5 thg 7, 2014

Sỏi đá

Sỏi

Bãi sỏi ở Cổ Thạch được gọi là bãi sỏi bảy màu, vì các hòn sỏi ở đây có 7 màu khác nhau. Người ta chọn con số 7 vì nó có vẻ huyền bí, chứ thật ra sỏi ở đây có rất nhiều màu, có thể là 8, 9, 10, cũng có thể là 6.

Món ngon từ núm biển

Khoảng 4 - 5 giờ chiều, những chiếc thuyền bé nhỏ của ngư dân tại các làng chài ven biển Hội An (Quảng Nam) lại đồng loạt ra khơi, bắt đầu một chuyến mưu sinh mới giữa biển cả mênh mông. 

Ảnh: Thanh Ly 

Sau nhiều tiếng đồng hồ lênh đênh sóng nước, những chiếc thuyền cập bến. Lần lượt từng rổ cá nục, cá bánh lái, rồi ghẹ, tôm tít... được chuyển vội lên bờ. Có hôm lại trúng cả lưới núm (hay còn gọi là cúm núm) nặng trĩu, đấy là những ngày núm biển bước vào mùa - tầm tháng 4 đến tháng 6 âm lịch.

Bún mắm cua Gia Lai

Chị bạn tôi đang làm việc tại TP.HCM, mỗi khi được ai đó nhờ giới thiệu về mảnh đất Gia Lai chị đều kể với một trạng thái khá hào hứng, liệt kê từ văn hóa, con người đến các danh lam thắng cảnh. Đặc biệt đến cuối câu chuyện lúc nào chị cũng kèm lời “ghi chú” cùng một nụ cười khá bí hiểm: Đã đến quê mình nhất định phải ăn món bún mắm cua thối mới gọi là đến Gia Lai.

Tên món ăn này khiến tôi rất tò mò. Nó có... thối thật không, cách chế biến ra sao, vị của nó như thế nào? Những câu hỏi ấy chỉ được trả lời khi tôi đặt chân đến TP. Pleiku (Gia Lai), thưởng thức một trong những đặc sản phố núi này và quả thật nó khó ăn cực kỳ. 

Ảnh: Minh Úc 

Cổ kính cố đô Hoa Lư

Hoa Lư được chọn là kinh đô đầu tiên của Nhà nước phong kiến tập quyền khi Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng Đế năm 968.

Hơn 1.000 năm trước đây, năm 968, sau khi bình định 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu Tiên Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, chọn Hoa Lư làm kinh đô. Sở dĩ Đinh Tiên Hoàng chọn Hoa Lư để định đô bởi nơi đây có vị trí vô cùng hiểm trở với hệ thống núi đá trùng điệp và hiểm trở làm tường thành, sông bao làm hào để phòng thủ quân sự. Vì thế, Hoa Lư còn được gọi là “kinh đô đá”. 

Cổng vào quần thể di tích cố đô Hoa Lư - "kinh đô đá". 

4 thg 7, 2014

Cụ Rùa Sài Gòn

Hà Nội có hồ Gươm. Hồ Gươm có cụ Rùa.

Sài Gòn cũng có hồ, danh xưng là hồ Con Rùa luôn.


Bây giờ chỗ ấy mang tên chính thức là Công trường Quốc tế, nhưng mọi người vẫn quen gọi là hồ Con Rùa.


Nơi đó có nhiều quán cafe, và có cái view khá đẹp. Ngày nọ, tôi ngồi nơi ấy uống cafe và hẹn một người quen từ Hà Nội mới vào rằng: Tôi đang uống cafe ở hồ con Rùa, bạn đến nhé! Điều gì sẽ xảy ra?


Anh chàng ấy chạy vòng vòng, trong đầu mường tượng rằng nơi mình sắp đến là một cái hồ to cỡ... hồ Gươm, hoặc ít ra cũng một tám một mười.

Ha ha, tưởng tượng như thế thì đi nát Sài Gòn cũng chẳng tìm thấy cái hồ nào cả! 

Đến khi gặp rồi mới chưng hửng vì hồ chỉ là một cái đài phun nước!


Photobucket
Hồ Con Rùa - năm 2011

Dân dã rau càng cua miền Tây Nam Bộ

Về chơi vùng sông nước Nam Bộ, bạn sẽ được thưởng thức những món ăn hết đỗi bình dị, từ những loại rau cỏ không phải trồng mà mọc đầy vườn như rau đắng, rau má, đọt xoài non, sầu đâu, càng cua…

Rau càng cua mọc tự nhiên, xanh tốt hơn sau những trận mưa, mọc ở khắp bờ ruộng, vườn chuối, góc ao, bụi bầu… đâu đâu có đất ẩm là càng cua mọc lên xanh um. Có khách xa tới nhà, chỉ cần cắp chiếc rổ con, quơ vài cái đã được lưng rổ, chao qua vài lần nước cho sạch, lộ ra những lá rau hình trái tim xanh non mơn mởn.

Thứ rau mọng nước này dùng để trộn gỏi, bóp dấm là đúng bài nhất. Nhà miệt vườn, có gì trộn nấy. Chuẩn bị cầu kỳ thì làm món rau càng cua trộn thịt bò dầu giấm. Thịt bò sau khi tẩm ướp gia vị thì đảo qua trên chảo nóng phi hành thơm, rồi phải để nguội mới trộn, nếu không muốn thứ rau mỏng manh bị thịt nóng làm tái, mất vị.

7 món ngon vỉa hè thành phố Thanh Hóa

Nem chua, bánh khoái, ốc mút, chả tôm và các loại bánh đủ vị là những món ăn chơi ở thành phố Thanh Hóa.

Bạn hãy thưởng thức những món ăn dưới đây để cảm nhận nét riêng trong văn hóa ẩm thực đường phố nơi đây.

1. Nem chua đủ thể loại

Nem chua là đặc sản nổi tiếng của mảnh đất quê Thanh. Từ chiếc nem chua cổ truyền, người dân Thanh Hóa sáng tạo ra rất nhiều loại và cách chế biến, thưởng thức khác nhau. 

Nem chua là thức quà mang thương hiệu quê Thanh. Ảnh: Lê Thương 

Ngược miền Tây nếm món bồn bồn lạ miệng

Nếu từng một lần nếm thử món dưa hay gỏi bồn bồn, chắc hẳn bạn sẽ không thể quên vị giòn, mềm, chua lạ, như thể ngó sen và măng hòa quyện.

Bồn bồn hay thủy hương là một loại cây thuộc họ lau sậy, thường mọc trên mặt nước nhiều phèn mặn, rễ thả nổi như rau muống và lá dài giống sả, gặp rất nhiều tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ, đặc biệt là Cà Mau. Là cây mọc hoang và có phần ảnh hưởng đến việc đồng áng nhưng người dân nơi đây lại biết cách tận dụng bồn bồn để làm thức ăn cho bữa cơm gia đình. 

Đoạn thân trắng của bồn bồn sẽ được dung để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Ảnh: baoanhdatmui. 

100 năm chợ Bến Thành

Chợ Bến Thành với mặt tiền là tháp chuông ở cổng Cửa Nam là biểu tượng độc đáo mà bất kì ai khi đến Tp. Hồ Chí Minh cũng phải một lần ghé qua. Không chỉ là điểm du lịch nằm ở ngay trung tâm thành phố, ngôi chợ này còn thu hút du khách - nhất là Việt kiều và khách quốc tế, bởi nó mang những đặc trưng văn hóa chợ của người Sài Gòn. 

Trước khi Pháp xâm chiếm Gia Định năm 1858, chợ Bến Thành đã hình thành với tường gạch, sườn gỗ, lợp tranh và được mô tả như là “phố chợ nhà cửa trù mật ở dọc theo bến sông”. Bên cạnh chợ có một bến sông gần thành Gia Định nên có tên gọi là Bến Thành, và theo đó chợ cũng có tên là chợ Bến Thành. Lúc này, xung quanh chợ dọc theo bờ sông Bến Nghé, các thương thuyền thường đậu chen chúc nhau, tạo thành một thành phố nổi trên mặt nước, buôn bán rất sầm uất. Tuy vậy, sau cuộc nổi dậy Lê Văn Khôi (1833-1836) thì khu vực này bị tàn phá, chợ Bến Thành cũng không còn nhộn nhịp như trước nữa. Đến tháng 2 năm 1859, sau khi Pháp đã chiếm Gia Định thì chợ bị huỷ hoại hoàn toàn.

Chợ Bến Thành tròn 100 năm tuổi là biểu tượng văn hóa, mang dấu ấn lịch sử, tồn tại trong ký ức, tâm hồn của người dân TP Hồ Chí Minh.

3 thg 7, 2014

Về thăm chùa Mét

Chùa Mét không chỉ là địa chỉ tâm linh với người dân trong vùng mà còn mang giá trị lịch sử văn hoá. Tương truyền, Thiên Hương Tự còn là trường học đầu tiên của Danh nhân văn hoá, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. 

Tôi về thăm chùa Mét (xóm 1, xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng) vào một chiều tháng sáu. Không phải ngày lễ Tết, không phải ngày rằm, mùng một nên chùa khá vãn khách đến dâng hương. Cả ngôi chùa như choàng lên mình một tấm áo im ắng tĩnh mịch. Nắng chiều vàng úa kẻ những đường thẳng tắp từ ngọn cây cổ thụ xiên xiên chiếu xuống rêu phong sân chùa. Cỏ dại mọc lên từ kẽ những tấm gạch lát sỉn màu. Chợt thấy lòng mình phẳng lặng như gương.

Nhà tôi cách chùa chỉ vài bước chân. Chùa Mét đã trở thành một mảnh ghép kí ức tuổi thơ tôi. Để giờ đây mỗi khi nhắc đến cái tên mộc mạc giản dị ấy là gọi về trong tôi cả một miền thương nhớ mênh mang. Hồi còn nhỏ, cứ mỗi dịp lễ Tết là tôi lại lon ton theo bà theo mẹ đi lễ chùa. Lần nào mẹ cũng cho tôi mấy nén hương để tự tay cắm vào bát hương thờ hai ông Hổ ở sân chùa. Tôi còn lăng xăng theo mẹ đốt tiền vàng. 

Chùa Mét trong nắng chiều