12 thg 8, 2016

Chiêm bái chùa cổ Đông Phước, Khánh Hòa

Từ Trung tâm thành phố biển Nha Trang, đi dọc theo con đường Trần Phú bao quanh bờ biển về hướng Nam khoảng 3 km, đến Vĩnh Nguyên rẽ vào con đường tỉnh lộ đường Võ Thị Sáu, đi một khoảng nửa đến đường chùa Đông Phước. Đó là con đường được mang tên theo tên chùa cổ Đông Phước.

Chùa Đông Phước tọa lạc tại số 20/7 đường chùa Đông Phước, phường Phước Long, Tp.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Chùa nằm cách trung tâm thành phố khoảng 4km.

Chùa cổ Đông Phước nhìn từ cổng Tam quan vào

Về thăm chùa cổ làng Huyền Kỳ

Có thể nói, ngôi chùa cổ làng Huyền Kỳ (phường Phú Lãm, Hà Đông, Hà Nội) mang tên chữ là Hiển Linh Tự có ý nghĩa lớn về giá trị kiến trúc, về tâm linh sâu thẳm, như viên ngọc vô giá bị bụi thời gian, và sự thờ ơ của người đời làm lãng quên. Vượt qua những bui bặm ồn ào của giao thông, về tới sân chùa, tôi cảm nhận được sự tĩnh lặng, và giá trị thẳm sâu có được ở nơi đây.


Chùa Huyền Kỳ ngự phía Tây Nam làng Huyền Kỳ là công trình kiến trúc cổ từ cách nay 600 năm. Từ Hồ Gươm vào Hà Đông, qua quốc lộ số 6 đến Ba La, rẽ trái theo quốc lộ 22 đường đi chùa Hương, khoảng 3km là tới chùa. Ni sư Thích Đàm Thúy trụ trì chùa Huyền Kỳ vui vẻ giới thiệu về chùa cho tôi.

Suối đá Hốc Vực

Ẩn mình dưới chân núi Lớn, suối đá Hốc Vực nằm ở xã Đức Phú (Mộ Đức) là một con suối trải dài khoảng 1,5km, chảy từ chân núi ra gần đến tuyến tỉnh lộ 628 thì ngừng. Có sự kết hợp hài hòa giữa đá và nước, suối đá Hốc Vực là một địa chỉ du lịch ấn tượng với những ai thích khám phá, du lịch phượt...

Suối đá Hốc Vực nằm ẩn mình trong vùng đồi núi phía tây huyện Mộ Đức, lại chưa được quảng bá nhiều. Ấy vậy mà “hữu xạ tự nhiên hương”, giới phượt vẫn biết đến và thường tìm về với suối đá Hốc Vực vào những tháng mùa nắng để hòa mình vào dòng suối mát lạnh, trong vắt. Để đến được suối đá, từ Bưu điện huyện Mộ Đức, rẽ theo tuyến tỉnh lộ 628 đi về hướng xã Đức Phú tầm 10km là đến thôn Phước Lộc. Ngay đoạn cây bồ đề cổ thụ, mấy cây lâu niên duy nhất của thôn Phước Lộc, tiếp tục rẽ trái khoảng 1km là tới.

Đá và nước kết hợp đã tạo nên vẻ đẹp nên thơ cho suối đá Hốc Vực. 

Làng nghề bánh khô xuất khẩu sang Lào

Làng Hồng Yên và Trường Tiến xã Diễn Ngọc, Diễn Châu, Nghệ An ngoài nghề đi biển làm muối còn có nghề làm bánh khô (bánh đa) truyền thống. Nghề làm bánh đa là sinh kế của hàng trăm gia đình, là nét văn hóa độc đáo của vùng quê ven biển.

Làng Hồng Yên và Trường Tiến được công nhận làng nghề bánh đa vào năm 2012, hiện có khoảng 300 hộ dân ở hai xóm tham gia và sinh sống bằng nghề này. 

Nức danh bánh mướt chợ Gám

Bánh mướt chợ Gám - xã Xuân Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) từ bao đời nay đã được khắp nơi biết đến với vị thơm ngon, đậm đà không lẫn vào đâu.

Ai từng một lần thưởng thức bánh mướt Xuân Thành sẽ không quên được mùi vị ngọt thơm, đậm đà được làm nên bởi bàn tay những người phụ nữ chịu thương, chịu khó nơi đây. 

Cửa Lò: Nhộn nhịp bến cá lúc bình minh

Đang là những ngày nhộn nhịp nhất của mùa du lịch biển Cửa Lò. Du khách muôn nơi háo hức tìm về chốn cát mịn, nước trong xanh chốn duyên hải trữ tình xứ Nghệ. Đi để cảm nhận và hoà mình vào vẻ đẹp trời nước đan xen, điệp trùng huyền sử. Lúc về, đã trĩu nặng những món quà biển tươi ngon: tôm cua, cá mực… mà dường như ở Cửa Lò mới mặn mòi, thanh khiết đến vậy.

Khi bình minh lên, là lúc thuyền đánh cá lại trĩu nặng trở về bến. Mang theo biết bao sản vật tươi ngon của biển.