17 thg 8, 2019

Những địa danh, di tích "ngựa" ở Tiền Giang

Ngày xưa, đường bộ ở vùng đất Nam kỳ chưa phát triển, việc đi lại, vận chuyển chủ yếu bằng ghe xuồng. Năm 1792, chúa Nguyễn đắp đường Thiên Lý từ Gia Định về Cái Thia, lập các trạm mục, cấp ngựa cho trạm phu để thực hiện các công việc hỏa tốc vào mùa khô, nhưng mùa mưa họ vẫn sử dụng ghe thuyền để chuyển công văn giấy tờ. 

Đến khi người Pháp chiếm đất Nam kỳ, thực hiện chính sách khai thác thuộc địa, mở mang giao thông đường bộ cùng với các phương tiện cơ giới khác như tàu chạy bằng máy hơi nước, xe lửa… thì việc dùng ngựa dần dần phổ biến, nhưng chỉ trong giới thượng lưu và quan chức; còn người bình dân vẫn thích dùng xe trâu, xe bò. 


Chợ Vòng Nhỏ. 

Chùa Trấn Quốc lọt vào top 10 ngôi chùa đẹp nhất thế giới

Chùa Trấn Quốc ở Hà Nội, Việt Nam được trang wanderlust.co.uk đánh giá đứng thứ ba trong số 10 ngôi chùa "đẹp nhất thế giới".

Trang wanderlust.co.uk đánh giá chùa Trấn Quốc ở Hà Nội, Việt Nam đứng thứ ba trong số 10 ngôi chùa "đẹp nhất thế giới".

16 thg 8, 2019

Phiêu linh (feeling) trên tuyến đường sắt Đà Lạt - Trại Mát

Giới du lịch thường nhắc đến ga Đà Lạt như là nhà ga độc đáo với nhiều kỷ lục: 
  • Nhà ga cao nhất
  • Nhà ga cổ nhất (cùng với ga Hải Phòng)
  • Đầu tàu chạy bằng hơi nước duy nhất (chỉ có ở Đà Lạt)
  • Nhà ga độc đáo nhất và đẹp nhất
và khẳng định rằng đây là điểm phải đến khi du khách đặt chân tới Đà Lạt. Đúng vậy rồi, khung cảnh nơi đây quá độc đáo, kết hợp giữa nét đẹp cao nguyên của Đà Lạt và những đầu máy, toa xe cổ kính là chỗ để ta có những bức ảnh thật ấn tượng. Đây còn là nhà cổ, bên trong nhà ga còn duy trì các phòng bán vé, phòng làm việc, sảnh chờ... theo đúng kiến trúc ngày xưa.

Ga Đà Lạt

Lễ Bỏ mả của người Raglai

Là một tập tục có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tâm linh của người Raglai, lễ Bỏ mả (cúng tuần mã, mãn tang) nhằm tiễn đưa người đã mất về với ông bà, tổ tiên, đồng thời chấm dứt mối quan hệ giữa người sống đối với người đã mất. 

Đồng bào Raglai sinh sống chủ yếu ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên, tập trung ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa. Vừa qua, cộng đồng người Raglai ở xã Phước Chiến, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận, nơi có số dân Raglai sinh sống chiếm 97% dân số toàn xã đã tổ chức hoạt động tái hiện lại lễ Bỏ mả.

Lễ Bỏ mả thường được tổ chức vào tháng 3, tháng 4 dương lịch, sau một hoặc hai năm tính từ ngày có người mất. Theo quan niệm của người Raglai, nếu không làm lễ Bỏ mả, linh hồn người đã mất vẫn còn ở nhân thế và chưa thể về được thế giới “bên kia” để đoàn tụ với tổ tiên.

Trước lễ Bỏ mả, người thân trong gia đình chuẩn bị nhiều công đoạn khác nhau như: dựng nhà mồ, làm kago (mô hình thuyền bằng gỗ), rạp lễ, gậy cúng, trang phục và đồ lễ như: rượu cần, rượu trắng, trầu cau, đầu heo, thịt heo, cơm, bánh tét, thịt trâu, thịt gà, chuối, cơm rượu…

Lễ vật cúng trong lễ Bỏ mả của người Raglai.

Thung lũng Bắc Sơn ẩn hiện trong mây vào mùa lúa chín

Những thửa ruộng vàng óng cùng biển mây buổi sớm khiến khung cảnh Bắc Sơn đẹp như tranh vẽ. 

Cuối tháng 7, thung lũng Bắc Sơn (Lạng Sơn) như được nhuộm vàng khi những cánh đồng lúa chín vào vụ thu hoạch. Từ đỉnh Nà Lay, điểm dừng chân quen thuộc của những tay săn ảnh, du khách sẽ được chiêm ngưỡng toàn cảnh thung lũng. 

Chùa Tam Thanh xứ Lạng

Với vẻ đẹp hiếm có mà tạo hóa ban tặng, từ nhiều thế kỷ trước, động – chùa Tam Thanh đã được mệnh danh là một trong "Đệ nhất bát cảnh Xứ Lạng"...

Nằm ở phường Tam Thanh Thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn, chùa Tam Thanh có từ thời nhà Lê, là ngôi chùa cổ danh tiếng bậc nhất xứ Lạng

Phù điêu khổng lồ “Lạc Long Quân - Âu Cơ” ở Bình Định

Theo dự kiến, công trình phù điêu vách núi với chủ đề “Lạc Long Quân - Âu Cơ và cội nguồn sức mạnh đại đoàn kết dân tộc” tại Bình Định được khắc họa theo 3 lớp với những nét đặc biệt riêng.

Vào ngày 4/8, đại diện Sở Văn hóa và Thể thao (VH-TT) tỉnh Bình Định cho biết, đơn vị này đang hoàn tất các hồ sơ, thủ tục để thi công công trình phù điêu vách núi với chủ đề “Lạc Long Quân - Âu Cơ và cội nguồn sức mạnh đại đoàn kết dân tộc”.

Vị trí tạc phù điêu là núi Bà Hỏa (TP Quy Nhơn) nằm dọc giữa ngã 5 đường Trần Hưng Đạo giao với đường Võ Nguyên Giáp, Đống Đa, Nguyễn Tất Thành dẫn vào trung tâm TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định). 

Ảnh phối cảnh minh họa bức phù điêu Lạc Long Quân - Âu Cơ khổng lồ vào vách núi Bà Hỏa. 

Thơm ngon chè bưởi xứ Tân Triều

Cách thành phố Biên Hòa 7km, làng bưởi Tân Triều nằm ở xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai nổi tiếng với khung cảnh vùng quê thanh bình và những vườn bưởi sum suê trái như các loại bưởi: thanh trà, đường lá cam, bưởi xiêm, bưởi ổi, bưởi núm, bưởi thanh long, bưởi thanh dây, bưởi ổi…mỗi loại có một hương vị đặc trưng khác nhau. 


Đến Tân Triều mà chỉ ăn mỗi bưởi tươi Tân Triều thôi thì chưa tận hưởng hết vị ngon của nó. Bởi từ bưởi Tân Triều người ta chế biến ra rất nhiều món ăn ngon và độc đáo như gỏi bưởi, rượu bưởi, chè bưởi, nem bưởi, gà hấp bưởi… 

Trải nghiệm không gian yên tĩnh tại khu nghỉ dưỡng Thiền Tâm

Tọa lạc tại phường Phước Tân - Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai với gần 4 hecta được thiết kế hướng về thiên nhiên trong lành. Khu nghỉ dưỡng Thiền Tâm là một nơi chỉ phù hợp với những ai muốn có được không gian tĩnh lặng, tách biệt với ồn ào náo nhiệt; muốn được sống trọn vẹn với chính mình, hoàn toàn yên bình với thiên nhiên, với chim muông, với hương vị thanh khiết của cỏ cây hoa trái; là chốn an trú của thực tại với những khoảng rừng tự nhiên.


Với hệ thống ôn tuyền thủy trị liệu và nhiều loại hoa đủ màu khoe sắc tạo không khí trong lành, thoáng mát, cùng cảnh vật thiên nhiên hòa quyện với các hồ bơi tạo nên một khung cảnh yên bình. Tổng thể thì hồ bơi không lớn cũng không nhỏ, nhưng được thiết kế có lợi cho sức khỏe nên khá phù hợp với nhóm gia đình. 

15 thg 8, 2019

Hội An –Thành phố cổ quyến rũ

Phố cổ Hội An của Việt Nam đang trở thành tâm điểm chú ý của thế giới sau khi vượt qua Tokyo - “trái tim” của nước Nhật, bỏ xa Rome - nơi được mệnh danh là thiên đường của sự lãng mạn của nước Ý để trở thành điểm đến tuyệt vời nhất thế giới trong năm 2019 do tạp chí du lịch hàng đầu của Mỹ Travel + Leisure bình chọn. 

Nơi thời gian ngưng đọng



Phố cổ Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng chừng 30 cây số về phía Nam. Xưa người phương Tây gọi là Faifo. Trong suốt thế kỉ 17 và 18, Hội An từng là một thương cảng quốc tế sầm uất, là nơi giao thương nhộn nhịp của đội thuyền buôn lớn đến từ các nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Hà Lan, Tây Ban Nha, Ấn Độ… Trước thời kì này, nơi đây cũng từng được nhắc đến như một điểm dừng chân quan trọng của con đường tơ lụa trên biển.

Hội An được ví như một bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị, một điển hình đặc biệt về cảng thị truyền thống ở vùng Đông Á mà cho đến nay vẫn được bảo tồn nguyên vẹn và chu đáo. Phần lớn những ngôi nhà ở đây mang dáng dấp kiến trúc truyền thống của người Việt, có niên đại từ thế kỉ 17 đến thế kỉ 19. Xen kẽ giữa các ngôi nhà ấy là những công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng như đình, chùa, hội quán, nhà thờ họ… được xây dựng trong quá trình hình thành và phát triển của thương cảng cổ xưa này.


Phố cổ Hội An nằm yên bình bên bờ sông Hoài. Ảnh: Tất Sơn