17 thg 1, 2021

Mùa gói bánh

Từ tháng 11 (âm lịch), các ngôi đình, miếu lần lượt tổ chức lễ Lạp miếu cũng là lúc những người thợ chuyên làm bánh, nấu xôi bắt đầu nhận đơn đặt hàng cho mùa Tết. Hình ảnh các bà, các cô ngồi tụm ba, tụm năm tỉ mỉ lau từng lá chuối, nồi bánh đỏ lửa bên góc nhà khiến người ta cảm thấy không khí Tết đang gần hơn. 

Vừa hoàn thành xong mấy xửng xôi lớn cho khách đặt đem cúng đình, bà Nguyễn Thị Lệ Thu (52 tuổi, xã Bình Thạnh Đông, Phú Tân, An Giang) tiếp tục bận rộn với những đơn đặt hàng mới. Cô khách hàng trạc tuổi bà Thu ghé ngang nhà nhấn giọng: “30 Tết bà còn gói không, phải bà gói mới được, từ chối là tui không chịu đâu. Con gái ở Đồng Nai mới gọi về nói thèm bánh tét nhân chuối, bà nhận đi”. Nhẩm tính ngày Tết cổ truyền còn cách hơn 1 tháng, bà Thu cho biết, hiện nay đã được mối quen đặt hàng không còn rảnh ngày nào. Mấy chục năm nay, bà Thu và em gái chuyên gói bánh tét, bánh ú, bánh ít, bánh tro, bánh cặp… là những loại bánh truyền thống được gọi chung là bánh lá.

Huyền thoại ông Đình Tây và cá sấu Năm Chèo

Câu chuyện ông Đình Tây nuôi cá sấu Năm Chèo từ lâu đã trở thành huyền thoại linh thiêng gắn với giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương từ thời kỳ khai hoang vùng Bảy Núi. Ngày nay, huyền thoại ấy vẫn có sức hút đặc biệt đối với du khách khi đặt chân đến miệt Thất Sơn hùng vĩ. 

Trong lần đến thăm vùng đất Thới Sơn (Tịnh Biên, An Giang), tôi quyết tâm tìm hiểu câu chuyện liên quan đến ông Đình Tây và cá sấu Năm Chèo. Sau hàng trăm năm, huyền thoại ấy vẫn sống trong lòng dân gian như một phần tất yếu của vùng Thất Sơn kỳ bí. Giữa cái sắt se của ngày gió lạnh, câu chuyện ấy lại một lần nữa hiện lên qua lời kể ông Nguyễn Văn Mẫn, người đang trông coi mộ phần ông Đình Tây và là hậu duệ đời thứ 4 của nhân vật huyền thoại này.

“Ông Đình Tây tên thật Bùi Văn Tây (quên quán xã Bình Mỹ, Châu Phú), ông là đệ tử thứ 3 của Phật Thầy Tây An. Vì người vợ đầu là bà Trần Thị Trị mất sớm, ông buồn bã tìm đến vùng Hưng Thới, Xuân Sơn mới được khai hoang để phát nguyện tu hành theo Phật Thầy. Được Phật Thầy giao trông coi việc hương đăng, thờ cúng ở đình thần Thới Sơn nên người đời quen gọi là ông Đình Tây” - ông Mẫn kể. 

Mộ ông Đình Tây và người vợ sau (bà Trần Thị Của) tại xã Thới Sơn (Tịnh Biên) 

16 thg 1, 2021

Thơm 'điếc mũi' thịt chuột rừng nơi Cổng trời Mường Lống

Với độ cao 1.500m, Mường Lống mùa này như chìm trong sương mây. Trong tiết trời rất lạnh, nhiệt độ có lúc xuống chỉ còn 5-6 độ C, bếp lửa vẫn là nơi giữ ấm cho ngôi nhà của người Mông. Bên ánh lửa hồng bập bùng, không gì thú vị và hấp dẫn hơn nếu được nhâm nhi chén rượu ngô cùng món thịt chuột rừng nướng thơm nức. Thịt chuột rừng hiện nay đã trở thành đặc sản của người dân sinh sống nơi Cổng trời Mường Lống. 

Mường Lống mùa này chìm trong sương mây. Ảnh: Sách Nguyễn 

Vinpearl Safari Phú Quốc

Du khách được tận mắt quan sát ở cự ly gần những chú sư tử vờn nhau, những con nai vàng ngơ ngác, đàn hươu cao cổ lững thững qua đường nhờ di chuyển trên những chiếc xe bus chuyên dụng, hay tự tay vuốt ve các loài động vật dễ mến...đó là những trải nghiệm vô cùng thú vị khi đến Công viên Chăm sóc và Bảo tồn Động vật Vinpearl Safari Phú Quốc (Vinpearl Safari Phú Quốc).

Vinpearl Safari Phú Quốc có hai khu tham quan chính: khu vườn thú mở (Open Zoo) và khu bán hoang dã (Safari Park). Chúng tôi theo chân du khách bắt đầu hành trình khám phá ngôi nhà của những động vật hiền lành nhất ở khu vườn thú mở, từ những chú hươu cao cổ, linh dương, khỉ, kỳ lân, rái cá, thằn lằn, rùa khổng lồ cho đến các khu vườn chim, vườn sếu, vườn vẹt. Ngoài ra, nhiều khu vực nuôi các loài thú dữ như hổ Bengal, sử tử châu Phi, gấu ngựa, báo hoa mai, cá sấu, voi châu Á luôn thu hút sự hiếu kỳ của du khách. Khu này hiện đang chăm sóc và nuôi dưỡng 40 loại động vật bản địa quý hiếm đến từ Nam Phi, Ấn Độ và Úc...

Du khách được tìm hiểu về tập tính sinh hoạt của một số loại động vật điển hình, trải nghiệm một số hoạt động như: cho hươu cao cổ ăn, chụp ảnh cùng nhiều loài động vật dễ thương, xem show biểu diễn của các loài chim quý hiếm… vô cùng hấp dẫn.

Du khách lựa chọn tham quan khu vườn thú mở Vinpearl Safari Phú Quốc bằng xe điện. Ảnh: VNP

2 ngày leo đỉnh núi Tà Chì Nhù ngắm hoàng hôn tím lịm

Là ngọn núi cao thứ 7 Việt Nam, Tà Chì Nhù với không gian hùng vĩ thoáng đãng, không những là điểm săn mây lý tưởng, còn là một trong những nơi đón hoàng hôn đẹp nhất, lý tưởng nhất trong top 10 ngọn núi cao nhất Việt Nam. 

Quãng đường leo núi có thể được chia thành 3 chặng. Chặng 1 từ điểm xuất phát chân núi, đi qua một mỏ chì vẫn còn đang khai thác, độ cao 1.200m, đến suối nghỉ ăn trưa. Chặng 2 từ suối đến lán nghỉ đêm 2.400m. Chặng 3 từ lán lên đỉnh núi

8 thg 1, 2021

Người Trường Lưu giữ gìn nhà cổ!

Trầm lặng giữa vùng văn hóa Trường Lưu, nhiều ngôi nhà cổ ở xã Kim Song Trường (Can Lộc - Hà Tĩnh) vẫn được mỗi thế hệ người dân gìn giữ, trân trọng như những báu vật vô giá...

Ngôi nhà hơn 300 tuổi của gia đình ông Nguyễn Huy Thản đã được thay mái ngói

Trong quần thể rất nhiều những dấu vết cổ xưa còn hiện hữu ở thôn Xuân Phượng, nhiều người dân đặc biệt ấn tượng với ngôi nhà cổ hơn 300 năm tuổi của ông Nguyễn Huy Thản - một trong những ngôi nhà có độ luổi lâu đời nhất nằm trong khuôn viên vườn hoa cụ Thám (Thám hoa Nguyễn Huy Oánh).