3 thg 2, 2019

Du lịch tâm linh: Nhớ về Yên Tử- Nhớ thăm Mai vàng

Trong tâm tưởng nhiều người, mai được khởi nguồn từ xứ sở miền Nam, nơi ấm áp quanh năm, mưa nhuần, gió thuận. Ít ai nghĩ ở núi rừng thiêng Yên Tử thuộc về vùng Đông-Bắc Việt Nam, vào mùa đông, gió bấc tràn về tượng đá cũng rét run, thế mà mai lại mọc thành rừng, nhiều cây đã trở thành cổ thụ, tuổi đời có dễ mấy trăm năm và được tôn danh là “Đại Lão Mai Vàng”.


Mai vàng là một loài hoa được sinh trưởng trên những vách đá dựng đứng ở độ cao gần 1 nghìn mét. Loài hoa cổ thụ này có tuổi đời trên 700 năm, gắn liền với những huyền thoại kỳ bí của thiền phái Trúc Lâm, được người đời tôn kính gọi: “Đại Lão Mai Vàng”. 

Ngất ngây mùa hoa đào chuông trên đỉnh Bà Nà

Xuân về, mùa hoa đào chuông rực rỡ sắc hồng trên khu vực rừng núi Bà Nà, làm du khách mãi ngẩn ngơ như lạc vào chốn thần tiên.

Một góc Trú Vũ Trà Quán rực sắc hồng hoa đào chuông trong nắng sớm tại khu du lịch Bà Nà - Ảnh: ƯỚC PB

Bà Nà (thuộc địa phận xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang) cách thành phố Đà Nẵng khoảng 25km về hướng tây nam, nằm trên đỉnh núi Chúa cao 1.487m thuộc dãy Trường Sơn.

Du khách từng đặt chân đến "Bà Nà đường lên tiên cảnh" đều không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của núi rừng hùng vĩ, thiên nhiên kỳ thú và không khí mát mẻ, trong lành.

Hoa miền Tây: 'mỏ vàng' du lịch chưa được khai thác

Chỉ tính riêng các làng hoa có tiếng như làng hoa Sa Đéc (Đồng Tháp), làng hoa Cái Mơn (Bến Tre), làng hoa Mỹ Phong (Tiền Giang), mỗi năm cũng đã cung ứng cho thị trường Tết hàng chục triệu sản phẩm hoa, cây cảnh.

Nhóm bạn trẻ ghi lại hình ảnh bên vườn hoa được một doanh nghiệp ở Sa Đéc (Đồng Tháp) trồng để cho khách du xuân chụp ảnh miễn phí - Ảnh: CHÍ QUỐC

Nhưng hầu hết những làng hoa nổi tiếng này từ trước đến nay mới chỉ chú trọng đến việc mua bán hàng hóa chứ chưa đầu tư phát triển du lịch và các dịch vụ kèm theo. Chỉ những năm gần đây, làng hoa Sa Đéc đã tiên phong trong việc phát triển du lịch, mở ra một hướng làm ăn mới cho các làng hoa ở miền Tây.

2 thg 2, 2019

Gia Lai - Về miền hoang dã

Trước 1975, Pleiku nói riêng, Gia Lai nói chung được xem như tiền đồn của quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa ở Vùng 2 chiến thuật trên cao nguyên Trung phần. Vùng đất bazan đầy nắng gió, bụi đỏ và ầm ào bom đạn chiến tranh ngày nào giờ đã lột xác trở thành một phố núi giàu có với bạt ngàn cao su, cà phê, đồi chè… và là điểm đến lí tưởng cho những ai muốn khám phá di sản cồng chiêng Tây Nguyên và những thắng cảnh hoang sơ, kì vĩ.

Điểm hẹn ở Tây Nguyên

Trong kí ức của nhiều người, thời chiến tranh, Pleiku (nay là thủ phủ của tỉnh Gia Lai) được ví là cái “thị xã của lính”; còn bây giờ Gia Lai được gọi là “vùng du lịch không tốn tiền vé”, vì ở đây thiên nhiên hoang sơ giàu có, phóng khoáng với mọi vẻ đẹp từ hồ, thác, núi, rừng… sẵn sàng chờ du khách đến tự do khám phá mà không phải trả tiền.

Ông Hoàng Resort và tuyệt phẩm nghỉ dưỡng giữa biển mây

Trong mỗi nét kiến trúc của Hotel de la Coupole, MGallery by Sofitel- “đứa con thứ ba” của ông hoàng resort Bill Bensley và Tập đoàn Sun Group đặt tại Sa Pa- đều có hình bóng một Sa Pa hoàng kim thời xưa cũ: sang trọng, bặt thiệp nhưng cũng vô cùng bí ẩn. 

Tôi gặp Bill Bensley trước ngày khai trương khách sạn 5 sao đẳng cấp quốc tế Hotel de la Coupole, MGallery by Sofitel chỉ khoảng một tuần. Vừa trò chuyện với chúng tôi, Bill Bensley vừa sắp đặt những món đồ cổ mà ông khuân về từ khắp nơi trên thế giới, vào những không gian vốn cũng đã khá nhiều đồ đạc của khách sạn. Mớ đồ hỗn độn khiến ông nhiều lúc phát cáu, khi nhân viên khách sạn chưa hiểu ý mình. Nhưng với ông, “more is never enough- nhiều không bao giờ là đủ”.

Xin chào Bill Bensley. Có vẻ như mọi thứ đã hòm hòm. Nhưng vẫn còn rất nhiều đồ cổ vừa mới được chuyển tới… 


Săn nấm tràm ở Phú Quốc: Liều mình băng rừng lội suối vì của hiếm

Nấm tràm được người dân Phú Quốc nâng niu bởi vòng đời của nó quá ngắn, mưa ít khó mọc, mưa nhiều khó sống. Vì điều đặc biệt đó, chúng tôi quyết băng rừng tìm nấm để trải nghiệm cảm giác đi tìm của hiếm.

Nấm tràm có màu tím rất đẹp