20 thg 11, 2017

Huế - nỗi buồn phố cổ

Ngôi nhà cổ số 22 đầu đường Bạch Đằng may mắn được gia chủ giữ gìn, chăm nom cẩn thận nên vẫn còn lưu giữ được những nét xưa. 

Những ai đã một lần thăm Huế và có dịp đến với đường Bạch Đằng cổ xưa nằm bên bờ sông Đông Ba đầy hoài niệm, đều không khỏi chạnh lòng khi nhìn thấy những ngôi nhà cổ có tuổi đời cả trăm năm mang nặng dáng hình của Huế đang oằn mình tàn tạ theo tháng năm.

Huế là kinh đô của triều Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam. Vì thế, ngoài hệ thống đền đài, lăng tẩm, thành quách nguy nga tráng lệ đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới, kinh thành Huế còn có cả những khu phố cổ nổi tiếng sầm uất một thời như Bao Vinh, Gia Hội...

Con hẻm trăm tuổi đậm chất Hong Kong giữa trung tâm Sài Gòn

Xây dựng vào những năm đầu của thế kỷ trước, hẻm Hào Sỹ Phường hiện nay là nơi sinh sống của nhiều người Việt gốc Hoa. 

Hào Sỹ Phường là tên gọi của một con hẻm ở địa chỉ số 206, đường Trần Hưng Đạo (quận 5). Tuy lối vào nằm ngay mặt đường nhưng nếu không để ý bạn có thể lướt qua mà không nhận ra. Để vào hẻm, bạn phải đi qua một gầm tối với mảng tường có màu xanh ngọc bích đã cũ. 

Lầu thủy đình - điểm nhấn di tích chùa Trăm Gian

Lễ hội chùa Trăm Gian, xã An Bình (Nam Sách) diễn ra từ ngày 30.10 - 1.11 (tức 11 - 13.9 âm lịch). 

Thứ trưởng Văn hóa - Thể thao và Du lịch Vương Duy Biên (giữa) dự lễ cắt băng khánh thành 

Lễ hội là dịp để người dân và du khách thập phương tụ hội, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Ngày 13.9 âm lịch hằng năm còn là ngày giỗ của vị sư tổ tự Phả Tiến, húy Thanh Lịch. Ông có công viết sách cho khắc bản mộc, khai trường thuyết pháp, giảng đạo, chấn hưng Phật giáo tại địa phương.

Diện mạo mới ở ngôi đền thờ Yết Kiêu

Yết Kiêu là một danh tướng tài đức song toàn thời nhà Trần. Sau khi ông mất, nhiều nơi trên đất nước đã lập đền thờ. 

Đền Quát mới 

Tại thôn Hạ Bì, xã Yết Kiêu (Gia Lộc), quê hương của danh tướng có ngôi đền Quát thờ ông. Sau mấy năm trùng tu, tôn tạo, năm nay đền Quát đã mang một diện mạo mới, bề thế và lễ hội cũng được nâng tầm.

Khu rừng cổ độc đáo tại Chí Linh

Đó là khu rừng nằm xung quanh chùa Thanh Mai, một di tích thuộc xã Hoàng Hoa Thám (Chí Linh) do Thiền sư Pháp Loa xây dựng vào năm 1329 trên núi Tam Ban. 

Cây vả cổ thụ vào mùa thu, quả vả như trát vào thân suốt từ gốc đến ngọn, khiến mọi người có cảm giác như có ai đem một sọt quả đổ từ ngọn cây xuống đến gốc vậy

Gọi là Tam Ban vì có ba cấp núi nối liền nhau thuộc ba tỉnh Bắc Giang, Hải Dương và Quảng Ninh. Vị trí dựng chùa thuộc cấp thứ hai của ngọn núi, là khu đất bằng phẳng nhất, cao khoảng 200 m. Chùa cách quốc lộ 18 khoảng 12 km, cách phường Sao Đỏ (trung tâm thị xã Chí Linh) chừng 15 km.

"Nhà" Cao Sơn Đại Vương ở đâu?

Cao Sơn Đại Vương là một vị thánh huyền thoại. Ba nơi thờ ông đều ở đầu hàng loạt hồ nước rộng liền nhau, đổ ra và nhận nước về của sông Kinh Thầy.

Nghè Rồng ở thôn Lương Gián, xã Quốc Tuấn (Nam Sách) thờ Cao Sơn Đại Vương

Cao Sơn Đại Vương là một vị thánh huyền thoại, được thờ ở nhiều đình, đền trong cả nước, nhưng nhiều nhất là ở phía bắc. Ngay ở TP Móng Cái (Quảng Ninh) và nhiều huyện thuộc các tỉnh dọc biên giới Việt - Trung cũng có một số đền thờ Cao Sơn Đại Vương. Hiện tôi chưa có con số thống kê thật chính xác, nhưng dường như tỉnh nào ở phía Bắc tôi đã qua đều có đền, đình thờ vị đại thánh này.

Những người nối đôi bờ Sê Pôn

Không biết từ bao giờ, hàng chục chiếc đò ngang trên suốt dọc dòng sông Sê Pôn chảy qua các xã vùng Lìa cứ ngày đêm đưa, đón hành khách cùng nông sản sang sông. Chính những chuyến đò ấy đang góp phần thắt chặt hơn mối tình hữu nghị Việt Nam – Lào đằm thắm, keo sơn…

Hành khách của Chuôi Thông là các em nhỏ đang vượt dốc để đến bản 7 (xã Thuận) 

Đêm qua, vùng Lìa trời mưa nặng hạt. Con đường uốn quanh đoạn dốc từ bản 7, xã Thuận, huyện Hướng Hóa xuống bến đò trở nên trơn trượt… vẫn không ngăn được bước chân của Chuôi Thông (60 tuổi), Trưởng bản 7 xuống bến đưa khách sang sông. Đang cuối mùa khô nên sông Sê Pôn không ăm ắp nước, vậy mà lưu tốc dòng sông vẫn cuồn cuộn chảy khiến chiếc đò máy của Chuôi Thông bị trôi chếch một đoạn sông dài gần 30-40 m mới cập được bờ bên kia.

15 thg 11, 2017

Thác Mai cuộn chảy giữa rừng già

Thác Mai và Suối Mơ, 2 thắng cảnh của Đồng Nai

Trên quốc lộ 20 đi Đà Lạt, đoạn ngang qua tỉnh Đồng Nai bạn sẽ có 2 điểm rẽ phải để tới 2 thắng cảnh. Ở khoảng 45 km kể từ đầu quốc lộ 20 (ngã ba Dầu Giây) có một điểm rẽ phải để đến Thác Mai, thuộc huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai. Nếu vẫn tiếp tục đi trên quốc lộ 20 khoảng 13 km nữa mới rẽ phải thì bạn sẽ đến Suối Mơ, thuộc huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.

Thác Mai

Ngắm vẻ đẹp của bãi biển hoang sơ dưới chân đèo Ngang

Không ồn ào, đông đúc; cơ sở hạ tầng còn khá khiêm tốn song bãi biển này lại có vẻ đẹp hoang sơ rất riêng biệt.

Đèo Ngang, điểm cuối cùng phía nam của Hà Tĩnh, nơi tiếp giáp Quảng Bình. Nơi đây đã từng là ranh giới giữa Đại Việt và Chiêm Thành trong lịch sử. Đèo Ngang là con đèo vượt dãy Hoành Sơn, là một chốt hiểm yếu trên con đường thiên lý bắc -  nam. Đèo Ngang nổi tiếng không chỉ vì yếu tố lịch sử mà còn là một thắng cảnh nổi tiếng của dải đất miền trung đầy nắng gió. 

Sắc màu khăn đội đầu của người La Hủ

Trong cộng đồng 54 dân tộc anh em ở Việt Nam, bộ trang phục truyền thống bao giờ cũng thể hiện những đặc trưng văn hoá của mỗi tộc người ở từng vùng với những nét rất riêng. Và với người phụ nữ La Hủ (Mường Tè – Lai Châu), chiếc khăn đội đầu cầu kỳ, độc đáo thể hiện khát vọng sinh sống hài hòa với thiên nhiên. 

Người La Hủ vấn khăn rất cẩn thận, đây là tập hợp của nhiều công đoạn để xếp chồng lên đầu bốn lớp tạo nên chiếc khăn liền với tóc hoàn chỉnh. Đầu tiên họ rẽ ngôi giữa mái tóc dài rồi cố định bởi một chiếc vòng làm bằng nhựa có màu nâu đỏ. Sau đó họ sẽ đội lên đầu chiếc khăn vải được thêu hoa văn cầu kỳ có đính cườm trắng. Là phần chính của chiếc khăn nên đây là nơi để mỗi người phụ nữ La Hủ thể hiện sự khéo léo, chăm chút trong thêu thùa.

Thường họ dùng vải màu xanh, đỏ làm nền rồi thêu hoa văn với chỉ màu để làm khăn. Tuy có nhiều màu nhưng qua những bàn tay khéo léo khăn được xử lý khi thêu khá hài hòa và quan trọng nhất nó phù hợp và đẹp theo quan niệm thẩm mĩ của người La Hủ.

Chiếc vòng làm bằng nhựa màu nâu đỏ dùng để cố định những nếp tóc là lớp đầu tiên của khăn đội đầu người La Hủ.