14 thg 12, 2013

Nơi một con gà gáy 3 nước cùng nghe

Việt Nam có hai nơi được coi là ngã ba biên giới, trong đó cực Tây Tổ quốc - A Pa Chải gắn liền với cột mốc số 0 là điểm đến mơ ước của nhiều bạn trẻ.

A Pa Chải là ngã ba biên giới Việt Nam, Lào và Trung Quốc, thuộc xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Đây là nơi được mệnh danh “một con gà gáy cả ba nước đều nghe”, nằm trên đỉnh Khoang La San, cách Hà Nội hơn 750 km.

Từ thành phố Điện Biên Phủ có nhiều cách để lên A Pa Chải. Cung đường được nhiều người lựa chọn nhất là đi qua Mường Chà - Mường Nhé - Chung Chải - Đồn biên phòng 405 Leng Su Sìn - Tả Kho Khừ - Đồn Biên Phòng 317 A Pa Chải. Tuyến này có tổng chiều dài gần 280 km và ôtô đi thẳng. 

Mất khoảng 2 tiếng làm thủ tục. Thời gian bắt đầu làm việc của Bộ chỉ huy biên phòng tại Điện Biên là 8h sáng. Ảnh: Ngọc Viễn Nguyễn. 

Những món ăn vặt ở Quảng Ngãi

Quảng Ngãi được biết đến với cái tên vùng đất núi Ấn sông Trà, và chính con sông ngọn núi ấy đã sản sinh ra nhiều sản vật, món ăn vặt dân dã, thơm ngon.

Thành phố Quảng Ngãi về chiều là thời điểm các quán hàng ăn vặt tập trung ở con đường ven sông gần cầu Trà Khúc 2. Các món ăn có đặc điểm là vị cay của gia vị, mặn của mắm ruốc... rất ngon miệng. Đặc biệt vào buổi chiều tối, khi sương xuống lành lạnh, vị cay của các món nướng thật hợp tình, hợp ý.

Những món nướng được ưa chuộng ở Quảng Ngãi là nem nướng, bắp nướng. Tuy không phải là đặc sản chỉ có ở thành phố này nhưng chúng trở nên đặc biệt khi ăn kèm với tương ớt cay, mắm nêm, càng đậm đà hơn trong thời tiết se se lạnh của xứ này. 

Món nem nướng, ăn kèm với tương ớt làm tại nhà cay nồng. 

Tam Cốc – một Hạ Long trên cạn

Nằm cách Hà Nội khoảng hơn 100 km về phía Nam, Tam Cốc là điểm du lịch thuộc danh thắng Tràng An được ví như Vịnh Hạ Long trên cạn.

Cùng với khu di tích lịch sử cố đô Hoa Lư và khu sinh thái Tràng An, Tam Cốc là một danh thắng thuộc Quần thể danh thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình.

Nếu Hoa Lư là nơi xây dựng đền thờ vua Đinh và vua Lê vào thế kỷ 10 và sau này được trùng tu lại vào thế kỷ 17 thì Tam Cốc lại là nơi quay về ở ẩn của vua Lê với phong cảnh non xanh biếc nước hữu tình.

Tam Cốc thuộc địa phận thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư. Tam Cốc có nghĩa là 3 hang, gồm: hang Cả, hang Hai và hang Ba. Cả ba hang đều được tạo thành bởi dòng sông Ngô Đồng đâm xuyên qua núi. 

Tam Cốc vẫn giữ được vẻ đẹp hết sức tự nhiên và cuốn hút đến lạ kỳ 

13 thg 12, 2013

Bàn chân tiên trên núi

Núi Ba Thê

Núi Ba Thê là một ngọn núi trong cụm núi Ba Thê gồm năm ngọn, nằm ở thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, cách Long Xuyên chừng 40 km. Ba Thê là ngọn cao nhất trong cụm núi, cao 221 m, nằm lẻ loi giữa cánh đồng tứ giác Long Xuyên. Với vị trí đặc biệt này, ngày xưa trên đỉnh núi có đặt sân bay dã chiến của quân đội Việt Nam Cộng Hòa.

Đường lên núi

Đường lên núi hẹp, khó đi bằng xe hơi, do đó phải đậu xe ở chân núi và thuê Honda ôm chạy lên. 40 ngàn một người, chở đến từng điểm tham quan trên núi và chờ đợi để chở về. Đường dài hơn 2 km, quanh co khúc khuỷu và chật hẹp, một bên là núi, một bên là vực sâu, nhiều chỗ cua cùi chỏ và dốc dựng đứng. Các bác tài xe ôm tranh thủ nên mỗi xe đèo 2 người và không có mũ bảo hiểm (đâu có công an!). Xe cùi cùi cỡ Wave Alpha thôi, nên mỗi lần lên dốc cao nó khóc rống thảm thiết như muốn bể ống pô.

Sâu chít - đặc sản Tây Bắc

Được xem là “đông trùng hạ thảo” của Tây Bắc và được nhiều dân đi phượt một thời mê mẩn giới thiệu cho nhau, đúng là đã thử một lần thì không thể nào quên được các món ngon đặc sản làm từ sâu chít đó...

Sâu chít ngâm rượu bán ở Mộc Châu (Sơn La) - Ảnh: Thủy OCG

Cách đây vài năm, khi phong trào đi “phượt” chưa bùng cháy như bây giờ, các nhóm đi bụi biết nhau hết cả, không quen mặt nhưng nhớ "nick", nhớ bài, nhớ từng chuyến đi được chia sẻ qua các diễn đàn du lịch nổi tiếng.

Thời đó, anh em hay ngồi tụ tập ở quán Bảo Lâm, trước ở cổng Voi Phục công viên Thủ Lệ, sau chuyển ra đường Kim Mã. Chủ quán tên Nam, yêu Tây Bắc nên các món ăn của quán toàn mang hương vị và đặc sản Tây Bắc. Một trong những đặc sản của quán mà nhiều dân đi thời đó rất mê, chính là sâu chit.


Nhớ miếng khô trâu

Không ít địa danh ở miền Tây Nam bộ có thành tố “trâu”: Ngan Trâu, Đường Trâu, Xẻo Trâu, Vàm Trâu, Bàu Trâu Nằm… cho thấy vùng đất này ngày trước có rất nhiều trâu.


Cách đây khoảng 300 năm vùng đất Nam bộ ngày nay là một vùng đầm lầy, nê địa, rừng hoang cỏ rậm, nhiều thú dữ: Tới đây xứ sở lạ lùng/ Chim kêu cũng sợ, cá vùng cũng kinh.

Trong một lần đi điền dã vào vùng Đường Trâu của huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng, chúng tôi được một lão nông người Khmer kể rằng: xưa ở vùng này trâu nhiều vô kể. Theo dấu chân chúng đi, nước mưa xói mòn dần thành đường.


Điệu múa Chămpa ở tháp Bà Po Ina Nagar

Đến thành phố biển Nha Trang, viếng thăm Tháp Bà Po Ina Nagar bạn còn được chiêm ngưỡng điệu múa truyền thống Chăm đặc sắc.

Tháp Bà Po Ina Nagar là công trình kiến trúc tôn giáo do người Chăm xây dựng từ thế kỷ thứ 9 đến 13 để thờ cúng thần linh, trong đó có nữ thần Po Ina Nagar còn gọi là Thánh Mẫu Thiên Y Ana. Tháp tọa lạc trên đỉnh một ngọn đồi nhỏ cao khoảng 10-12 m so với mực nước biển, ở cửa sông Cái, cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 2 km về phía bắc, nay thuộc phường Vĩnh Phước.

Từ dưới chân núi, theo những bậc đá đi lên bạn sẽ gặp một khu đất bằng phẳng khoảng hơn 
200 m2. Ở đây có 10 trụ đá hình bát giác cao trên 3 m xếp hành hai hàng dọc lối vào, cạnh đó là 10 trụ nhỏ và thấp hơn. Trước kia nơi đây được cho là một tòa nhà rộng lớn có mái ngói, nơi khách hành hương nghỉ giải lao và sắm sửa lễ vật trước khi lên dâng cúng ở các tháp. 

Vẻ đẹp độc đáo của kiến trúc tháp Bà. 


Lộc An hoa anh đào vẫy gọi

Một khi đã đến biển Lộc An, bạn sẽ không muốn cất bước ra về bởi vẻ đẹp biển và đa dạng sinh vật rừng nguyên sinh ngập mặn.

Lộc An là xã thuộc huyện Đất Đỏ, cách thành phố Vũng Tàu 50 km. Trải nghiệm trên tuyến đường từ quốc lộ 51B tới Lộc An qua thị trấn Long Hải là một cái thú không nên bỏ lỡ. Bạn sẽ có cơ hội ngắm vẻ đẹp quyến rũ của rừng cây anh đào, loại hoa tưởng chừng chỉ có ở xứ sở Phù Tang. 

Nếu vào đúng dịp Giáng sinh, hoa anh đào đua nhau tràn ra vệ đường, thi nhau khoe sắc với đủ màu trắng tinh, xen lẫn vàng, xanh, tím. Cảm giác lướt trên những cung đường ven biển tuyệt đẹp của Long Hải, một bên là biển, một bên là rừng hoa anh đào, vừa cảm nhận làn gió biển trong lành, mát rượi vừa nhìn ngắm hoa anh đào nở thật không có gì tuyệt vời hơn. 

Cung đường hoa anh đào chào đón du khách đến biển Lộc An. Ảnh: tinmoitruong 

Nhà tù Phú Quốc – dấu tích một thời không thể quên

Nằm ở địa phận xóm Cây Dừa, xã An Thới thuộc khu vực cực nam đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang - Nhà tù Phú Quốc là trại giam tù binh trung tâm của miền Nam thời Mỹ - Ngụy.

Vốn là một trại giam do thực dân Pháp xây dựng để giam cầm những người Việt, năm 1967, chính quyền Sài Gòn xây dựng lại Nhà lao Cây Dừa hay còn gọi là Trại giam tù binh chiến tranh Phú Quốc, hay Trại giam tù binh cộng sản Phú Quốc trên diện tích khoảng 400ha. Đây là nơi giam giữ “cán binh cộng sản” lớn nhất miền Nam với hơn 32.000 tù binh từng bị giam giữ. Có lúc lên tới 40.000 nếu tính cả tù chính trị nhiều thời kỳ.

Nhà tù Phú Quốc có tất cả 12 khu được đánh số từ 1 đến 12, do 3 tiểu đoàn quân cảnh (7, 8, 12) canh giữ. Riêng khu 13, 14 được xây dựng thêm vào cuối năm 1972. Mỗi khu trại giam có thể chứa khoảng 3.000 tù nhân. Mỗi khu trại giam được chia làm nhiều phân khu, mỗi phân khu chứa được 950 tù binh, riêng phân khu B2 dành riêng để giam giữ các sĩ quan.

12 thg 12, 2013

Còn ta với nồng nàn

Tui gặp thứ trái này lần đầu vào tối thứ Sáu tại rừng tràm Tân Tiến (huyện Tri Tôn). Trái như trái chanh, nhưng vỏ sần sùi và mùi thơm nồng nàn hơn. Trái được vắt vô dĩa muối ớt để làm món chấm. Tối đó ăn cúm núm chiên, cá lóc nướng trui... Thứ nào chấm cũng được


Dĩa muối ớt, bên cạnh là loại trái chua chua miền núi, cạnh đó nữa là nước mắm me

Dân An Giang kêu trái này là trái chút. Ái chà, viết sao ta? Chút, chúc, trúc hay trút (dân miền Tây đọc 4 chữ này y chang nhau!).

Khi tui hỏi chữ chút viết sao, các chiến hữu người An Giang ngồi trong bàn nhậu mới à ới bàn với nhau coi tên trái này viết mần sao. Có người nói là trút (như chữ con trút), có người nói là chút (như chữ một chút). Cuối cùng là... hổng biết viết sao cho đúng, chỉ biết đọc là chút thôi.