Hiển thị các bài đăng có nhãn Thể thao & Văn hóa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thể thao & Văn hóa. Hiển thị tất cả bài đăng

6 thg 9, 2018

Tranh kiếng Nam bộ

Ở Nam Bộ, tranh thờ ngày xưa, cực hiếm hoi là các bức chạm gỗ, phù điêu sơn son thiếp vàng và phổ biến là các bài vị khắc chữ Hán trên gỗ; kế đó là các sản phẩm cẩn xà cừ hay phổ biến là viết vẽ trên giấy hồng đơn... Đến đầu thế kỷ XX, sự xuất hiện của tranh kiếng đã cung ứng cho nhu cầu trang trí, thờ tự một loại đặc phẩm mỹ thuật thích dụng và đặc biệt, nhờ chúng có giá thành hạ nên nhanh chóng phổ biến khắp cả miền Nam, trong cả đình, chùa, đền, miếu đến tận gia đình, tiệm quán...

Nghề vẽ tranh kiếng được truyền vào Việt Nam do những di dân người Hoa vào đầu thế kỷ XX. Lúc đầu, các tiệm kiếng ở Chợ Lớn chỉ buôn bán các loại kiếng soi mặt, cắt kiếng lộng khuôn hình, lắp tủ kiếng và những loại kiếng màu xanh, vàng, đỏ để gắn khung cửa chớp, cửa gió... về sau họ còn vẽ những tấm đại tự trên kiếng thủy, chữ nhũ vàng dùng để mua tặng nhân dịp hiếu hỷ khai trương, tân gia, đám cưới, chúc thọ... và cả những bộ tranh thư họa.


Ngũ Công Vương Phật, Chợ Lớn.

3 thg 5, 2015

Văn thánh miếu của Sài Gòn…

Dưới triều nhà Nguyễn, mỗi tỉnh được triều đình chỉ thị xây dựng một Văn thánh miếu để quảng bá cho việc học hành, thi cử. Văn thánh miếu thờ Đức Khổng Tử - người được xem như “thủ lĩnh” của đạo Nho. TP.HCM ngày xưa cũng có một Văn thánh miếu như thế, nhưng nay nó không còn nữa…

1. Nói đến khu du lịch Văn thánh tại TP.HCM có lẽ khá nhiều người biết, khu vực kế cận khu du lịch này còn có chợ Văn thánh, cầu Văn thánh, đồng thời còn có một ngôi chùa ít ai biết đến, đó là chùa Văn thánh (số 115/9 đường Ngô Tất Tố, P.22, Q.Bình Thạnh, cách ĐH Tôn Đức Thắng khoảng 100m).

Quang cảnh chùa Văn thánh

30 thg 3, 2013

Độc đáo tranh kiếng Nam Bộ

Trong quá trình phát triển, ở mỗi vùng đất, vùng văn hoá, tranh kiếng (kính) lại xuất hiện thêm những nội dung mới để phù hợp với phong hóa cộng đồng dân cư, dân tộc. Từ đó, mỗi dòng tranh kiếng hình thành những sắc thái riêng biệt, độc đáo mà trong loạt bài kỳ trước mới chỉ nói tới Dòng tranh Chợ Lớn.

Dòng tranh Lái Thiêu có loại vẽ nhiều màu, tiêu biểu như màu hường, màu xanh lông két, màu trắng, màu vàng, xanh dương..., nhưng cũng có loại màu nền đen hoặc đỏ, đặc biệt các hoa văn, hình họa đều dán ốc xà cừ để tạo nên sắc trắng bạc phản quang. Sắc màu phản quang truyền thống là lớp màu điệp trong tranh mộc bản, kế đó là sản phẩm cẩn ốc xà cừ và hiện đại là tráng thủy và dán giấy trang kim đa sắc, chủ yếu là vàng kim và bạc.

Đặc phẩm của tranh kiếng Lái Thiêu là bộ tranh thờ tổ tiên: bức tranh sơn thủy vẽ núi ở hậu cảnh với dòng sông chảy ngoằn ngoèo, thấp thoáng trong khóm cây vài nếp nhà, và trung tâm là một ngôi nhà khang trang với sân vườn gần mé sông, có cây cầu bắc qua, ngụ ý nhắc câu ca dao: “Công cha như núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. Lái Thiêu có thể coi là xứ sở mở đầu cho loại tranh thờ tổ tiên lừng danh ở xứ Nam Bộ. Về sau, bộ tranh thờ tổ tiên có thêm đồ án cây đại thụ: gốc lớn cành lá sum suê, biểu ý “Cây có cội, nước có nguồn”.

7 thg 3, 2013

Cầu Ngói chợ Thượng đón nhận di tích quốc gia: Một "chùa Cầu" của Bắc Bộ

Thoạt nhìn, người ta hình dung ngay tới di tích chùa Cầu nổi tiếng ở Hội An. Nhưng nhìn kỹ hơn, người ta sẽ thấy những nét duyên dáng rất riêng của cây cầu Ngói đồng bằng Bắc bộ. “Gánh" trên mình bao trầm tích lịch sử, văn hóa, giờ đây chân cầu đang bị nước xói làm hư hại.

Và việc cầu Ngói chợ Thượng (thôn Thượng Nông, xã Bình Minh, Nam Định) vừa được xếp hạng di tích quốc gia đã làm dấy lên hy vọng về việc bảo tồn nó. 

Cầu Ngói uốn mình trên sông Ngọc.

22 thg 1, 2013

Cá kho làng Vũ Đại

Làng Vũ Đại (nay là làng Nhân Hậu, xã Hòa Hậu, Lý Nhân, Hà Nam) vốn nổi danh trong Chí Phèo của Nam Cao, nhưng làng còn nổi tiếng bởi một thương hiệu trứ danh khác: Cá kho làng Vũ Đại. 

Nhân Hậu những ngày giữa tháng Chạp này, cả làng như được ủ trong khói bếp và mùi thơm của cá kho tỏa ra khắp làng. Đâu cũng rộn rã tiếng chày giã riềng. Cá trắm đen nặng cả yến đánh đuôi bì bõm như trẻ nghịch nước trong các bể chứa hoặc vật mình đành đạch trên nền xi măng trước khi bị “xử”. Nhà nào nhà ấy xếp tràn lan đầu hè, trái bếp, dọc sân hàng nghìn niêu đất dùng để kho cá, nom như những cây nấm cỡ lớn màu đỏ gạch hoặc thâm xì vì ám khói. Dọc đường làng khách thập phương đổ về, tỏa đi các nhà, hoặc đặt cá kho hoặc mua cá sống về ăn Tết, làm quà Tết.

Kỳ công

Cá kho hoặc bán sống cho khách ở Nhân Hậu chỉ độc loại trắm đen, được người làng nuôi hoặc đi tứ xứ mua về từ trước đó cả năm. Bán sống hay để kho thì trọng lượng mỗi con cá cũng đều trên 3kg, nhưng không vượt quá 12kg. Nếu cá dưới 3kg mà đem kho, cá sẽ “bùn thịt” (nhão thịt) còn nặng quá thì thịt sơ, “mất chất”. Tùy vào bí quyết từng nhà, có nhà thì đánh sạch vảy cá, có nhà thì chỉ bỏ đầu, đuôi còn vảy để nguyên với lý do không đánh vảy là để vảy giữ cho miếng cá không bị nát cả khi kho lẫn khi gắp ra khỏi niêu đất.


16 thg 11, 2011

Chiêm ngưỡng Di sản Văn hóa thế giới Thành nhà Hồ

Vào 13 giờ địa phương (tức 18h Việt Nam) tại Paris, Pháp, Thành nhà Hồ của Việt Nam đã chính thức được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa Thế giới. Được xây dựng từ năm 1397, Thành nhà Hồ (thuộc 2 xã Vĩnh Long, Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hoá) là tòa thành duy nhất của Việt Nam được xây bằng đá.


Di sản văn hoá thế giới Thành nhà Hồ bao gồm vùng đề cử 155,5ha nằm trong một vùng đệm (5078,5ha), bao gồm toàn bộ tòa thành đá, la thành, hào thành, các di tích khảo cổ dưới lòng đất, các làng cổ, các di tích chùa đền, hang động liên quan đến Thành nhà Hồ, toàn bộ cảnh quan núi non, sông nước liên quan đến địa hình phong thủy thể hiện sự giao lưu văn hóa về nét đặc sắc của tòa thành được bảo tồn toàn vẹn.