12 thg 12, 2013

Chiếc cầu hợp tác giữa 3 nước

Xe đang ở địa phận huyện Cái Bè (Tiền Giang) trên quốc lộ 1, hướng về cầu Mỹ Thuận. Bác tài quay qua nói với tôi:
  • Mình sắp tới chiếc cầu do 3 nước hợp tác.
Tôi nghĩ anh ta muốn nói tới cầu Mỹ Thuận, và như vậy là sai, vì cầu Mỹ Thuận do kỹ sư và công nhân của 2 nước là Úc và Việt Nam hợp tác thiết kế, thi công thôi.

Tôi bảo anh ta lầm rồi, nhưng anh ta lắc đầu, nói:
  • Không phải cầu Mỹ Thuận. Ông cứ ngồi yên đó đi, lát nữa tới nơi tui chỉ cho!
Ở khu vực đó của huyện Cái Bè, tên các xã thường có chữ Mỹ, như xã Mỹ Trung, xã Mỹ Tân, xã Mỹ Lợi thì chia thành 2 là Mỹ Lợi A và Mỹ Lợi B, Mỹ Đức cũng chia thành 2 là xã Mỹ Đức Đông và xã Mỹ Đức Tây... Các bạn đã từng đi miền Tây trên tuyến quốc lộ 1 đều biết là từ ngã ba Trung Lương tới Vĩnh Long không hề có chiếc cầu nào lớn ngoài cầu Mỹ Thuận, vậy thì lấy đâu ra chiếc cầu do 3 nước hợp tác xây dựng?

Cầu Gành chứ không phải cầu Ghềnh

Biên Hòa có chiếc cầu nổi tiếng là cầu Gành. Đây là chiếc cầu cổ xưa nhất thành phố Biên Hòa có tuổi đời hơn 100 năm, và do kiến trúc sư lừng danh Eiffel của Pháp thiết kế. Hình ảnh chiếc cầu sắt cổ kính này gần như đã thành biểu tượng của Biên Hòa.


Cầu Gành - Ảnh: PHN

Khốn khổ thay, tên cầu đã bị gọi sai thành cầu Ghềnh gần bốn mươi năm nay. Vì đâu nên nỗi như vậy? Bạn hãy đọc đoạn trích bài viết sau của nhà văn Khôi Vũ (Nguyễn Thái Hải) nhé:

Đậu phụ và... buổi chiều Phố Cáo

Sống động và rộn ràng, mộc mạc và thân thiện, đó là tất cả những gì tôi đã lưu giữ lại trong ký ức với... món đậu phụ khi có dịp đi qua Phố Cáo (Đồng Văn, Hà Giang) vào đúng dịp chàng trai Mông cưới vợ, cũng là lúc đứa con đầu lòng được 1 tháng tuổi. 

Phố Cáo một ngày đông đầy nắng

Một ngày đông đầy nắng. Nắng cao nguyên vàng rực trên nền trời xanh đến rút ruột, cháy đỏ và làm nứt nẻ những đôi má hồng bầu bĩnh của bọn trẻ con. Trong khi đám đàn ồng ngồi quây quần và khề khà bên niêu mèn mén, chén rượu ngô thì cánh đàn bà đang hối hả làm đậu phụ, một vài người khác đang đi sắp xếp bàn ghế. Chiều nay sẽ tổ chức tiệc mừng.

Men nồng đêm trăng Thung Nai

Chúng tôi từ Hà Nội đi Thung Nai, một xã miền núi thuộc huyện Cao Phong (cách trung tâm thành phố Hòa Bình 25km) bằng xe máy. Đó là một chuyến du ngoạn ngắn nhưng có nhiều kỷ niệm và thật nhiều ấn tượng.

Hoàng hôn ở Thung Nai. 

Bắt đầu xuất phát ở Hà Nội vào khoảng 2 giờ chiều, chúng tôi vẫn kịp ghé thăm công trình thủy điện sông Đà ở thành phố Hòa Bình trước khi đặt chân đến Thung Nai lúc xế chiều.

Thung Nai trong hoàng hôn kiều mị hiện lên trước mắt chúng tôi sau một quãng đường núi hoang sơ khoảng hơn chục cây số từ thành phố Hòa Bình. Thung Nai - khi ấy tựa một bức tranh phủ màu đỏ thắm của vầng dương cuối ngày.


Canh lá đắng, đặc sản xứ Mường Thanh

Nếu có dịp ghé thăm bản Mường ở Ngọc Lặc (Thanh Hóa), bạn sẽ được chủ nhà thiết đãi món đặc sản đậm chất núi rừng là canh lá đắng.

Như chính tên gọi của nó, lá có vị đắng đặc trưng nên có nơi còn gọi là lá mật vịt. Cây đắng vốn là loại cây rừng, thường mọc ở khe núi, ven rừng, khi trở thành thứ rau ngon, người dân đem về trồng trong vườn. Cây lá đắng gần như cho lá xanh tốt quanh năm, nhưng phát triển mạnh nhất trong mùa mưa. Lá đắng thon dài, tỏa ra thành chùm như lá sắn. Trong chùm ấy, chỉ những lá bánh tẻ mới đủ tiêu chuẩn nấu thành bát canh ngon. 

Lá đắng trong vườn nhà. Ảnh: Phamho. 

Cá kèo, đặc sản Cà Mau

Không phải cao lương mỹ vị nhưng khi kho cùng với lá giang hay ngót, cá kèo trở thành món ăn đặc trưng để nhớ về đất Mũi.

Cá kèo sinh sản và phát triển ở vùng nước mặn. Vào mùa mưa, nhất là lúc con nước rong, khi những hang ổ trú ngụ của cá kèo bị chìm sâu dưới nước, chúng phải thiên di theo dòng chảy nổi lềnh bềnh trên các kênh rạch, trông từ xa giống như những trái mù u. 

Cá kèo kho lá giang là sự kết hợp giản đơn nhưng ngon miệng giữa lá rừng và đặc sản sông nước. 

Lợi dụng lúc này, người dân thường dùng lưới để đánh bắt. Cá kèo thịt mềm, béo ngọt, thơm ngon, mật cá đăng đắng đặc trưng, ăn riết là “ghiền”, và đây được xem như đặc sản của Cà Mau.


Đồng Tháp Mười trắng trời mùa súng nở

Không chỉ “đẹp nhất bông sen”, Tháp Mười còn là nơi có nhiều hoa súng nhất. Không phải màu tím quen thuộc mà là những bông súng trắng tinh khôi.

Hoa súng là loại thực vật mọc ở vùng đầm lầy, chiêm trũng. Tuy thân mềm mại, nhưng lại dẻo dai sức sống diệu kỳ. Vốn lặng lẽ gieo mình xuống đất nhưng khi mùa nước lũ tràn qua, nước dâng cao tới đâu, cây súng vươn mình tới đó. Suốt trong 4 tháng trắng đồng, hoa súng đã kịp đơm bông, kết trái rồi thả hạt giống theo dòng nước phát tán muôn nơi.

Bởi thế, về Đồng Tháp mùa này, ai cũng phải ngỡ ngàng trước cánh đồng hoa súng đua nở giữa mặt nước mênh mông. Thay vì màu tím biếc đến tận chân trời, hoa súng ở Tháp Mười chủ yếu là màu trắng tinh khôi. Tuy sắc màu không nổi bật nhưng hoa súng trắng của vùng Đồng Tháp gợi lên vẻ đẹp trong trẻo, thuần khiết của thiếu nữ miền Tây. 

Hoa súng mọc theo mực nước dâng. Ảnh: yume 

Vẻ đẹp tiềm ẩn của đồi cát Nam Cương

Những dải lụa cát mịn màng, những đàn cừu thơ thẩn bên suối hay những khóm hoa xương rồng đua sắc nở làm nên vẻ đẹp hoang sơ nhưng không kém phần lãng mạn cho đồi cát Nam Cương.

Đồi cát Nam Cương rộng 700 ha, nằm cách thành phố Phan Rang khoảng 8 km về phía đông nam thuộc ấp Tuấn Tú, xã An Hải, huyện Ninh Phước. Không nổi bật như đồi cát Mũi Né, Nam Cương ẩn mình sau những con đường quanh co xuyên qua xóm làng, lúc lên dốc, lúc lại xuống đồi. Tuy lòng vòng là thế, nhưng du khách sẽ được chiêm ngưỡng những sắc vàng, đỏ hoang dại của cây xương rồng đâm chồi nảy lộc mạnh mẽ dọc lối vào nơi đất cát khô cằn này. 

Những cô gái Chăm trên đồi cát Nam Cương. Ảnh: dacsandatphanrang. 

Rừng tràm Trà Sư, bữa tiệc màu xanh mùa nước nổi

Cứ độ tháng 10 tháng 11 hàng năm, dân du lịch từ Nam ra Bắc lại rủ nhau đi ngắm rừng tràm Trà Sư yên bình và xanh mát mùa nước nổi.

Với diện tích khoảng 850 ha, rừng tràm Trà Sư phủ một màu xanh mơn mởn của đám bèo tây giăng kín mặt nước. Đây sẽ là một trải nghiệm bạn không thể bỏ lỡ khi đi thuyền trên đồng nước mênh mang và say mê với vẻ đẹp mát rượi của khu rừng, lắng nghe tiếng chim chóc kêu thật gần và những bông điên điển vàng nghiêng nghiêng soi bóng. 

Màu xanh hun hút của rừng tràm Trà Sư. 

Đi về phía huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, cách Long Xuyên khoảng 100 km, bạn sẽ gặp con đường đất đỏ dẫn vào rừng tràm Trà Sư. Hai bên đường, những cánh đồng lúa ngút ngàn và những cây thốt nốt cao cao tỏa bóng như mê đắm, nhất là trong ánh hoàng hôn rực rỡ của miền nhiệt đới. Đâu đó, bạn còn gặp những đàn vịt đủ màu sắc, bởi họ nhuộm lông cho những chú vịt, nào vàng, nào xanh, nào tím… để nhận biết vịt của các nhà. 

Thăm lăng Bà Vú

Lăng Bà Vú tọa lạc tại P.Ninh Hiệp, TX.Ninh Hòa (Khánh Hòa). Đây là công trình kiến trúc chứa đựng nhiều giá trị lịch sử, văn hóa. Nói đến lăng Bà Vú người ta thường nhớ đến câu chuyện về người phụ nữ đã có nhiều công lao với vua Gia Long.

Lăng Bà Vú - Ảnh: Nguyễn Chung 

Theo truyền thuyết, khi giao tranh với quân Tây Sơn (vào khoảng thời gian 1780 - 1785), Nguyễn Ánh thất bại phải bỏ chạy. Khi Nguyễn Ánh qua làng Mỹ Hiệp ở Ninh Hòa thì lương thực cạn kiệt, mình lại bị bệnh nên kiệt sức. Trong lúc hoạn nạn, Nguyễn Ánh được một phụ nữ trong làng thương tình mời vào nhà nghỉ ngơi, nấu cơm đãi, săn sóc thuốc men chu đáo và cho lương thực mang theo lúc lên đường. Sau nhiều năm chinh chiến, Nguyễn Ánh thống nhất sơn hà, lên ngôi Hoàng đế và lấy hiệu Gia Long. Nhớ ơn người từng cứu giúp nên ông đã quay lại làng Mỹ Hiệp tìm ân nhân nhưng người xưa không còn. Để tỏ lòng tri ân, nhà vua truy phong bà là “Nhũ mẫu” (người vú nuôi), đồng thời truyền thợ giỏi đến làng Mỹ Hiệp để xây lăng cho bà.