Hiển thị các bài đăng có nhãn Địa lý - Địa danh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Địa lý - Địa danh. Hiển thị tất cả bài đăng

1 thg 8, 2017

Những con phố tên hoa ở Hà Nội

Kim Liên, Hồng Mai, Bạch Mai là những con phố tên hoa ở Hà Nội, ngoài ra một số đường còn mang tên chữ Hoa.

Không tính các con đường mang tên hoa trong một số khu đô thị, Hà Nội cũng có nhiều đường phố mang tên hoa được đặt từ xưa.

Phố tên loài hoa
Cổ nhất, có thể kể đến khu phố Kim Liên (sen vàng), mang tên theo ngôi làng cổ tại quận Đống Đa. Lịch sử ghi rằng, từ khi vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long năm 1010, khu vực phía Nam kinh thành mới đã có một làng tên gọi Đồng Lầm.

Đến năm Kỷ Sửu (1619), đời vua Lê Thần Tông, niên hiệu Vĩnh Tộ, triều đình đổi tên làng Đồng Lầm thành Kim Hoa (Bông hoa vàng). Làng thuộc phường Kim Hoa và Đông Tác thuộc huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức. Năm Tân Sửu (1841), vua Thiệu Trị đổi tên làng thành làng Kim Liên (Bông sen vàng), vì kỵ húy tên mẹ Vua Thiệu Trị là Hồ Thị Hoa. Tên Kim Liên được sử dụng cho đến bây giờ, và được đặt cho cả một phường, trong đó có khu tập thể Kim Liên.

Chùa Kim Liên nằm trên một doi đất bằng phẳng trong thôn Nghi Tàm, xã Quảng An. Ảnh: Hachi8.

26 thg 7, 2017

Sông rạch xứ Cà Mau

Theo tư liệu, địa danh Cà Mau, vùng đất cực Nam Tổ quốc, được hình thành do người Khmer gọi tên vùng đất này là "Tưk Kha-mau", có nghĩa là "nước đen", bởi lá tràm của rừng U Minh bạt ngàn rụng xuống phân hủy làm đổi màu nước. Khám phá những con sông, rạch của xứ Cà Mau sẽ cho ta hiểu thêm về vùng đất:

"Cà Mau khỉ khọt trên bưng
Dưới sông sấu lội trên rừng cọp um".


Có một điều khá đặc biệt là các sông rạch của Cà Mau không nằm trong hệ thống tự nhiên của sông Cửu Long như phần lớn sông rạch ở các tỉnh khác của Tây Nam bộ. Nó được nối, thông với sông Hậu bởi những con kênh do người Pháp đào ở thế kỷ trước như kinh Cái Côn – Phụng Hiệp, kinh Quản Lộ, Cái Lớn - Trèm Trẹm, Bạc Liêu- Cà Mau. Đặc biệt hơn, sông rạch ở Cà Mau đều có giai thoại, sự tích về nguồn gốc xuất xứ tên gọi.

Xóm ven sông xã Đất Mũi.

Giai thoại địa danh rạch Bù Mắt

Rạch Bù Mắt là tên của một con rạch ở xã Ðất Mới, huyện Năm Căn. Ðịa danh “Bù Mắt” được hình thành do cách gọi dân gian, đọc trại từ tên “bọ mắt”, một loại côn trùng nhỏ hơn hạt mè (vừng) sống ở nơi ẩm ướt, hay đeo bám vào da người và hút máu như muỗi.

Trước đây, ở hai bên bờ con rạch này có rất nhiều cây bụi mọc hoang, nhiều nhất lá dừa nước, tạo môi trường lý tưởng cho loài bọ mắt sinh sôi nảy nở. Trong truyện ký “Cây đước Cà Mau”, Nhà văn Ðoàn Giỏi mô tả: “Xứ này, muỗi, bù mắt như trấu, nhiều người không có mùng mà ngủ, phải chằm khíu bao bố tời, đệm cho cả nhà nằm”.

Buổi trưa, hoặc những ngày nắng ráo, bọ mắt thường trốn trong bụi rậm bên bờ sông, hoặc đậu trên lá dừa nước mọc ven sông rạch nên ít người phát hiện. Bọ mắt chỉ xuất hiện nhiều nhất lúc trời chạng vạng tối, buổi sáng sớm hoặc những lúc trời mưa lâm râm (mưa nhỏ hạt). Khi đó, chúng thường kéo thành từng bầy, bám vào những nơi ẩm ướt, phát hiện hơi người là chúng bám vào da để chích. Ðiểm đáng chú ý là khi chích, bọ mắt thường gom thành từng cụm chính vào một chỗ, dân gian gọi là bù mắt “xây đùn”, chỗ bị chích sau đó thành một vệt đen sạm.

Một đoạn rạch Bù Mắt ngày nay.

Giai thoại về địa danh Năm Căn

Con sông Cửa Lớn chảy qua thị trấn Năm Căn, ở đoạn này cũng được gọi là sông Năm Căn. Theo hướng đi về mũi Ông Trang, phía bên hữu ngạn là chợ Năm Căn, thị trấn sầm uất với đường sá, công trình, nhà cửa và các khu thương mại, dịch vụ phát triển nhanh chóng. Nơi đây hứa hẹn hình thành một đô thị năng động trong tương lai.
Ngày trước, chợ Năm Căn là địa điểm giao thương thuận lợi vì chỗ này là ngã tư sông, nơi dừng chân của khách thương hồ. Họ là chủ những ghe hàng đi xuống cửa Ông Trang mua tôm khô, cá khô, hoặc ra Rẫy Chệt mua dưa hấu, xuống Rạch Gốc chở ba khía và ốc len, những xuồng ghe qua rạch Bà Thanh, Ông Định chở củi về hầm than…

Một góc thị trấn Năm Căn. Ảnh: NHÂN KIỆT

5 thg 6, 2017

Giếng nước Mỹ Tho, có "miệng giếng" rộng 7 ha!

Hôm bữa tui có kể về cái giếng nước lớn nhứt Việt Nam (hổng chừng là cả thế giới luôn nữa), đó là giếng nước Mỹ Tho, kèm theo một số thắc mắc. Bữa nay, sau khi... lặn xuống giếng tìm hiểu một hồi tui viết thêm bài này để giới thiệu thêm một số thông tin mới biết được.

Tự điển tiếng Việt định nghĩa Giếng như sau: Hố đào thẳng đứng, sâu vào lòng đất, dùng để lấy nước. Mở rộng ra hơn nữa, ta có giếng dầu do các giàn khoan đào ngoài biển khơi. Dù là giếng nước hay giếng dầu đi nữa thì hình ảnh chung của cái giếng là độ sâu lớn hơn nhiều so với miệng giếng.


Thôi, không kể giếng dầu là thứ đặc biệt (và thường là rất lớn), ở đây ta chỉ xét giếng nước thôi. Có ai không biết cái giếng là gì hông? Ờ, thì giếng nước là vầy nè:


3 thg 5, 2017

Biển lở nơi miệng rồng

Nhiều người cho rằng Hàm Luông có tên gốc là Hàm Long. Thời nhà Nguyễn do “kỵ húy” để tránh chữ Long (Long là rồng, tượng trưng cho nhà vua) nên gọi chệch là Luông, lâu dần thành quen.

Những người nông dân ở bên cửa sông Hàm Luông luôn lo lắng trước nguy cơ sạt lở đất - Ảnh: Tấn Đức

Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức miêu tả vùng cửa sông này như sau:

“Sông rộng như là vực rồng, hang giao, thường có cá to, sấu lớn trồi lên hụp xuống. Nước sông thường trong, ngọt, sóng gió dập dình, có cái hứng nhìn một cái trông rõ mênh mông vạn khoảnh”. Nhưng bây giờ...

Cửa Tiểu không còn như xưa

Chưa làm “biến mất” một dòng sông, nhưng thời gian qua nhiều cồn bãi có diện tích lớn đã và đang hình thành nơi cửa sông Cửa Tiểu.

Cửa Tiểu nhìn từ phà Đèn Đỏ - Ảnh: Tấn Đức

Đổi đời ở cửa Trần Đề

Khi chưa có cảng, Trần Đề là xóm ngụ cư của những gia đình làm nghề đóng đáy và nghề lưới, phần đông là hộ nghèo nhưng bậy giờ thì đã đổi khác.

Một góc khu thị tứ bên cảng cá Trần Đề - Ảnh: Tấn Đức

Ông Trần Văn Niên, cựu trưởng ban nhân dân tự quản ấp Cảng (thị trấn Trần Đề), nhớ lại: “Hồi trước, khi chưa có cảng, nơi đây là xóm ngụ cư của những gia đình làm nghề đóng đáy và nghề lưới, phần đông là hộ nghèo, làm ăn nhỏ lẻ, chưa có phương tiện công suất lớn để ra khơi xa.

Nhưng bây giờ thì đã đổi khác, nhiều ngư dân trong tay có cả chục chiếc tàu, làm ăn khấm khá, cất được nhà lầu ba, bốn tầng”.

Đó là những gì đang diễn ra ở cảng cá Trần Đề, một điểm sáng nghề biển ở bờ nam cửa sông Trần Đề (huyện Trần Đề, Sóc Trăng).

Ba Lai - chia hai mặn ngọt

Sông Ba Lai chảy qua bốn huyện Châu Thành, Giồng Trôm, Bình Đại và Ba Tri (Bến Tre), tổng chiều dài khoảng 55km.

Những con rạch phía ngoài cống đập Ba Lai thuộc xã Tân Xuân, huyện Ba Tri thường xuyên cạn kiệt do bồi lắng nhanh - Ảnh: Ngọc Tài

Hơn mười năm trước, người ta đã xây cống đập Ba Lai chắn ngang dòng sông. Từ đấy cuộc sống của người dân bắt đầu thay đổi...

Nơi cửa sông đã mất

Chính xác hơn là cả dòng Ba Thắc (Bassac) dài rộng, “lội không tới bờ, lặn không tới đáy” như ký ức của nhiều kỳ lão ở miệt đồng bằng sông nước Cửu Long, giờ đã biến đi đâu?

Bản đồ Sóc Trăng năm 1891 rõ ràng với cửa Ba Thắc ra Biển Đông

Cửu Long chín cửa sông, nay đã mất một. Ba Thắc đâu rồi? Để có câu trả lời, chúng tôi tìm tới UBND xã An Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng), nơi cửa sông Ba Thắc từng tồn tại trong một thời gian dài.

Sóc Trăng đất cảng

Về vị trí địa lý, tỉnh Sóc Trăng giáp biển Đông ở phía đông và đông nam với bờ biển dài 72km và ba cửa sông lớn Định An, Trần Đề, Mỹ Thanh đổ ra biển.

Lâu nay người ta thường biết Sóc Trăng như là vùng đất nông - ngư nghiệp có đông người Khmer sinh sống, ít ai nghĩ rằng xưa kia nơi đây từng có một thương cảng lớn chẳng kém cù lao Phố (Biên Hòa, Đồng Nai).

Nơi đây ngày xưa là thương cảng Bãi Xàu (nhìn từ phía sau chợ Mỹ Xuyên) với cầu Chà Và bắc qua sông Bãi Xàu - Ảnh: Hoàng Thạch Vân

3 thg 4, 2017

'Văn Thánh' đất Gia Định xưa giờ ở đâu?

Đại Nam Nhất Thống Chí - Lục Tỉnh Nam Việt của Quốc Sử Quán triều Nguyễn ghi: Văn Thánh Miếu được xây dựng ở địa phận thôn Phú Mỹ, huyện Bình Dương phía đông tỉnh thành Gia Định năm Minh Mệnh thứ 5 (1824). 

Cầu Văn Thánh bắc qua rạch Văn Thách trên đường Nguyễn Hữu Cảnh, Q.Bình Thạnh, TP.HCM - Ảnh: HỒ TƯỜNG 

26 thg 3, 2017

Kinh Tàu Hủ

Ông Bùi Đức Tịnh ghi nhận rằng kinh Tàu Hủ vốn mang tên Cổ Hủ hay Củ Hủ vì khúc kinh chỗ này phình ra rồi thắt lại giống như cổ hủ heo, cổ hủ dừa. Ở Long Xuyên cũng có một con kinh mang tên Tàu Hủ, có người gọi là Củ Hủ. Điều ghi nhận của ông Bùi Đức rất hữu lý. Xin lý giải thêm. Trước hết phải viết cổ hũ mới đúngvì từ ghép này vốn chỉ cái cổ của cái hũ (theo Đại Nam quốc âm tự vị). Các vật có hình dáng phình ra rồi thắt lại đều gọi là cổ hũ, như cổ hũ cau, cổ hũ dừa, cổ hũ heo,… Tiếp theo, ta thấy từ ngữ này dùng để chỉ hình dáng của lòng sông, rạch và đã trở thành địa danh, giống như cổ cò (cổ con cò), cổ lịch (cổ con lịch) đã trở thành địa danh (rạch Cổ Cò ở Nhà Bè và Duyên Hải, sông Cổ Lịch ở Cửu Long). Mặt khác, trong hai từ ngữ cổ hũ và tàu hủ, đối với người Nam Bộ có một yếu tố đồng âm: hũ và hủ phát âm như nhau. Trong trường hợp này, từ ngữ nào quen thuộc hơn (ở đây tàu hủ quen thuộc hơn cổ hũ), sẽ thay thế từ ngữ kia: (trái) sầu riêng thay thế đu-riêng, (cái) lục bình thay thế độc bình, (cái) bồ cào thay thế bừa cào… Hơn nữa, kinh Tàu Hủ, trong Gia Định thành thông chí được gọi là sông An Thông, tục danh sông Sài Gòn và được mô tả là “quanh xa mà hẹp nhỏ, khuất khúc, nước cạn” (Tập thượng , quyển I, tờ 22b – 23a).

Kinh Tàu Hủ - Bến Bình Đông tháng 3/2017. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Mộc mạc tên làng Tây nguyên

Nghệ nhân A Jar, người nghiên cứu về văn hóa tên đất, tên làng Tây nguyên. Ảnh: P.A

Đồng bào Tây nguyên đặt tên đất, tên làng thường rất mộc mạc: có tên gắn với truyền thuyết; có tên gắn với đặc trưng về cây cối, di tích liên quan đến ngày lập làng...

Với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Kon Tum, tùy vào từng dân tộc mà họ đặt tên đất, tên làng gắn với những từ như Kon, Đăk, Plei.
Phía sau những tên gọi này là những chuyện kể, những truyền thuyết mộc mạc, hồn nhiên, dễ thương như người ở xứ này. 

Thủ Đức, Thủ Thiêm - tên của những ông quan nhỏ

Chữ “Thủ” là quan trấn thủ, tức võ quan lo việc bảo vệ một vùng (Thủ Đức), hoặc thủ ngự là người đứng đầu một trạm thu thuế đường sông (Thủ Thiêm). 

Ở Nam bộ, rất nhiều địa danh mang tên người. Những nhân vật có quyền cao chức trọng, dân gian kính nể, húy kỵ chỉ gọi chức tước mà không gọi tên, như cầu mang tên ông lãnh binh Thăng thì chỉ gọi cầu Ông Lãnh, hay lăng Tả quân Lê Văn Duyệt thì gọi lăng Ông. Nhưng đối với các quan chức nhỏ thì dân gian gọi cả chức tước lẫn tên, như các địa danh bắt đầu bằng chữ Thủ đứng trước tên người, như Thủ Thừa ở Long An, hay Thủ Đức, Thủ Thiêm ở TP.HCM.

25 thg 3, 2017

Lăng Ông Bà Chiểu: Chốn tâm linh

Vì khu lăng mộ tọa lạc ở khu vực Bà Chiểu, cạnh chợ Bà Chiểu nên dân gian gọi là lăng Ông - Bà Chiểu. Tên gọi đúng của khu lăng mộ này là Thượng Công miếu - là ba chữ Hán khắc trên cổng tam quan. 


Lăng Ông, tức khu lăng mộ thờ đức Tả quân - Tổng trấn Gia Định thành Lê Văn Duyệt (1764-1832), rộng 18.500 m2, tọa lạc giữa bốn con đường: Đinh Tiên Hoàng, Phan Đăng Lưu, Trịnh Hoài Đức và Vũ Tùng. Khu lăng mộ được xây dựng năm 1948. Hình ảnh cổng tam quan lăng Ông in trên các tấm thiệp bưu chính (card postale) trước năm 1975 được coi như biểu tượng của vùng Sài Gòn - Gia Định xưa.

20 thg 3, 2017

Đi tìm địa danh Bình Tuy

Có đến hai mươi năm địa danh tỉnh Bình Tuy là một phần đất rộng lớn phía Tây Nam của tỉnh Bình Thuận ngày nay (1956 - 1976). Dưới chế độ Việt Nam cộng hòa, từ một sắc lệnh ký ngày 25/10/1956 tỉnh Bình Tuy được thành lập gồm một phần đất của hai huyện Hàm Thuận, Tánh Linh và một phần đất của hai tỉnh Long Khánh, Lâm Đồng lúc bấy giờ. Nhiều câu hỏi địa danh tỉnh mới này tại sao là Bình Tuy, mang ý nghĩa gì? Đối với Ngô Đình Diệm - Tổng thống đệ nhất Việt Nam cộng hòa vốn là người được hấp thụ nhiều Tây học nhưng cũng chịu ảnh hưởng nền giáo dục Nho giáo của gia đình, cho nên quyết định một tên tỉnh mới phải có lý do nào đó.

Mũi điện Kê Gà. Ảnh: Ngọc Lân 

17 thg 3, 2017

Thị Nghè: Rạch, cầu, chợ đều đi vào lịch sử

Thị Nghè là tên ngôi chợ có từ gần 200 năm nằm bên bờ con kênh cùng tên, nối với kênh Nhiêu Lộc từ cầu Nguyễn Văn Trỗi chảy ra sông Sài Gòn. Thị Nghè cũng là tên cây cầu bắc ngang kênh, nối đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1 với đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, quận Bình Thạnh.

Địa giới khu vực Thị Nghè hiện nay bao gồm các phường 17, 19 và 21, quận Bình Thạnh, từ bờ kênh phía đường Trường Sa về hướng bắc tới đường Điện Biên Phủ; từ cầu Điện Biên Phủ chạy qua ngã tư Hàng Xanh đến cầu Sài Gòn rồi vòng lại theo đường Nguyễn Hữu Cảnh đến cầu Thị Nghè 2 - cây cầu cũng bắc qua kênh Thị Nghè, nối quận 1 và Bình Thạnh…

Giồng Ông Tố: Đất giồng hóa đất vàng

“Coi ngoài rạch Bà Nghè, dòng trắng hây hây tờ quyến trải/ Ngó lên giồng Ông Tố, cây xanh nghịt nghịt lá chàm rai”. Đó là hai câu trong bài Gia Định phú của tác giả khuyết danh viết khoảng đầu thế kỷ 20, do nhà Nam Bộ học Vương Hồng Sển sưu tầm và chép lại trong sách Tập thành của ông. 

Rạch Bà Nghè, tức rạch Thị Nghè bây giờ, là một dòng kênh xanh biếc, cá lội tung tăng, hai bên bờ là hai con đường tuyệt đẹp với một bên là những mảng cây cỏ xanh tươi mát mắt, một bên là phố xá sầm uất. Giồng Ông Tố cũng không còn cảnh rừng tràm “cây xanh nghịt nghịt” mà hai bên bờ sông Giồng hiện nay là các khu nhà cao tầng mới xây nối tiếp những khu biệt thự sang trọng của một đô thị hiện đại.

Chợ Cầu Ông Lãnh - dấu xưa xe ngựa…

Chợ Cầu Ông Lãnh nằm bên rạch Bến Nghé, cạnh cầu Ông Lãnh, đã bị xóa sổ gần 14 năm qua từ khi cây cầu mà chợ mang tên được xây mới. 

Cầu Ông Lãnh cũ bắc qua rạch Bến Nghé từ đường Bến Chương Dương (quận 1) đến đường Bến Vân Đồn (quận 4) đã được phá đi để xây cây cầu mới dài hơn, rộng hơn, đẹp hơn.

Cầu mới bắt đầu từ ngay nền chợ trên đường Nguyễn Thái Học (quận 1), choàng qua đường Bến Chương Dương cũ - nay là đại lộ Võ Văn Kiệt, bên này rạch Bến Nghé và phủ qua đường Bến Vân Đồn, chạy xuống gần tới đường Hoàng Diệu (quận 4). Cầu Ông Lãnh mới dài 256 m, là cây cầu dài nhất bắc qua rạch Bến Nghé. Còn ngôi chợ mang tên cầu, từ năm 2003 được dời lên Tam Bình (quận Thủ Đức) mang tên “chợ nông sản đầu mối Thủ Đức”.