6 thg 4, 2015

Bình – Tĩnh du xuân

Mới nghe, cứ ngỡ là tour ung dung, thư thả; sống chậm để hưởng xuân. Ai dè, đọc kỹ, mới hay các nhà thiết kế tour chơi chữ: Bình là Quảng Bình, Tĩnh là Hà Tĩnh; nghĩa là du xuân ở Quảng Bình và Hà Tĩnh.

Từ Hà Nội hay Sài Gòn cũng nên bay ra Huế rồi đi ô tô đến Quảng Bình. Ngày đầu, bay sớm, có thể tranh thủ ghé Thánh địa La Vang, Thành cổ Quảng Trị, sông Bến Hải và cầu Hiền Lương, Lũy Thầy… Ngày thứ hai dành hẳn cho Quảng Bình. Ai đã đi khắp các hang động nổi tiếng ở Việt Nam; từ Thiên Cung (Hạ Long), Phong Nha và Tiên Sơn (Quảng Bình) đến Ngườm Ngao (Cao Bằng)… thường cho rằng Phong Nha đẹp và hoành tráng nhất. Nhưng nhận định trên sẽ bị đảo lộn khi đến động Thiên Đường.

Bãi Đá Nhảy, một thắng cảnh ở Quảng Bình.

5 thg 4, 2015

Có một thảo nguyên trên núi

Cái thú chui rúc, luồn rừng ghé địa danh mới tưởng chừng ngủ quên, bất ngờ được đánh thức trong chuyến đi không định trước về Lũng Noong, Chợ Đồn, Bắc Kạn.

Có một thảo nguyên trên núi - Ảnh: Giang Nguyên 

Bạn có một chương trình “chăn ấm” cho đồng bào vùng sâu vùng xa đang cần hỗ trợ xe chở chăn để tiết kiệm chi phí gửi hàng từ bến xe khách. Phải dùng tới hai xe bán tải cả nhóm mới chuyển được hết số chăn ấm lên đến UBND xã Nam Cường (huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn).

Bạn đồng hành đã lên tới thị trấn Bằng Lũng từ đêm thứ sáu, sáng sớm thứ bảy tôi mới chạy xe lên. Đường từ Thái Nguyên đi Bắc Kạn khá hẹp và quanh co, buổi sớm lại mù sương nên không dễ gì chạy nhanh cho được.

Đường về, Hải Lý

Bức ảnh nhà thờ đổ ở Hải Lý ám ảnh tôi trong một thời gian rất dài, để không biết bao lần đã lên kế hoạch với bạn đồng hành mà rồi đành lỗi hẹn. Để rồi, hôm nay xứ đạo “đãi người”... 

Nhà thờ đổ trên bờ biển Hải Lý - Ảnh: Băng Giang 

Chúng tôi đi về phía nam, không bản đồ, không lịch trình, không địa danh nào cụ thể. Chỉ biết, chuyến đi ngẫu hứng về Hải Lý sẽ bắt đầu bằng một cái tên danh tiếng: nhà thờ chính tòa Phát Diệm ở thị trấn Kim Sơn, Ninh Bình nằm cách Hà Nội chừng 120km.

Tháng 3 - mùa hoa trẩu

Cùng với hoa gạo, hoa ban, hoa xoan, mùa hoa trẩu đang thu hút bước chân phiêu bồng của bao lữ khách mỗi tháng 3 về.

Hoa trẩu ở Trạm Tấu (Yên Bái) - Ảnh: Việt Nguyễn 

Tháng 3 về, núi rừng Bắc bộ lại bừng lên bao sắc hoa: hoa gạo, hoa ban, hoa xoan, hoa trẩu… Những sắc hoa đỏ, trắng, hồng, tím như khoác lên núi rừng, bản làng một tấm áo rực rỡ, tươi mới.

3 thg 4, 2015

Vãn cảnh chùa Bà Thiên Hậu

Chùa Bà Thiên Hậu có vị trí quan trọng trong đời sống tín ngưỡng, sinh hoạt văn hóa truyền thống của người Hoa trong quá trình định cư ở Sài Gòn - Chợ Lớn. Chùa thờ Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu thu hút đông đảo đồng bào Hoa - Việt và du khách quốc tế đến thăm viếng và vãn cảnh.

Từ cuối thế kỷ XVII, khi rời Trung Quốc sang Việt Nam lập nghiệp ở Đề Ngạn (sau này gọi là Chợ Lớn), người Hoa đã biến khu vực này thành nơi tập trung sinh sống của họ cho đến ngày nay. Vào năm 1760, chùa Bà Thiên Hậu được xây dựng với kiến trúc đặc trưng của người Hoa. Từ đó đến nay, ngôi chùa đã trùng tu nhiều lần nhưng vẫn còn giữ được phong cách vốn có góp phần tạo nên bản sắc văn hóa cho vùng đất Sài Gòn - Gia Định xưa. Trong đó, vật liệu để xây chùa lúc bấy giờ gồm gạch, ngói, đồ gốm... đều được đem từ vùng Nam Trung Quốc sang.

Chùa Bà Thiên Hậu là ngôi chùa có lịch sử lâu đời nhất và có vị trí quan trọng trong đời sống tín ngưỡng của người Hoa ở Sài Gòn - Chợ Lớn.

Ô Lâu còn đó câu hò

Trăm năm vì lỗi hẹn hò
Cây đa bến cộ con đò khác đưa
Cây đa bến cộ còn lưa
Con đò đã thác năm xưa tê rồi!

Chuyện xưa kể rằng, có chàng thư sinh từ phương Bắc trên đường vào kinh (Huế) ứng thí, đã gặp cô lái đò ngang trên sông Ô Lâu rồi hai người đem lòng mến thương nhau. Sau kỳ thi, chàng về quê và ước hẹn sẽ sớm quay lại gặp nàng. Nhưng rồi, bặt vô âm tín, chàng không trở lại như đã hứa hẹn. Sau thời gian dài mòn mỏi đợi chờ, cô lái đò lâm bệnh mà chết. Lúc chàng trai ngày ấy trở lại tìm người yêu thì cô lái đò năm xưa đã không còn nữa. Câu chuyện đơn giản như hàng ngàn câu chuyện tình khác, nhưng không hiểu sao với tôi cảm giác mến thương cô gái đa tình ngày xưa cứ đọng mãi trong lòng và cứ hẹn với mình thế nào cũng phải tìm đến bến đò ấy một lần.

Để thỏa ước nguyện đó và cũng là dịp thưởng ngoạn khung cảnh trữ tình của sông Ô Lâu, nhóm bạn chúng tôi xuống đò làm một chuyến thám du đường thủy.

Ngao du sông nước