14 thg 7, 2016

Tên tỉnh thành nào dài nhất và ngắn nhất

Việt Nam có 63 tỉnh thành, tên mỗi tỉnh thành thường có 2 chữ (âm tiết). Không tỉnh thành nào tên chỉ có một chữ. Cá biệt có một tỉnh tên dài tới 4 chữ, đó là Bà Rịa - Vũng Tàu. Vậy đây là tỉnh có tên dài nhất chăng? Hm, để coi lại cái đã!

Nếu không xét độ dài theo âm tiết mà xét theo số chữ cái thì Bà Rịa - Vũng Tàu có 12 chữ cái. Một tỉnh khác cũng có tên gồm 12 chữ cái dù chỉ có 3 âm tiết, đó là Thừa Thiên - Huế.  Vậy đây là tỉnh có tên dài nhất chăng? Hm, hổng phải đâu!

Tỉnh thành có tên dài nhất là Thành phố Hồ Chí Minh. 2 chữ Thành phố phải luôn đi kèm với tên Hồ Chí Minh khiến cho tên này có tới 5 âm tiết, 17 chữ cái! (Các thành phố khác như Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ... đều có thể đọc riêng tên mà không đi kèm chữ thành phố).

Mát lòng, mát dạ với chíp chíp

Nhấc nồi chíp chíp xuống bếp, trong lúc khói còn bốc lên ngào ngạt nhanh tay múc ra đĩa, rải lên trên ít rau quế, ngò tây để đĩa chíp chíp trông bắt mắt và đặt lên bàn, đảm bảo bao tử sẽ sột soạt kêu lên và các ngón tay thể nào cũng rục rịch không yên. 


Suốt chiều dài của dãi biển miền Trung không nơi đâu có nhiều con chíp chíp như ở vịnh Đà Nẵng. Cái tên chíp chíp không biết có nguồn gốc từ đâu, ngay các bậc trưởng thượng của các làng chài cũng không ai biết, họ chỉ nói cha ông ngày trước gọi thế thì con cháu cứ vậy gọi theo. 

Cuộc sống diêm dân trên cánh đồng muối Nam Định

Đến Nam Định, bạn không nên bỏ qua trải nghiệm khám phá cuộc sống diêm dân trên hành trình ghé thăm nhà thờ đổ hay biển Quất Lâm.

Cánh đồng muối nổi tiếng bậc nhất Nam Định nằm ở thôn Văn Lý, xã Hải Lý, huyện Hải Hậu. Như bao diêm dân khác, những người làm muối ở đây rất vất vả để cho ra được những hạt muối trắng ngần. 

Ngắm vẻ đẹp các loài nấm trong rừng Pù Hoạt

Nói đến sự đa dạng trong rừng của Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt (Quế Phong) không thể không nhắc đến loài nấm. Độ che phủ rừng lớn đã tạo điều kiện cho các loài thực vật ký sinh nói chung và loài nấm nói riêng phát triển mạnh.

Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt rất đa dạng về các chủng loài động thực vật, trong đó có rất nhiều loài nấm. 

Nhà cổ Vương Hồng Sển: di sản thoi thóp giữa Sài Gòn

Căn nhà là tư gia lúc sinh thời của cụ Vương Hồng Sển, được cụ đặt tên là Vân Đường phủ (Vân Đường là một trong những bút hiệu của cụ Vương). 

Bên phải gian chính ngôi nhà là nơi treo ảnh cụ Vương Hồng Sển - Ảnh: HỮU THUẬN 

Ngôi nhà cổ của cụ Vương tại số 11 Nguyễn Thiện Thuật, P.14, Q.Bình Thạnh gồm 5 gian 2 chái, ngang 15m, sâu 20m, tọa lạc trên miếng đất diện tích 750 m2

Lúc sinh thời cụ Vương Hồng Sển bỏ công tìm kiếm và mua nguyên căn nhà cổ kính từ vùng ven Sài Gòn về dựng lại trên mảnh đất nội đô (năm 1952).

Nhà cổ di sản Vân Đường phủ ở Sài Gòn

20 năm sau khi học giả Vương Hồng Sển mất, căn nhà cổ vẫn mang dáng dấp cổ xưa với những vật dụng trang trí đầy dấu ấn thời gian. 

Căn nhà tại số 11 Nguyễn Thiện Thuật (phường 14, quận Bình Thạnh, TP HCM) vốn là tư gia của nhà văn hóa Vương Hồng Sển, được cụ đặt tên là Vân Đường phủ (Vân Đường là một trong những bút hiệu của cụ, gồm Anh Vương, Vân Đường, Đạt Cổ Trai). Đây là ngôi nhà cổ có 5 gian, 2 chái, ngang 15 m, sâu 20 m, tọa lạc trên diện tích 750 m2