12 thg 6, 2018

Du lịch lồng bè ở Lạch Dù

Mùa này, dù đã qua thời điểm “tháng 3 bà già đi biển”, nhưng mặt nước vẫn một màu trong xanh, phẳng lặng tựa gương soi. Du khách sẽ khó lòng cưỡng lại khi bước lên những lồng bè nuôi hải sản tại Khu Lạch Dù, xã Tam Thanh (Phú Quý)…

Du khách thưởng thức, vui chơi trên bè cá. 

Một dân tộc chỉ còn vài người nhớ “mang máng” tiếng mẹ đẻ

Vốn có ngôn ngữ riêng, phong tục văn hóa riêng nhưng sau một thời gian những yếu tố ấy dần bị mai một. Đến nay, cả dân tộc Ơ đu ở Việt Nam đang sinh sống duy nhất tại Nghệ An chỉ còn vài người nhớ “mang máng” tiếng mẹ đẻ của mình. 

Di dời từ khu vực lòng hồ thủy điện bản Vẽ, người Ơ đu, hay còn gọi là dân tộc Tày Hạt (có nghĩa là đói rách) đến định cư ở bản Văng Môn (xã Nga My - Tương Dương) từ năm 2006. Theo Bí thư Chi bộ Lo Văn Tình, cả bản hiện có 102 hộ với 426 nhân khẩu, trong đó người chính gốc Ơ đu chỉ còn khoảng hơn 200 người. 

Bản Văng Môn, khu tái định cư của người Ơ đu. Ảnh: Đào Thọ 

“Bảo bối” đuổi tà của thầy mo Khơ mú

Mỗi dân tộc ở miền Tây Nghệ An đều có một thầy mo để kết nối giữa thế giới con người và các bậc tổ tiên, thần linh. Để “đuổi tà”, thầy mo Khơ mú phải chuẩn bị cho mình rất nhiều thứ “kỳ lạ”. 

Cũng như các cộng đồng dân tộc khác, ở các bản làng người Khơ mú cũng có những thầy mo chuyên làm nhiệm vụ xua đuổi cái xấu và mang tới điều may mắn cho mọi người. Ảnh: Hồ Phương 

Ngược dòng sông Giăng

Ai đã một lần lên miền Trà Lân, hẳn đã được nghe câu ca dao: “Anh đi khắp núi khắp ngàn/Không đâu đẹp bằng Đá Bàn, sông Giăng”. Hãy cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng đó qua những hình ảnh sau: 

Sông Giăng bắt nguồn từ khe Khặng, trong lõi Rừng Quốc gia Pù Mát (Con Cuông) rồi chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và hợp lưu với sông Lam tại huyện Thanh Chương. Sông có độ dốc trung bình 17.2% nên có hàng trăm ghềnh đá mọc lên giữa dòng, tạo nên khung cảnh nên thơ và hùng vĩ. Ảnh: Thanh Hải 

Chợ trâu bò thuộc hàng lớn nhất cả nước ở Nghệ An

Nhiều người ở xa biết đến Đại Sơn (huyện Đô Lương, Nghệ An) là nhờ ở đây có chợ Ú - đầu mối trâu bò thuộc diện lớn nhất cả nước. Mỗi tháng 6 phiên, chợ tập trung hàng ngàn con trâu bò từ khắp các địa phương về, biến làng quê nghèo Đại Sơn trở nên tấp nập. Nhiều người dân nơi đây cũng nhờ vào chợ trâu bò mà có thêm nghề mưu sinh.

“Ai về chợ Ú Đại Sơn/ Mua con trâu mộng lập nên đại điền” là câu ca lưu truyền trong dân gian về một phiên chợ độc đáo của xứ Nghệ. Ngay từ sáng sớm, từ khắp các ngả đường đã nhộn nhịp người xe giong trâu bò về chợ Ú. Ảnh: Nguyễn Đạo 

7 thg 6, 2018

Giấy bản, thương hiệu của người Nùng ở Cao Bằng

Từ giáp Tết tới qua tiết Thanh minh là người Nùng ở xóm Dìa Trên (xã Quốc Dân, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng) bước vào mùa cao điểm bán giấy bản. Người ở nhà làm có khi không đủ để bán tại các phiên chợ trong vùng hay gửi ra cả thành phố. 

Nghề đòi hỏi sự cần cù 


Khi đoàn khách du lịch quốc tế tới tham quan và trải nghiệm cách làm giấy bản, cô gái Nông Thị Diễn (xóm Dìa Trên, xã Quốc Dân, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng) vẫn đều tay seo giấy. Bên ngoài cửa nhà, những vỏ cây dưỡng (tiếng Nùng gọi là cây mạy sla), nguyên liệu để làm giấy bản vẫn chất thành đống, đợi tới lượt chế biến. 

Vỏ cây dưỡng được tách sạch sau đó phơi khô. 

Về Hạ Long thưởng thức cua rang me

Cùng với món cua hấp thì cua rang me cũng là đặc sản tại các nhà hàng hải sản ở Hạ Long. Cua rang me muốn ngon thì nước xốt me phải đủ vị chua, ngọt, mặn và khi nhai nuốt xong vẫn còn lại dư vị thật thanh.

Nhắc đến cua Hạ Long người ta thường nghĩ tới món cua hấp vì đây là món ăn có trong thực đơn của hầu hết các nhà hàng biển. Để làm món này người ta phải chuẩn bị rất kĩ từ nguyên liệu, việc chọn được những con cua béo và mẩy phải được ưu tiên hàng đầu. Cua dùng để rang me không hẳn cứ là loại cua to là ngon, cua bể vừa vừa, khoảng 300g đến non nửa ký một con, vì loại cua này cho thịt chắc và thơm ngon chứ không bở như các loại cua to ở các vùng biển khác.

Ba món hải sản nhất định phải thử trên đảo Cô Tô

Du khách nên thử bào ngư, tu hài hoặc hàu, đây đều là những món ngon và có giá trị dinh dưỡng cao. 

Cô Tô (Quảng Ninh) hấp dẫn du khách bởi nhiều món ngon bên cạnh cảnh sắc hoang sơ, những bãi biển cát trắng mịn.

Bào ngư


Bào ngư là loại hải sản hiếm, thường xuất hiện trong bữa ăn của các bậc vương giả trước đây. Món ăn ngày nay được nhiều người ưa thích không chỉ nhờ vị ngon mà còn đem lại nhiều dinh dưỡng.

Bào ngư là món đặc sản phổ biến trên đảo Cô Tô. Ảnh: halongtourism. 

Chơi ô ăn quan

Bức tranh lụa nổi tiếng “Chơi ô ăn quan” của danh họa Nguyễn Phan Chánh (1892-1984). 

“Chơi ô ăn quan” là một trò chơi dân gian nổi tiếng ở ta. “Chơi ô ăn quan” rất khoa học và đơn giản, trẻ em 6 tuổi, hướng dẫn vài phút đã thạo chơi rồi, em nào tính nhẩm nhanh dễ thắng cuộc và rất vui. 

“Chơi ô ăn quan” - tên bức tranh lụa nổi tiếng nhất của danh họa Nguyễn Phan Chánh (1892 - 1984). Nguyễn Phan Chánh học khóa đầu tiên trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (1925 - 1928).

“Kiệt tác” nón ngựa Phú Gia


Làng nghề nón ngựa Phú Gia (xã Cát Tường, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) có tuổi đời hơn 300 năm. Nón ngựa Phú Gia được xem là “kiệt tác” của nón lá. Nó biểu tượng cho sự mạnh mẽ, uy nghiêm của con nhà võ, gắn với nghĩa quân Tây Sơn thần tốc.

Theo nghệ nhân Đỗ Văn Lan - người có 55 năm gắn bó với nghề làm nón ngựa, sở dĩ dân gian gọi nón ngựa trước hết là nó dẻo dai, bền bỉ như loài ngựa; hoặc thuở xưa, giới quyền quý thường sử dụng trong lúc cưỡi ngựa. Thuở ấy, chiếc nón có bịt bạc, chạm trổ hình rồng, phượng trên đỉnh nón được giới quan binh đội trên đầu khi cưỡi ngựa.