Hiển thị các bài đăng có nhãn người Ơ Đu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người Ơ Đu. Hiển thị tất cả bài đăng

19 thg 8, 2023

Chuyện về cộng đồng dân tộc ít người nhất Việt Nam

Để đến được bản Văng Môn thuộc xã Nga My vùng sâu, vùng xa huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An - nơi định cư của tộc người Ơ Đu, tôi phải đi xe máy từ thành phố Vinh, vượt khoảng 240 km dưới cái nắng nóng dữ dội của gió Lào vào một ngày cuối hè - thời điểm mà người bản địa ví von Tương Dương như chảo lửa rang chín mọi thứ.

Giữa trưa, theo sự chỉ dẫn của ông Lương Tuấn Dũng, Chủ tịch UBND xã Nga My, tôi tìm đến bản Văng Môn nằm ven con suối nhỏ cách trung tâm xã không xa. Giờ này, đường vào thôn bản vắng lặng, không một bóng người, nhiều nhà dân cũng cửa đóng, then cài. Có thể do ngại nắng nóng nên bà con hạn chế ra ngoài hoặc đi rừng đi nương cả. Tiếp tôi là bà Lương Thị Lan, năm nay 40 tuổi, là Trưởng bản do dân tín nhiệm bầu cách đây 5 năm. Từ đây, câu chuyện về cội nguồn của dân tộc Ơ Đu được bà kể lại.

Tổ tiên người Ơ Đu từng sống thịnh vượng dọc theo song Nậm Mộ khởi nguồn sông Lam. TRẦN THẾ DŨNG

10 thg 12, 2019

Dùng vôi bột và vỏ cây nhuộm vải, người Ơ đu ở Nghệ An giữ truyền thống độc đáo

Ơ đu là một trong những dân tộc ít người nhất của Việt Nam, hiện đang sống tại huyện Tương Dương, Nghệ An. Bên cạnh một số phong tục truyền thống đang đứng trước nguy cơ mai một, thì truyền thống dệt, nhuộm vải và may trang phục đặc trưng vẫn đang được gìn giữ. Đáng chú ý ở công đoạn nhuộm vải, người Ơ đu vẫn làm theo phương thức thủ công độc đáo. 

Chị Lo Thị Nga (SN 1972), ở bản Văng Môn, xã Nga My, huyện Tương Dương là một trong số ít người còn biết nhuộm và may trang phục dân tộc Ơ đu cho biết: “Để có một nồi nước nhuộm, trước đó tôi phải vào rừng sâu để lấy các loại vỏ cây mang về cho vào nồi đun sôi và cho vào một ít vôi bột. Cứ thế đun khi nào nước ra màu thì cho vải vào để nhuộm”. Ảnh: Đình Tuân 

27 thg 2, 2019

Độc đáo bộ nam phục người Ơ đu

Là dân tộc duy nhất có ở Tương Dương (Nghệ An), dân tộc Ơ đu cũng có truyền thống tự dệt vải và may trang phục cho dân tộc mình. Bộ trang phục nam giới của dân tộc cũng có nhiều nét độc đáo riêng so với các dân tộc khác. 

Cũng giống như nữ giới, nam giới đồng bào dân tộc này cũng có bộ trang phục riêng và không kém phầm độc đáo. Với bộ trang phục người phụ nữ màu chủ đạo là màu đen, thì nam phục người Ơ đu là màu đỏ nhạt, màu chàm. Ảnh: Đình Tuân 

12 thg 6, 2018

Một dân tộc chỉ còn vài người nhớ “mang máng” tiếng mẹ đẻ

Vốn có ngôn ngữ riêng, phong tục văn hóa riêng nhưng sau một thời gian những yếu tố ấy dần bị mai một. Đến nay, cả dân tộc Ơ đu ở Việt Nam đang sinh sống duy nhất tại Nghệ An chỉ còn vài người nhớ “mang máng” tiếng mẹ đẻ của mình. 

Di dời từ khu vực lòng hồ thủy điện bản Vẽ, người Ơ đu, hay còn gọi là dân tộc Tày Hạt (có nghĩa là đói rách) đến định cư ở bản Văng Môn (xã Nga My - Tương Dương) từ năm 2006. Theo Bí thư Chi bộ Lo Văn Tình, cả bản hiện có 102 hộ với 426 nhân khẩu, trong đó người chính gốc Ơ đu chỉ còn khoảng hơn 200 người. 

Bản Văng Môn, khu tái định cư của người Ơ đu. Ảnh: Đào Thọ