Hiển thị các bài đăng có nhãn Địa lý - Địa danh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Địa lý - Địa danh. Hiển thị tất cả bài đăng

10 thg 5, 2019

Tên người gắn với nhiều địa danh nhất ở Việt Nam

Ngày nay, tên người được dùng làm tên đường là một sự vinh danh, nhưng không phải hiếm và lạ. Ngày xưa, tên người được đặt cho tên sông, tên núi - mà lại do vua ban tặng nữa - mới thực sự hiếm có và vẻ vang. Có một người đã được hưởng vinh dự ấy, và còn hơn vậy nữa, nhờ công lao của mình: Thoại Ngọc Hầu Nguyễn văn Thoại.

Tượng Thoại Ngọc Hầu bên bờ hồ Ông Thoại, phía sau là núi Thoại Sơn. Ảnh: Bùi Thụy Đào Nguyên

28 thg 4, 2019

Đồng Tháp - Tháp Mười - Đồng Tháp Mười

Đồng Tháp và Đồng Tháp Mười

Nói đến Đồng Tháp Mười, nhiều người (trong đó có tui) nghĩ ngay rằng đó là vùng đất thuộc tỉnh Đồng Tháp. Thiệt ra thì không phải vậy! Đồng Tháp Mười là tên gọi một vùng đất ngập nước của đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích 697.000 ha, trải rộng trên ba tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp trong đó Long An chiếm hơn phân nửa, thủ phủ vùng là thị xã Kiến Tường.


Còn Đồng Tháp là tên tỉnh như chúng ta đều đã biết. Điều cần biết là tên này chỉ mới được chính quyền cách mạng đặt từ 1976 thôi, trước đây chỗ này thuộc hai tỉnh Kiến Phong và Sa Đéc. Đồng Tháp quả là có liên quan đến Đồng Tháp Mười, vì một phần vùng đất này nằm trong địa phận Đồng Tháp, nhưng chỉ là phần nhỏ thôi, còn hơn phân nửa Đồng Tháp Mười thuộc về Long An kia mà. Thủ phủ của vùng Đồng Tháp Mười cũng thuộc về Long An đó thôi.

28 thg 3, 2019

Xứ Bàu Ấu

Thuở nhỏ, tôi thường nghe cha tôi lầm rầm khấn vái câu này mỗi khi mở đầu cho một lệ cúng: “Quảng Ngãi tỉnh, Sơn Tịnh quận, Sơn Trung xã, Hà Nhai ấp, Bàu Ấu xứ...”. Nghe mãi mà thuộc chứ chẳng hiểu Bàu Ấu xứ ở đâu và nghĩa làm sao? Cho đến cách đây chừng 10 năm, lúc cha tôi còn khỏe mạnh và minh mẫn, tôi bèn hỏi ông thắc mắc trên. Hóa ra mình sinh ra, lớn lên, được hít thở khí trời của cái “xứ Bàu Ấu” ấy đến năm 19 tuổi (1979) mà mình chẳng hiểu biết gì về nó.

Tên Bàu Ấu giờ “hóa thân” vào cây cầu sắt ở phía bắc gác chắn đường lên Sơn Hà: Cầu Bàu Ấu. “Trùm” lên xứ Bàu Ấu ấy là Hà Nhai, từ xã qua thôn.

Sự dịch chuyển của địa danh 


Câu mở đầu cho mỗi lệ cúng trên đây là nói từ thời trước năm 1975. Hồi ấy, huyện được gọi là quận, Sơn Trung là đơn vị hành chính của xã (Tịnh Hà ngày nay), Hà Nhai là ấp. Thói quen ấy, cha tôi vẫn duy trì cho đến sau ngày thống nhất đất nước mấy năm. Năm 1979, tôi đi học xa rồi đi làm, không ở quê nữa nên cũng không rõ mỗi khi cúng, cha tôi có “cập nhật” tên gọi mới không.

Cầu sắt Bàu Ấu nằm trên tuyến đường sắt Bắc - Nam qua thôn Hà Nhai. Ảnh: TRẦN ĐĂNG 

23 thg 11, 2018

Ta gọi tên chùa Khmer

Chùa Monivongsa Bopharam ở Cà Mau

Miền Tây Nam bộ có nhiều ngôi chùa Khmer đẹp và nổi tiếng. Tên chùa bằng tiếng Khmer dài và khó nhớ (nhớ... chết liền!), cho nên người Việt ta... tự đặt ra những cái tên mới cho dễ gọi, dễ nhớ. Cách gọi tên thường là dựa theo đặc điểm của chùa hoặc phiên âm nôm na tên Khmer theo giọng Nam bộ.

22 thg 11, 2018

Đường phố mang tên Việt ở Đà Nẵng trước năm 1955

Đỗ Hữu Vị được người Pháp cho in hình trên con tem phát hành khắp Đông Dương. (Ảnh tư liệu)

Từ đầu thế kỷ XX đến năm 1955, Đà Nẵng chỉ có 45 đường phố được đặt tên, trong đó có đến 40 đường mang tên bằng tiếng Pháp và chỉ 5 đường mang tên Việt thuần túy gồm 2 địa danh là Đò Xu, Quảng Nam và 3 nhân danh là Đồng Khánh, Đỗ Hữu Vị, Gia Long.

Đường Đò Xu sau năm 1955 đổi thành đường Võ Tánh, sau năm 1975 đổi thành đường Núi Thành. Sở dĩ đặt tên này (Đò Xu) là do trên tuyến đường có bến đò Xu đưa khách từ mạn bắc (nay thuộc phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu) sang mạn nam (nay thuộc phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ) sông Cẩm Lệ và ngược lại. Tương truyền, ngày đó người qua lại đò này chỉ trả tiền bằng tiền xu.

Sơn Chà hay Sơn Trà

Một chiếc xe đò chạy tuyến Sơn Chà - Đà Nẵng trước năm 1975. (Ảnh tư liệu)

Về địa danh Sơn Trà đã có nhiều bàn luận với nhiều cứ liệu và luận giải khác nhau.

Bàn về địa danh này, tại trang 19 tập tài liệu “Văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn quận Sơn Trà”, do Phòng Văn hóa và Thông tin quận lưu hành nội bộ năm 2008, cho rằng Sơn Chà bắt nguồn từ một dụng cụ bắt cá của ngư dân địa phương: “Từ thế kỷ XV về trước, Sơn Trà là hải đảo, bốn bề nước bao bọc, giống như cái chà của ngư dân làm, thả gần bờ dụ cá vào để bắt, nên dân địa phương thường gọi là Sơn Chà”. Tài liệu này cũng giải thích cả địa danh Sơn Trà: “Bởi núi có gần như hầu hết cây mọc thấp “tức trà” và cũng có nhiều rừng cây trà núi mọc um tùm rậm rạp, nên gọi là Sơn Trà”.

14 thg 10, 2018

Tổng Binh ở đâu?

Có những địa danh gắn với lịch sử hình thành của một vùng đất, nhưng nó không phải là tên gọi để chỉ một đơn vị hành chính của vùng đất đó. Tổng Binh ở phía đông huyện Bình Sơn là trường hợp như vậy. Dân Lý Sơn có câu ca dao để nói về địa danh này: “Trời trong ngó thấy Tổng Binh/ Muốn về thăm mẹ bực mình chẳng nghe”. Từ Lý Sơn, chỉ có thể nhìn thấy Tổng Binh khi “trời trong” mà thôi.
Trong quá trình tiến về phương Nam để định hình đất nước chữ S như hôm nay, cha ông ta đã cắm những cột mốc quan trọng sau bước chân mở cõi của những binh phu lẫn những lưu dân chân đất. Tổng Binh ở xã Bình Hải (Bình Sơn) là một “cột mốc” như thế.

Vì sao có tên Tổng Binh?
Nhà giáo Nguyễn Đình Thảng, thầy dạy Hán Nôm khoa Ngữ văn của Đại học Tổng hợp Huế những năm 70-80 của thế kỷ trước, quê vùng đông huyện Bình Sơn đã có lần giải thích theo cách hiểu biết của ông về tên gọi này: “Tổng Binh là chỗ duyệt binh thôi”.

Vịnh Việt Thanh, xã Bình Hải (Bình Sơn) nơi trước đây hơn 500 năm được xem như bàn đạp để Đại Việt tiến quân vào đất liền. ẢNH: TL 

3 thg 10, 2018

Cẩm Thành, ai đã đặt tên?

Cẩm Thành là mỹ từ của thành cổ Quảng Ngãi, được xây dựng năm 1807, hoàn thành năm 1815, nơi đặt hành cung và bản doanh của bộ máy chính quyền hàng tỉnh lúc bấy giờ. Người xưa cho rằng địa cuộc nơi đây tụ hội khí thiêng, văn mạch của miền đất núi Ấn, sông Trà, nên Cẩm Thành trở thành địa danh văn hoá của Quảng Ngãi. Chính vì vậy, khi toà thành không còn nữa, mỹ từ Cẩm Thành vẫn tiếp tục tồn tại mang theo niềm tự hào của một vùng văn hoá địa linh, nhân kiệt.

Trải qua bao thăng trầm của thời gian, tháp nước tọa lạc ngay cạnh Viễn thông Quảng Ngãi trở thành nét xưa, chấm phá giữa nhịp sống hối hả ngày nay. Ảnh: TL 

9 thg 9, 2018

Phong thủy linh thiêng của ngọn núi giúp Phú Yên thành "địa linh nhân kiệt"

Quan sát từ các hướng khác nhau, hình nón cân đối của núi Chóp Chài ở Tuy Hòa không thay đổi nhiều. Đặc điềm này khá giống núi Phú Sĩ, biểu tượng của đất nước Nhật Bản. Đây cũng là một ngọn núi thiêng theo quan niệm phong thuỷ của người xưa. 

Nằm ở địa phận xã Bình Kiến, ngoại ô thành phố Tuy Hòa, núi Chóp Chài là một thắng cảnh nổi tiếng của mảnh đất Phú Yên

6 thg 9, 2018

Ghe chiếu Cà Mau đã cắm sào trên bờ kinh Ngã Bảy

Trong bài vọng cổ Tình anh bán chiếu có câu:

Ghe chiếu Cà Mau đã cắm sào trên bờ kinh Ngã Bảy sao cô gái năm xưa chẳng thấy ra... chào

và câu

Hỡi ôi, con sông Phụng Hiệp nó chảy ra bảy ngả, mà sao lệ của tôi nó cũng lai láng muôn dòng. 


Bạn thấy có gì lạ không? Ngã Bảy thì dấu ngã, còn bảy ngả thì dấu hỏi!

Tui nói thiệt nghe, hồi nào tui vẫn quen viết chữ Ngả với ý nghĩa là hướng đi bằng dấu hỏi. Thí dụ như: Mỗi người đi mỗi ngả, Đôi ngả chia ly, Đường đời trăm ngả... Nhưng khi viết ngã ba, ngã tư, ngã bảy... thì lại viết dấu ngã (chắc chắn cách viết này đúng, vì có rất nhiều địa danh mang dạng Ngã x, và được thấy viết dấu ngã trên rất nhiều văn bản, bảng tên đường, bảng hiệu...).

Chợ Ngã Bảy ở thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang

13 thg 8, 2018

Anh đi đâu về?

  • Anh vừa đi chơi đâu về?
  • Tui ra đảo Bình Ba ở Nha Trang. Còn anh?
  • Tui tới thác Pongour ở Đà Lạt.
Đố bạn đoạn đối thoại trên có gì sai?

Thác Pongour

8 thg 8, 2018

Nghĩ chuyện bâng quơ

Địa danh là gì hở bạn?

Cứ từng chữ mà giải thích ra thì địa danh là tên đất, cũng như nhân danh là tên người. Còn chi tiết hơn nữa, thì theo TS Lê Trung Hoa, địa danh có thể phân làm 4 loại:
  • Địa danh chỉ địa hình tự nhiên: tên sông, tên núi, tên thác, tên hồ... như núi Trường Sơn, sông Cửu Long...
  • Địa danh chỉ công trình xây dựng: cầu cống, chợ, đường phố... như cầu Chương Dương, chợ Bến Thành...
  • Địa danh chỉ đơn vị hành chính: xã, ấp. phường, quận, huyện, tỉnh...
  • Địa danh chỉ vùng lãnh thổ không có ranh giới rõ ràng, như vùng Bàn Cờ, khu Cầu Chữ Y...

5 thg 7, 2018

Nghĩa tên gọi "Châu Đốc" là gì?


Xin sơ lược trình bày tình hình tra cứu như sau:
1- Gia Định Thành Thông Chí (GĐTTC) của Trịnh Hoài Đức (THĐ) là sách đầu tiên chép về tên sông tên đất ở Gia Định xưa (Nam bộ ngày nay) kể từ lúc người Việt ta đặt chân đến đây rồi dần dần làm chủ đến giờ. (Chắc chắn sách được chép vào đời vua Gia Long 1802 – 1820. Bởi sang đầu đời vua Minh Mạng vừa có chiếu cầu sách cũ THĐ đã kịp thời dâng lên).
Theo lời giới thiệu của viện Sử Học Việt Nam trong dịp ấn hành ra mắt GĐTTC vào năm 1998 các sách Đại Nam Thực Lục Tiền Biên Đại Nam Liệt Truyện Tiền Biên Đại Nam Nhất Thống Chí Phần Nam Kỳ Lục Tỉnh do các sử gia triều Nguyễn soạn ra sau đó cũng phải dựa vào đây.

21 thg 6, 2018

Mũi Isabelle ở Đà Nẵng dưới khía cạnh lịch sử và văn hóa

Hiện nay, trong văn bản hành chính các cấp từ Trung ương đến địa phương hay trên các website du lịch và cả trong ngôn ngữ thường nhật của người Đà Nẵng, mũi đất phía đông-bắc vịnh Nam Chơn gắn liền địa danh Hòn Hành được đồng nhất với tên gọi mũi Isabelle. Tuy nhiên, nếu đặt câu hỏi vì sao địa danh này mang tên là mũi Isabelle, chắc hẳn không phải ai cũng có thể đưa ra câu trả lời thỏa đáng. 

Mũi Isabelle (Hòn Hành) nhìn từ bờ tây-nam vịnh Nam Chơn hiện nay. Ảnh: T.T 

Hòn Hành trước thế kỷ XIX có tên là núi Thông (Thông sơn: 葱山), tục gọi Hòn Hành (Hòn Hành: 㞩行), nguyên văn là “Thông sơn tục danh Hòn Hành”: 葱山俗名㞩行. Năm 1823, vua Minh Mạng triều Nguyễn đổi tên núi Thông thành núi Định Hải (Định Hải sơn: 定海山), xây pháo đài ở đó gọi là pháo đài Định Hải (Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí, Tu Trai Nguyễn Tạo dịch, Nha Văn hóa Bộ Quốc gia giáo dục xuất bản, quyển 5, Sài Gòn, 1962, phần Hán-Nôm, mục Xuyên Sơn, trang 17). 

19 thg 3, 2018

Tên ai được đặt thành tên đường nhiều nhất TPHCM?

Sài Gòn có một số con đường trùng tên nhau. Theo thống kê, có tới hơn 300 con đường trùng tên. Thí dụ như có ông Nguyễn Đình Chiểu ở quận 3 và có ông Nguyễn Đình Chiểu khác ở quận Phú Nhuận, có ông Lý Thường Kiệt ở quận 10 và ông Lý Thường Kiệt khác ở Gò Vấp,... Đó là chưa kể trường hợp không trùng tên nhưng... trùng người. Thí dụ như đường Quang Trung (Gò Vấp) với đường Nguyễn Huệ (quận 1), đường Đinh Tiên Hoàng (quận 1, Bình Thạnh) với đường Đinh Bộ Lĩnh (Bình Thạnh)...

Ngoài đường Nguyễn Huệ nổi tiếng ở quận 1, ta còn có các con đường... Quang Trung ở Gò Vấp. Hóc Môn và quận 9!

30 thg 11, 2017

Địa danh Rạch Ông - Quận 8

Vào những năm đầu thế kỷ 20, khu vực rạch Ong Lớn và rạch Ong Nhỏ là nơi ong thường về làm tổ, người dân vùng này đến đây lấy mật nên đã đặt cho nó tên rạch Ong Lớn và rạch Ong Nhỏ, sau khi lấy các mật ong ở rạch này, đem qua 1 vùng cạnh đó bán, nên có một chiếc cầu ở đây mang tên cầu Mật. (Trong Đại Nam quốc âm tự vị ghi rạch Ong Lớn, rạch Ong Nhỏ). Các địa phương chí xưa dịch hai địa danh này ra chữ Hán: Đại Phong Giang và Tiểu Phong Giang. (Phong: con ong). Người Khơ-me gọi rạch Ong Lớn là Prê KimPon Khmum Thom, trong địa danh này có từ Khmum nghĩ là “con ong”.

Chợ Rạch Ông. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Ngày nay, nhiều người gọi lầm viết sai thành rạch Ong Lớn, rạch Ong Nhỏ. Sau đó, người địa phương tạo hai địa danh mới và cũng đã viết sai: Cầu Rạch Ông, Chợ Rạch Ông thay vì cầu Rạch Ong (P1), chợ Rạch Ong (P2).

29 thg 10, 2017

Phú Hòa - Biến đổi địa danh trong lịch sử

Một góc huyện lỵ Phú Hòa - Ảnh: MINH KÝ

Ngày 31/1/2002, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Nghị định 15/2002/NĐ-CP chia TX Tuy Hòa thành hai đơn vị hành chính là TX Tuy Hòa và huyện Phú Hòa. Đến thời điểm này, địa danh Phú Hòa chính thức có tên trên bản đồ Tổ quốc nhưng trước đó nhiều thế kỷ, vùng đất Phú Hòa đã có lịch sử hình thành và phát triển với những tên gọi khác nhau.

19 thg 10, 2017

Những cụm đường mang tên ngồ ngộ ở Sài Gòn

1.
Ở phường Bình Thọ, quận Thủ Đức, các con đường dọc mang tên là những khái niệm như: Dân Chủ, Bác Ái, Công Lý, Thống Nhất, Đoàn Kết, Hữu Nghị, Hòa Bình. Các con đường ngang mang tên các nhà trí thức, bác học cả Việt Nam lẫn nước ngoài, như: Lê Quý Đôn, Hồng Đức (tức Lê Thánh Tôn), Einstein, Khổng Tử, Lương Khải Siêu, Tagore, Pateur, Hàn Thuyên, Chu Mạnh Trinh, Nguyễn Khuyến.


Nghe kể rằng theo quy hoạch Làng đại học Thủ Đức hồi cuối thập niên 1960 thì nơi đây thuộc Làng và là khu nhà ở (dạng biệt thự) cho các giảng viên đại học. Chính vì vậy, các tên đường trong khu này đầy vẻ trí thức. Bây giờ nơi đây không còn là làng đại học (mà chủ yếu là... nhà hàng, quán ăn, như ta thấy trên bản đồ) nhưng đi trên các con đường Tagore, Einstein, Bác Ái, Dân Chủ...  có cảm giác rất thú vị.

28 thg 9, 2017

Từ Phan Lý xưa đến Phan Rí Cửa nay

Khi đi tìm tư liệu về tổ chức hành chánh đầu tiên của huyện Hàm Tân - La Gi qua chặng đường hình thành 100 năm, tôi lại phát hiện thêm một sự kiện có tính lịch sử khá thú vị là ngày 18/2/1916 “Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập thị xã Phan Rí (tỉnh Bình Thuận)”. Như vậy chỉ sau 18 năm, ngày thành lập thị xã Phan Thiết (1898) - thủ phủ của tỉnh Bình Thuận - lại cùng lúc với huyện Hàm Tân. Theo “Việt Nam những sự kiện lịch sử (1858 - 1918)” của Viện Sử học - 2003. Cũng cùng năm này, Toàn quyền Đông Dương quyết định chia tách và thành lập tỉnh Lâm Viên, tỉnh lỵ đặt tại Đà Lạt. Từ đó tách hai địa lý Đà Lạt và Di Linh ra khỏi Bình Thuận. Sự kiện thành lập thị xã Phan Rí được coi là khá sớm, chỉ sau thị xã Phan Thiết để thấy vị trí của thị xã này quan trọng như thế nào trong sự phát triển ở vùng đất phía Bắc tỉnh Bình Thuận. 

Phan Rí Cửa về đêm. Ảnh minh họa 

2 thg 8, 2017

Con đường nay em đi, ngày xưa có tên gì?

Dù chính quyền đã đặt tên đường chính thức, có cắm bảng đề tên chính chủ nhưng người Sài Gòn vẫn gọi theo thói quen của họ cho… dễ gọi và dễ nhớ. 

Đường Duy Tân được đổi thành Phạm Ngọc Thạch, xưa có tên Tây đọc là Lan Si Bê (Blansubé) - Ảnh: T.T.D. 

Nhiều khu cư dân hình thành tự phát từ một nhóm cư dân rồi dần dần thành một khu phố nhỏ và nhiều khu phố nhỏ. Một khu đất trống nhờ xây dựng, có dân đến ở, chia thành những con đường chưa được đặt tên.