nguyên hiện nay.

Làng cổ bên sông

Con đường về làng Kon K’tu uốn lượn theo những đường cong mềm mại của dòng Đăk Bla huyền thoại. Tiếng là làng trong phố, thế nhưng Kon K’tu vẫn giữ nguyên được nét đẹp cổ xưa của người Ba Na. Nằm giữa làng, mái nhà rông lợp bằng mái tranh cao hơn 13 m như điểm nhấn làm nổi bật lên ngôi làng cổ. Đây là nơi sinh hoạt cộng đồng của 138 hộ dân với hơn 736 nhân khẩu.

Trải qua mấy trăm năm dâu bể, ngôi làng vẫn giữ được nét đẹp cổ kính, hoang sơ. Trong làng phần lớn vẫn là những căn nhà sàn theo kiểu truyền thống. Thậm chí vẫn còn nhiều ngôi nhà vách đất nhuốm màu năm tháng.

Mái nhà rông cao vút nằm giữa làng Kon K’tu là nơi sinh hoạt của cả cộng đồng. ĐỨC NHẬT

29 thg 4, 2022

Vượt núi lên "thủ phủ sâm ngọc Linh" thưởng thức chuột quý tộc, cá gác bếp

Chuột quý tộc và cá gác bếp là đặc sản đãi khách quý của đồng bào Xơ Đăng vùng "thủ phủ sâm Ngọc Linh" ở Kon Tum.

Xã Măng Ri nằm trong lòng chảo trên đỉnh núi Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum). Nơi đây có độ cao hơn 1.700 m so với mực nước biển. Khí hậu nơi đây quanh năm lạnh giá, mưa nhiều. Được thiên nhiên ban tặng cho khí hậu đặc biệt nên vùng đất đã sản sinh ra nhiều loại dược liệu quý như sâm Ngọc Linh, được ví như quốc bảo của Việt Nam.

Ở vùng đất có thảm dược liệu quý như Măng Ri, các món ẩm thực của bà con người Xơ Đăng cũng rất đa dạng, phong phú. Các món ăn truyền thống như gà nướng, thịt heo nướng, thịt bò nướng, cá nướng… đều mang hương vị và cách chế biến đặc sắc. Đặc biệt là món ăn chuột quý tộc và cá gác bếp.

Chuột đi săn được làm sạch rồi gác lên dàn bếp để hàng tháng trời.

24 thg 4, 2022

"Trái tim xanh" lộng gió

Với sự êm ả, mộc mạc, làng Weh, xã Ia Chim, thành phố Kon Tum và lòng hồ thủy điện Ya Ly tựa như “trái tim xanh” trên vùng đất đầy nắng, gió. Đối với những người yêu thích loại hình du lịch trải nghiệm, đây chắc chắn là một địa điểm không thể bỏ qua. Bởi, nơi đây chứa đựng vẻ cuốn hút lạ thường, tựa “miền Tây sông nước”, kết hợp với sự độc đáo, đa dạng trong văn hóa của đồng bào dân tộc Gia Rai.

Làng Weh yên bình, mộc mạc bên lòng hồ. Ảnh: TT

Nằm cách thành phố Kon Tum chừng 17km, làng Weh, xã Ia Chim mang những nét hoang sơ, mộc mạc. A Nớp - người hướng dẫn chúng tôi trong chuyến đi lần này “bật mí”, làng Weh là một trong những làng cổ nhất trên địa bàn xã Ia Chim.

14 thg 4, 2022

Báu vật sâm Ngọc Linh


Nói đến nhân sâm người ta thường nhắc đến Hàn Quốc, Triều Tiên, Mỹ, Nhật, Trung Quốc..., những quốc gia có thế mạnh về trồng và chế biến nhân sâm từ lâu đời. Tại Việt Nam có một loài sâm quý tuy mới được phát hiện vào thập niên 70 của thế kỉ trước nhưng đã được đánh giá là một trong 5 loài sâm tốt nhất trên thế giới với những thành phần dược tính thần kì mà không một loài sâm nào trên thế giới có được. Đó chính là sâm Ngọc Linh, một báu vật của đại ngàn, bảo vật của quốc gia được kì vọng sẽ đưa Việt Nam gia nhập và Top các “cường quốc” nhân sâm trên thế giới.

26 thg 3, 2022

Thác Y Hai - điểm đến hấp dẫn

Thời gian gần đây, thác Y Hai trở thành điểm đến quen thuộc của không ít người dân xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông bởi không khí trong lành, lại mang ý nghĩa tâm linh.

Đường đến thác Y Hai

Trong một dịp công tác ở huyện Tu Mơ Rông, qua lời giới thiệu bằng hình ảnh về thác Y Hai, xã Măng Ri của một người anh, tôi đã “phải lòng” ngay từ tấm hình đầu tiên. Cùng với lời mời gọi “đường dễ đi lắm” đã thôi thúc tôi phải “mục sở thị” vẻ đẹp quyến rũ của thác.

Chọn một ngày nghỉ cuối tuần, tôi quyết định tìm đến thác Y Hai. Xuất phát từ thành phố Kon Tum, sau gần 2 tiếng chạy xe, vượt qua cung đường dài lộng gió, tôi đến xã Măng Ri. Để tìm đường đến thác và nghe những câu chuyện thú vị về con thác này, lãnh đạo xã Măng Ri đã dẫn tôi đến nhà già làng A Nít ở thôn Long Láy, người được xem là thổ địa nơi đây.

5 thg 3, 2022

Kiêng kỵ trong khai thác thiên nhiên của người Xơ Teng ở Tu Mơ Rông

Hiện nay, trong đời sống của người Xơ Teng - một nhóm địa phương của dân tộc Xơ Đăng, cư trú chủ yếu ở huyện Đăk Tô và Tu Mơ Rông, việc khai thác và sử dụng các nguồn lợi phẩm chủ yếu từ thiên nhiênvẫn được duy trì nhằm đáp ứng nhu cầu cuộc sống. Tuy nhiên, họ không được tự ý khai thác một cách bừa bãi mà phải tuân theo những điều cấm đã được quy ước trong cộng đồng.

Bánh củ mì của người Xơ Teng

“Păi bôm pơ kam tung pló” hay còn gọi là bánh củ mì, là một trong những món ăn truyền thống, không thể thiếu trong các lễ hội của người Xơ Teng - một nhánh của dân tộc Xơ Đăng ở 2 huyện Đăk Tô và Tu Mơ Rông.

Trong nhiều chuyến công tác tại các thôn, làng ở các huyện Đăk Tô, Tu Mơ Rông (khu vực tập trung chủ yếu người Xơ Teng), tôi thường được bà con mời ăn bánh củ mì. Độ mềm, dẻo sánh của bột mì, kết hợp mùi thơm của lá chuối tươi tạo nên một hương thơm thanh nhẹ nhưng khó quên.

Cũng chính vì hương vị đặc trưng và cuốn hút đó, món bánh củ mì đã để lại trong tôi những ấn tượng sâu sắc. Tôi đã tự dặn lòng, khi có dịp, sẽ tìm hiểu kỹ hơn để quảng bá về món ăn độc đáo này của người Xơ Teng. Qua đó, mang đến cho độc giả góc nhìn chân thực về “Păi bôm pơ kam tung pló”.

10 thg 2, 2022

Đặc sắc nghi thức 'cúng vợt sợi bông' của đồng bào Ba Na

Nghi thức "cúng vợt sợi bông" của đồng bào dân tộc Ba Na được tái hiện trong những ngày đầu năm mới tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

Đối với dân tộc Ba Na, nghề dệt thổ cẩm đã có từ lâu đời. Sản phẩm thổ cẩm dệt bằng tay của người Ba Na nổi tiếng bởi những trang trí hoa văn rất tinh tế. Không chỉ đẹp về hình thức trang trí, trong mỗi sản phẩm dệt truyền thống của người Ba Na còn ẩn chứa sắc thái văn hoá, thể hiện tâm hồn phong phú.

15 thg 1, 2022

Lên núi Chư Hreng

Mang nét hoang sơ, kì vĩ và với địa thế cùng nhiều cảnh vật đẹp, núi Chư Hreng được biết đến như một địa điểm du lịch có tiềm năng lớn.

Bon bon trên chiếc xe gắn máy qua cầu mới (hướng từ khu nhà hành chính tỉnh đến UBND xã Chư Hreng), tôi cùng Bí thư Đảng ủy xã Chư Hreng Ka Rô Chinh khám phá đỉnh núi Chư Hreng – một thắng cảnh đang cuốn hút du khách.

Đoạn đường từ UBND xã đến chân núi Chư Hreng chỉ tầm 4km. Vừa đi, anh Ka Rô Chinh rôm rả quanh câu chuyện về ngọn núi này. Anh cho biết: Núi Chư Hreng mang những tiềm năng du lịch hấp dẫn, tuy nhiên, vì đường đi hiểm trở nên trước đây ít người biết đến. Đa số người tới lui thường là bà con địa phương và người lao động trên địa bàn mà thôi.

Bước ngoặt được mọi người quan tâm nhiều đến núi này, theo anh Ka Rô Chinh, là từ việc thực hiện chủ trương của UBND thành phố về triển khai trồng rừng ở đây. Trong quá trình tiến hành trồng rừng tại núi Chư Hreng, rất nhiều các bạn trẻ đã khám phá ra nhiều nét đẹp hoang sơ và chia sẻ trên các trang mạng xã hội… Cũng nhờ những thông tin đó, thời gian gần đây, nhiều khách du lịch đã tìm đến với núi Chư Hreng để khám phá.

Từ điểm cao núi Chư Hreng nhìn về thành phố Kon Tum. Ảnh: NGUYỄN BAN

3 thg 1, 2022

Hoa mai anh đào nhuộm đỏ thị trấn Măng Đen

Những ngày nghỉ Tết Dương lịch, hàng nghìn du khách mỗi ngày đổ về ngắm hoa mai anh đào đang nhuộm đỏ thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plong, Kon Tum.

28 thg 12, 2021

Kiệt tác nhà thờ gỗ Kon Tum

Trên bản đồ du lịch các tỉnh Tây Nguyên có một địa chỉ hầu như ít du khách nào bỏ qua, đó là nhà thờ chánh tòa Kon Tum (số 13 đường Nguyễn Huệ, thành phố Kon Tum), ngôi nhà thờ cổ hơn 100 tuổi làm bằng gỗ tuyệt đẹp, xứng đáng được xếp vào hàng kiệt tác các công trình kiến trúc Công giáo bằng gỗ ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.

Từ giữa thế kỉ 19, theo bước chân của các nhà truyền giáo phương Tây, đạo Công giáo bắt đầu có mặt ở Tây Nguyên, trong đó có Kon Tum. Thuở sơ khai, các cơ sở thờ tự ở xứ này đa phần đều có quy mô nhỏ, được làm bằng gỗ, tranh, tre, nứa, lá... Mãi về sau, khi giáo dân đông lên người ta mới tính tới chuyện xây cất những ngôi nhà thờ lớn, trong đó có nhà thờ gỗ Kon Tum.

15 thg 12, 2021

Dẻo, thơm bánh tro của người Nùng

Chuyến tác nghiệp tìm hiểu bánh tro của người Nùng ở thôn Đăk Xuân, xã Đăk Ngọk (huyện Đăk Hà) cho tôi một trải nghiệm thú vị về món bánh tro của người dân nơi đây. Bánh tro tuy dân dã, nhưng có hương thơm đặc trưng riêng, khó quên.

Thôn Đăk Xuân có gần 90% dân số là người Nùng, từ miền Bắc di cư vào đây theo diện kinh tế mới. Chính sự quần cư đông mà người Nùng ở thôn Đăk Xuân còn giữ được khá nguyên vẹn những phong tục, tập quán đặc sắc của dân tộc mình.

Chuyến tác nghiệp lần này, tôi được ông Trương Văn Học - Bí thư Chi bộ thôn Đăk Xuân mời dùng bữa cơm trưa tại nhà. Tại đây, tôi vô tình phát hiện một món bánh nếp khá lạ, mà từ trước đến nay chưa từng được biết đến. Nếm thử, vị của bánh có mùi lá đót hòa quyện với gạo nếp thơm, dẻo, tạo nên sự kết hợp hài hòa, hấp dẫn đến lạ. Dù bánh tro nếp không hề có nhân, nhưng vẫn mang đến cho tôi cảm giác bùi, ngậy… thú vị vì nét đặc trưng riêng, cuốn hút.

Bà Bay bận rộn với những mẻ bánh tro mới ra lò. Ảnh: T.T

7 thg 12, 2021

Gỏi lá Kon Tum

Du khách ai đã một lần lên với phố núi Kon Tum cũng sẽ phải tìm thử cho được món gỏi lá nổi danh của vùng Tây Nguyên đầy nắng và gió.

Gỏi lá là món ăn chơi nhưng không chỉ làm hài lòng khẩu vị của những người khó tính nhất bởi cái hương vị thanh mát đậm chất núi rừng của nó mà còn được cho là một vị thuốc tự nhiên lành tính giúp thanh lọc, cân bằng cái sự dư thừa chất béo vốn được dung nạp một cách thái quá từ cuộc sống đủ đầy ngày nay.

Đúng như tên gọi, gỏi lá hút khách ngay từ ánh nhìn đầu tiên bởi màu xanh tươi mát của một mâm đầy hàng chục loại lá với đủ sắc xanh, đỏ, tím, vàng. Ngoài những loại rau vườn nhà thường thấy như: cải, hành, ngò, húng, tía tô... là hàng chục loại lá rừng khác mà chỉ người bản địa mới biết hết tên và công dụng của chúng. Những món dùng để gói ăn kèm cùng gỏi lá cũng khá đơn giản gồm có thịt lợn ba chỉ luộc, tôm tươi luộc, bì lợn trộn thính. Và linh hồn của món gỏi lá chính thứ nước sốt sánh vàng béo ngậy dậy thơm mùi bỗng rượu được chế biến theo phương thức riêng của người Kon Tum bản địa.

Chiếc gỏi lá được cuộn khéo léo như một đóa hoa rừng. Ảnh: Thanh Hòa

3 thg 12, 2021

Về với lễ hội Lúa non của người Xơ Đăng

Được anh bạn mời dự lễ hội Lúa non ở thôn Tê Pen, xã Đăk Trăm (huyện Đăk Tô), tôi như “mở cờ trong bụng”. Cùng anh tham dự lễ hội Lúa non, giúp cho tôi có thêm những trải nghiệm, hiểu thêm về phong tục, tập quán hay của người Xơ Đăng ở địa phương.

Từ cổng chào của thôn đi vào khoảng 100m, chúng tôi đến nhà già A Chong để tìm hiểu về ý nghĩa và nét đẹp của lễ hội Lúa non trong văn hóa người Xơ Đăng. Chăm chú vào con chuột rừng vừa bẫy được, già A Chong không hay khách đến thăm. Chỉ đến khi chúng tôi cất lời chào, già mới thoáng giật mình ngoái lại. Nở nụ cười thân thiện, già lấy cho chúng tôi mỗi người 1 chiếc đòn để ngồi.

2 thg 12, 2021

Bản hòa âm giữa đại ngàn

Ngồi trong căn chòi rẫy của ông A Tam ở làng Mới, xã Mường Hoong, huyện Đăk Glei, tâm hồn tôi như bay bổng theo những giai điệu bổng trầm của đàn nước. Bao năm qua, nhờ tiếng đàn nước, ông Tam vừa có thêm niềm vui, vừa xua đuổi được thú dữ và chim muông phá hoại mùa màng.

Vượt qua hốc đá, thanh âm rất lạ nghe như tiếng đàn đá đã thu hút sự chú ý của mọi người. Ở giữa núi rừng, không người qua lại, lại vang lên tiếng đàn trong trẻo, êm tai. Rồi gần như không ai bảo ai, chúng tôi đi về hướng phát ra bản hòa tấu của đại ngàn.

Phía xa xa, trong căn chòi giữa rẫy, ông A Tam bất ngờ khi tiếp đón những vị khách không mời mà đến. Căn chòi chưa đến 5m2 được xem là “ngôi nhà thứ 2” của ông Tam. Nhà ông ở làng Mới nhưng do rẫy ở quá xa, đường sá lại bất tiện nên đa số thời gian ông ở chòi trên rẫy để tiện chăm sóc đám bắp, đám lúa và sâm dây. Dăm bữa, nửa tháng, khi nào hết lương thực, ông mới trở về nhà một vài hôm rồi lại lên rẫy.