12 thg 8, 2020

Chiêm ngưỡng kiến trúc tuyệt đẹp của Nhà Thờ Cái Bè – Tiền Giang

Nhà thờ Cái Bè thuộc thị trấn Cái Bè, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang là nhà thờ với kiến trúc đẹp, có tháp chuông cao nhất và có địa thế đẹp nhất trong tất cả các nhà thờ ở đồng bằng sông Cửu Long.

Nhà thờ Cái Bè nằm gần dòng sông thơ mộng

Tọa lạc bên ngã ba sông Cái Bè – nơi tụ họp của chợ nổi Cái Bè nổi tiếng, nhà thờ Cái Bè nổi bật giữa một vùng sông nước tấp nập thuyền bè qua lại.

Vãn cảnh Chùa Hưng Thiện – Mẹ Đông Hải – Bạc Liêu

Chùa Hưng Thiện tọa lạc tại xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu. Nơi đây có tượng Phật Bà Quán Thế Âm Bồ Tát mà người dân địa phương gọi là Mẹ Đông Hải cao hơn 43 m và là bức tượng Phật cao nhất miền Tây tính đến thời điểm này.

Chùa Hưng Thiện

Chùa Hưng Thiện nằm cách trung tâm TP Bạc Liêu khoảng 10 km. Chùa nằm trong vùng nông thôn sâu, được bao bọc xung quanh là đồng ruộng và một con kênh Phúc Tòng chảy qua trước mặt chùa.

8 thg 8, 2020

Về Phú Quốc để... tôn vinh phụ nữ

Người Việt ta không theo chế độ mẫu hệ, nhưng từ xa xưa vị trí và vai trò của Mẫu đã vô cùng quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân. Đạo Mẫu không phổ biến nhiều ở trong Nam như ngoài Bắc, nhưng ở trong Nam vào các đền, miếu có rất nhiều hình tượng nữ thần, bà chúa... được người dân tôn thờ.

Không biết có nhận xét phiến diện chăng, nhưng đến Phú Quốc tui có cảm giác các Mẫu được người dân thờ cúng ở đây nhiều hơn hẳn những nơi khác.

Thánh mẫu cung ở Bảo tàng Cội nguốn, Phú Quốc. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Ầu ơ... ơi lá xào dông

Dạo gần đây tôi hay nhớ về một người. Một cậu chàng trai trẻ tuổi, da ngăm ngăm đàn ông chính hiệu. Không phải người tôi trót say nắng hay thầm thương gì tôi.

Tôi nhớ cậu chàng ấy chỉ vì một ánh mắt. Ánh mắt trợn hết cỡ, vừa như sửng sốt, lại vừa đùng đùng phẫn nộ: “Là lá xào dông mà! Chị dân Phan Rang mà không biết lá xào dông!”

Cây xào dông. Ảnh: Agriviet.com

Lá Xào Dông, món ẩm thực độc đáo Ninh Thuận

Lá Xào Dông hay còn có tên gọi khác là cây Ngọc Ngũ Sắc là loại cây rừng hoang, thân gỗ, lá nhỏ, sống rất khỏe, chịu hạn, trước đây mọc ở khắp nơi trong tỉnh Ninh Thuận, mọc rất nhiều trong vùng đồi cát Hòa Thủy và Thành Tín là những nơi khô nóng và rất thiếu nước.

Gắn liền với cái tên này là loài Dông cát, một loài động vật bò sát họ thằng lằn sinh sống rất nhiều ở điều kiện khô hạn Ninh Thuận, là loại động vật ăn rất ngon tuy nhiên có mùi tanh vì vậy những người bản địa ở Ninh Thuận đã tìm ra được một loại lá cây chuyên dùng ăn kèm và đặt tên là Lá Xào Dông thường mọc hoang trong các vùng có con dông đào hang. 

Đậm đà nước mắm Vạn Phần

Đối với người dân làng nghề nước mắm Vạn Phần (huyện Diễn Châu – Nghệ An), nước mắm không chỉ là một thứ gia vị mà đã trở thành sản phẩm lưu giữ “hồn cốt” của quê hương. Và phát huy nghề làm nước mắm truyền thống của quê mình cũng chính là góp phần bảo tồn nét văn hóa, sự tinh tế của xứ Nghệ.

Không ai rõ nghề làm nước mắm xuất hiện tại đất Vạn Phần xưa tự bao giờ, chỉ biết rằng, làng nghề làm nước mắm có truyền thống nổi tiếng từ vài thế kỉ trước. Những tổ nghề từ xa xưa đã biết tận dụng nguồn nguyên liệu dồi dào từ biển cả, kết hợp với phương pháp ủ chượp truyền thống để cho ra loại nước mắm thơm ngon. Dần dần, làm nước mắm trở thành nghề truyền thống của địa phương theo hình thức cha truyền con nối. Sản phẩm của làng nghề đã từng có vinh dự là đặc sản “Tiến Vua”.

Nước mắm Vạn Phần càng để lâu càng ngon, màu trong, vàng sậm, sánh đặc.