12 thg 8, 2020

Hiền hòa Kon Drei

Nằm bên cạnh dòng sông Đăk Bla hiền hòa, làng Kon Drei (xã Đăk Blà, thành phố Kon Tum) đẹp như bức tranh, mộc mạc và thanh bình. Ngôi làng nổi bật bởi mái nhà rông cao vút; những ngôi nhà sàn, nhà xây xen lẫn với cây cổ thụ xanh mướt. Đặc biệt, từ bao đời nay, người dân làng Kon Drei vẫn giữ nét đẹp trong sinh hoạt và sản xuất gắn liền với dòng sông Đăk Bla.
Nằm cách trung tâm xã Đăk Blà vài kilômét về phía Nam, làng Kon Drei hiện tại là nơi cư trú của 214 hộ đồng bào dân tộc Ba Na. Làng Kon Drei được biết đến là một trong số ít làng DTTS trên địa bàn thành phố Kon Tum hiện nay có nghệ nhân “biết dạy cho chiêng hát và chữa bệnh cho chiêng” - đó là nghệ nhân chỉnh cồng chiêng A Khiu (84 tuổi).

Thông thường việc truyền dạy đánh chiêng đã khó, nhưng việc truyền dạy chỉnh chiêng còn khó gấp bội lần vì người dạy và người học phải có kỹ năng thẩm âm rất cao cùng với sự đam mê. Do vậy, hàng chục năm qua, nghệ nhân A Khiu vẫn miệt mài, cố gắng truyền dạy đánh chiêng và chỉnh chiêng cho lớp trẻ trong làng. Vì vậy, hiện nay, làng duy trì một đội cồng chiêng thường xuyên tham gia biểu diễn tại các lễ hội, các sự kiện văn hóa nghệ thuật của thành phố, của tỉnh.

Nghệ nhân A Khiu truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ trong làng. Ảnh: ĐT 

Chùa Ông Bắc (Bắc Đế Miếu) – Long Xuyên – An Giang

An Giang là là tỉnh độc đáo có bốn dòng văn hoá Việt – Hoa – Khmer – Chăm với những phong tục, tập quán riêng. Đối với người Hoa, niềm tin vào những giá trị tâm linh chiếm một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của họ, trở thành truyền thống được tiếp nối giữa các thế hệ. Tại những địa phương có đông đảo người Hoa sinh sống, du khách sẽ bắt gặp những ngôi miếu thờ các bậc thánh nhân để phù hộ cho cộng đồng người Hoa luôn gặp được may mắn, thuận lợi trong cuộc sống. Trong đó không thể không nhắc đến chùa Ông Bắc còn gọi là Bắc Đế Miếu – Hội quán đầu tiên của người Hoa ở An Giang nằm trên đường Phạm Hồng Thái bên bờ sông Long Xuyên, cách cầu Duy Tân khoảng 10m, thuộc phường Mỹ Long, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.

Chùa Ông Bắc còn gọi là Bắc Đế Miếu

Bắc Đế Miếu được xem như cơ sở thờ tự của những người Hoa di cư từ tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) đến sinh cơ lập nghiệp tại An Giang. Họ cùng nhau xây dựng Hội quán, thực chất là văn phòng hành chính để làm hội sở liên lạc đồng hương, nhưng thường đưa thêm các tượng thần Bắc Đế, Thiên Hậu, Ngọc Hoàng, Quan Công vào thờ nên người Việt gọi là chùa. Như chùa Ông Bắc tức là thờ Bắc Đế.

Tìm hiểu nghề muối ba khía ở Cà Mau

Nghề muối ba khía của người dân huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau được hình thành từ rất lâu. Ở vùng đất Ngọc Hiển, phù sa, dinh dưỡng trong đất dồi dào, tạo điều kiện cho cây mắm, cây đước phát triển, chính vì vậy ba khía tươi luôn dồi dào và có quanh năm. Để dự trữ được lâu, người dân đã sáng tạo nên nghề muối ba khía dùng làm thức ăn cho những chuyến đi rừng, đánh bắt trên biển… Rồi dần dần, ba khía muối được nhiều người biết đến và phát triển cho đến hôm nay. Hiện nghề muối ba khía đã trở thành nghề truyền thống và món ba khía muối trở thành đặc sản Cà Mau vang danh khắp nơi.

Rừng ngập mặn nơi sinh sống cùa con ba khía

Hành hương về Nhà Thờ Tắc Sậy – Bạc Liêu

Nhà thờ Tắc Sậy hay còn được gọi là nhà thờ Cha Diệp – Nhà thờ nổi tiếng nhất ở khu vực miền Tây. Đến với nhà thờ Tắc Sậy ngoài việc viếng thăm mộ phần của cha Trương Bửu Diệp thì mọi người có thể chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của nhà thờ công giáo, một trong những nhà thờ đẹp nhất trong các tỉnh miền tây.

Nhà thờ Tắc Sậy

Nhà thờ Tắc Sậy nằm ngay trên con đường quốc lộ 1A, cách Bạc Liêu 37km thuộc địa bàn Ấp 2, xã Tân Long, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu.

Chùa Hạnh Phúc Tăng – Biểu tượng văn hóa của đồng bào Khmer ở Vĩnh Long

Chùa Hạnh Phúc Tăng theo tiếng Khmer gọi là Sanghamangala tọa lạc tại ấp Trung Trạch, xã Trung Thành, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Chùa Hạnh Phúc Tăng được xem là một biểu tượng văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào Khmer tại Vĩnh Long bởi lối kiến trúc cổ xưa rất độc đáo.

Truyền thuyết xưa kể lại, nơi đây là một khu rừng già có nhiều loài thú dữ như hổ, beo…không ai dám bén bảng tới đây. Một ngày kia có một vị tu sỹ đến đây thuần phục các loại thú trở nên hiền lành, ngoan ngoãn. Vì vậy vị sư này đặt tên chùa là Hạnh Phúc, và cái tên này tồn tại cho đến ngày nay.

Cổng chùa

Thăm làng nghề cá khoai khô Cái Đôi Vàm – Cà Mau

Cá khoai Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau là sản vật thiên nhiên ban tặng, qua bàn tay lao động của người dân đã trở thành thương hiệu riêng với hương vị thơm ngon đặc trưng.


Theo những người cao niên trong vùng, nghề này ở đây đã có từ lâu đời. Do ở đây gần cửa biển nên khi hộ dân đánh bắt, ngoài bán sản phẩm tươi, họ còn làm khô dự trữ lại để bán tăng thu nhập. Xuất phát từ việc kinh doanh mặt hàng cá khô có lợi nhuận, từ đó người dân ở trong vùng phát triển từ mô hình nhỏ đến nay đã có nhiều cơ sở lớn. Từ tiêu thụ sản phẩm trong tỉnh, nay họ đã vươn xa ra ngoài tỉnh, thậm chí là xuất khẩu.