30 thg 8, 2018

Thăm trường Dục Thanh

Trường Dục Thanh được xây dựng cuối năm 1907. Năm 1910, thầy giáo Nguyễn Tất Thành (sau này là chủ tịch Hồ Chí Minh) đã dừng chân dạy học tại đây.

Dục Thanh Học Hiệu (viết tắt cụm từ “Giáo dục thanh thiếu niên”) là một ngôi trường do các sĩ phu yêu nước ở Phan Thiết sáng lập hưởng ứng phong trào Duy Tân do Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng khởi xướng tại Trung Kỳ

29 thg 8, 2018

Bánh kẹp tàng ong

Bạn có biết cái bánh này không? Bạn kêu tên nó là gì?


Tui thì kêu nó là bánh kẹp tàng ong, hoặc làm biếng thì kêu gọn là bánh kẹp, hay bánh tàng ong.

Quán cà phê ở Kon Tum từng được báo nước ngoài ca ngợi

Quán được thiết kế với những cụm tre giống nơm úp cá, từng vào top 5 công trình kiến trúc đẹp nhất năm 2014. 

Xây dựng đầu năm 2013, quán cà phê trên đường Bạch Đằng (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) nằm ngay cạnh cây cầu Đăk Bla. Quán từng được các kiến trúc sư và hơn 300.000 độc giả của tạp chí ArchDaily chọn vào danh sách top 5 công trình kiến trúc đẹp nhất năm. 

Bàn tay Phật ở Đà Lạt có gì thu hút giới trẻ?

Bàn tay Phật nằm ở Hoa Sơn Điền Trang (Đà Lạt) là một công trình sáng tạo được làm bằng những sợi dây rừng cổ thụ. Nơi đây đang là một trong những điểm đến mới thu hút giới trẻ. 

Ngọn thác mang tên một loại quả ở Đà Lạt

Theo tiếng dân tộc K'Ho, tên thác Prenn có nghĩa là 'cà đắng' - một loại cây cho trái mọc nhiều ven suối. 

Thác Prenn nằm ngay trên quốc lộ 20 ở chân đèo Prenn, cửa ngõ vào Đà Lạt và cách trung tâm thành phố chừng 12 km. 

Quán khô cá đỏ nướng ở Hà Tiên

Nằm trên đường Trần Hầu, quán khô cá đỏ gây thương nhớ bởi mâm bạch tuộc, cá đỏ tươi ngon cùng hũ đồ chua đu đủ giòn cay bắt mắt.

Thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang được nhiều người biết đến là nơi có nhiều món ăn ngon đặc trưng vùng biển, nhiều món ăn vặt đã trở thành thương hiệu ẩm thực mà mỗi khi nhắc đến ai cũng đều dành tặng lời khen ngợi. Có dịp đến Hà Tiên ngoài tham quan cảnh đẹp, lúc chiều tối, bạn có thể lang thang một số con đường gần chợ để tìm nhiều món ăn vặt đặc trưng. Và khô cá đỏ, bạch tuột nướng... sẽ là một lựa chọn. 

Tam Đảo, phố núi sương mù

Tất cả du khách đến phố núi Tam Đảo sau chặng đường dài “phượt” quanh co ven sường núi, đều có cảm giác mới lạ, dễ thở. Nhiều người ví đây là “thiên đường trốn nóng” duy nhất ở miền Bắc. Có người gọi Tam Đảo là Đà Lạt thứ hai của phố núi.

Quán gió Tam Đảo

Giữa mùa nắng nóng, nếu ở Hà Nội nhiệt độ trên mặt đường phố lên tới 40-41 độ C, thì cách đó chừng 80 km, nhiệt độ trung bình chỉ 18-20 độ C, đó là Tam Đảo. Người dân ở đây quen gọi là “Phố núi mây mù” vì quanh năm sương mù bao phủ; còn khách du lịch khắp nơi đổ về gọi là “Thiên đường tránh nóng” mùa hè. Cũng có nhiều du khách tới đây gọi là “Đà Lạt phía Bắc”.

27 thg 8, 2018

Chuyện con cá lóc

Có lần tui hỏi mọi người (qua Facebook) một chuyện như vầy:

Từ nhỏ xíu, chắc ai cũng biết con cá lóc. Tui hồi nhỏ chỉ biết... ăn các món cá lóc do má làm thôi, nhưng cũng biết được con cá lóc nó ra làm sao.

Tới hồi sau 75 đi làm rẫy làm ruộng, cắm câu, câu được cá lóc. Nhưng bà ngoại (dân gốc miền Tây chính hiệu) ngó rồi nói: Con này là cá quả, hổng phải cá lóc. Rồi bà giải thích gì gì đó để phân biệt mà tui hổng hiểu và cũng... hổng nhớ luôn, chỉ mang máng là con cá quả nó nhỏ hơn con cá lóc.

Sau này, đọc linh tinh, tui thấy người ta nói cá lóc còn gọi là cá quả, cá trầu,cá bông, cá chuối hoa... Dĩ nhiên là với trình độ của mình, tui hổng biết mấy cái tên kể trên có đúng là chỉ một loại cá hay không. Vậy nên tui đăng status này để hỏi, ai biết giải thích và phân biệt dùm tui.




Đình làng kỳ sự: Linh thiêng ngôi đình thờ chữ 'Tổ quốc'

Bởi chính 2 chữ Tổ quốc trên bức hoành phi treo trang trọng giữa ngôi đình Xuân Dương (Q.Liên Chiểu, Đà Nẵng) mà trong chiến tranh, quân địch không dám đụng vào đình, bằng không đã san phẳng…

Đình làng Xuân Dương với bức hoành phi đặc biệt góp phần giữ đình trong chiến tranh. ẢNH: HOÀNG SƠN 

Đình làng kỳ sự: Độc đáo 'ngôi đình' với lễ hội tắt bếp

Với người dân Trà Kiểm (xã Hòa Phước, H.Hòa Vang, TP.Đà Nẵng), miếu Ông ngay giữa làng không khác gì ngôi đình gắn liền với lễ hội có một không hai - lễ hội tắt bếp.

Lễ hội tắt bếp của người Trà Kiểm gắn liền với 'ngôi đình' Ông ngay giữa làng. ẢNH: HOÀNG SƠN