7 thg 10, 2013

Khám phá Chí Linh Bát Cổ

Huyện Chí Linh của tỉnh Hải Dương là mảnh đất địa linh nhân kiệt tiêu biểu của các tỉnh phía Bắc thời phong kiến. Đây là vùng đất ghi dấu ấn của rất nhiều bậc anh hùng, danh nhân văn hóa như Trần Quốc Tuấn, Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Mạc Đĩnh Chi… 

Đền thờ Chu Văn An trên núi Phượng Hoàng

Người dân nơi đây đều tự hào khi nhắc đến Chí Linh Bát Cổ - tám cảnh đẹp, di sản văn hóa cổ tiêu biểu được hiền nhân xưa bầu chọn. Chúng tôi đã thực hiện một cuộc hành trình tìm lại tám cảnh đẹp cổ ấy.


6 thg 10, 2013

Hang Rái, địa chỉ vàng cho thợ săn ảnh

Dù chưa có tour du lịch mở đến nhưng Hang Rái lại thu hút nhiều tay mê nhiếp ảnh và những phượt thủ ưa mạo hiểm bởi vẻ đẹp hoang sơ.

Nằm ở phía Nam của vịnh Vĩnh Hy, cách thành phố Phan Rang chừng 35 km, bãi Hang Rái giống như “một nàng công chúa đang ngủ yên” giữa các địa danh nổi tiếng thuộc tỉnh Ninh Thuận đang chờ người đến “đánh thức”. Bãi Hang Rái không chỉ có địa thế núi chắn sóng, chất chồng lên nhau tạo nên những hang động đẹp mắt mà còn là khu vực sinh sống của loài rái cá. Đó cũng chính là cội nguồn ra đời tên gọi đặc biệt - Hang Rái. Núi ở đây không cao, hang không sâu nhưng là nguồn cảm hứng vô tận cho các tay săn ảnh bởi vẻ đẹp ấn tượng giữa một bên là núi Chúa, một bên là biển xanh sóng vỗ rì rào với những đàn rái cá đùa giỡn trên các mỏm đá. 

Hang Rái. Ảnh: Lê Minh Ngọc 

Xôi cá rô đồng

Ở Việt Nam, chỗ nào có ruộng lúa hầu như đều có cá rô đồng; tuy ngày nay do việc đánh bắt bừa bãi bằng điện và hóa chất đã khiến lượng cá đồng giảm nhiều. Ở đồng bằng sông Cửu Long, cá rô được dùng kho tộ, cá rô chiên tươi dằm nước mắm tỏi, cá rô nướng cuốn bánh tráng chấm nước mắm me, cá rô nấu canh chua, cá rô nhỏ chiên giòn…

Thịt cá rô sắp lên mặt dĩa xôi rắc hành phi. 

Một lần ra Hà Nội, tôi được một người bạn mời ăn thử mới biết cá rô đồng còn làm được nhiều món ngon đặc biệt, trong đó có món cá rô ăn kèm với xôi.


Thác Bà ở Bình Thuận

Nằm ở tận cùng phía Nam của dãy Trường Sơn, rừng nguyên sinh núi Ông (huyện Tánh Linh, Bình Thuận) từ lâu đã nổi tiếng với biết bao huyền tích lịch sử. Hơn nữa, ngoài những động thực vật vô cùng phong phú và quý hiếm được các cán bộ kiểm lâm nơi đây canh giữ nghiêm ngặt, ẩn dưới ngọn núi Ông cao gần 1500 mét là dải thác nước mang tên thác Bà đẹp mê hồn như một dải lụa mềm mại, ẩn hiện giữa bao la rừng núi.

Thác Bà. 

Từ thành phố Hồ Chí Minh, sau khi vượt hơn trăm cây số, chúng tôi tới thị trấn Lạc Tánh (huyện Tánh Linh) khi trời đã giữa trưa. Từ đây, chẳng mất nhiều thời gian để tới được khu thác Bà nổi tiếng trong vùng bởi nó rất thân thuộc với người dân địa phương, hầu hết là đồng bào dân tộc thiểu số. Hơn nữa, dù đường đá khá khó đi nhưng nếu để ý hai bên đường, lẫn trong những cánh rừng đại ngàn là các biển cây số hướng dẫn rất chi tiết từng khúc cua, ngã rẽ để tới thác Bà.


5 thg 10, 2013

Tìm hiểu về túi đeo vai K’choi của người Xê Đăng ở Kon Tum

Nếu như người lao động dưới xuôi có đôi quang gánh, chiếc làn làm dụng cụ mang vác đồ đạc thì người Xê Đăng lại có chiếc K’choi theo họ suốt trên mọi nẻo đường trên rừng, xuống suối, mang tất cả dụng cụ cần thiết cho cuộc sống của mình. K’choi là loại dụng cụ truyền thống người đồng bào Xê Đăng được làm từ cây mây hoặc cây sâm lũ, hình cánh dơi, có hai quai đeo như chiếc ba lô, hoa văn trang trí cầu kì, phù hợp với cuộc sống vùng cao. 

K’choi se tă - K’choi dành cho phụ nữ Xê Đăng - Ảnh: A Định Hănh. 


Kon Tum - Làng Hồ - Vùng đất lịch sử bên dòng Đăk Bla

Là tỉnh miền núi biên giới nằm ở Bắc Tây Nguyên, Kon Tum có hình thể như một ngọn núi sắc nhọn, lưng dựa vào Ngã ba Đông Dương, chân đứng vững chãi trên cao nguyên Pleiku, mặt hướng ra Biển Đông qua tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam ở miền Trung Trung Bộ. Là một trong 2 tỉnh duy nhất trong cả nước (Kon Tum, Điện Biên) có chung đường biên giới với 2 quốc gia láng giềng. 

Hừng đông trên dòng Đăk Bla - Ảnh: Nguyễn Đang 

Kon Tum nằm ở vị trí địa lý chiến lược về mọi mặt, là nơi gặp nhau của 3 nước Việt Nam-Lào-Campuchia, với độ cao trung bình từ 1.000-2.000m so với mực nước biển, Kon Tum được ví như nóc nhà của ba nước Đông Dương. Từ đây có tầm kiểm soát cả cao nguyên Trung phần, án ngữ con đường xuyên Việt từ Trường Sơn Bắc vào Trường Sơn Nam, từ Việt Nam qua các nước bạn và từ phía Tây qua Kon Tum xuống Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng ra Biển Đông. Nếu tính theo đường chim bay thì từ thành phố Kon Tum đến Thủ đô Hà Nội khoảng 800 km, ra Biển Đông chừng 130km và vào thành phố Hồ Chí Minh khoảng 400 km.

Phú Quý đã gần hơn

Anh Nguyễn Văn Cường, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận) cho biết: “Đã có tàu khách cao tốc đi Phú Quý, rút ngắn hơn nửa thời gian, chỉ còn hơn 2g thay vì 5 - 6g”.

Thế là cù lao Thu, tên thường gọi của huyện đảo Phú Quý đã gần hơn với đất liền. Trước đây, tàu chợ, chở hàng chung với khách, thường quá tải, vệ sinh và an toàn đều kém. Phú Quý cảnh đẹp nhưng đường đi quá gian nan. 

Có một "Thiên đường" ở Quảng Bình

Quảng Bình được biết đến với động Phong Nha nằm trong hệ thống Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới vào năm 2003. Cùng thuộc hệ thống Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng còn có động Thiên Đường, một kỳ quan thiên nhiên mới được đưa vào khai thác du lịch từ năm 2011, cũng có một vẻ đẹp quyến rũ không kém.

Động Thiên đường

Nếu động Phong Nha là một động nước, nghĩa là khách chỉ cần ngồi trên thuyền và người chèo đò sẽ đưa bạn vào đến tận hang tham quan, thì động Thiên Đường là hang động khô trên núi và đường đến với hang cũng vất vả hơn.Khởi hành từ Huế từ lúc 7 giờ sáng nhưng đến tận 12 giờ trưa khi mặt trời đã lên cao, chúng tôi mới vào khuôn viên của Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng.

Lễ hội nghinh Ông ở Vũng Tàu

Là một trong 15 lễ hội lớn của cả nước, hàng năm, Lễ hội nghinh Ông ở Khu di tích đình thần Thắng Tam, Tp. Vũng Tàu thu hút hàng vạn người dân địa phương và du khách thập phương tới tham dự. Đây là lễ hội dân gian truyền thống của ngư dân Vũng Tàu và là dịp quan trọng nhất để ngư dân tri ân cá Ông (cá voi), vị cứu tinh theo quan niệm của những người đánh cá và làm nghề biển nói chung.

Lễ hội diễn ra tại Khu di tích đình thần Thắng Tam thuộc phường 2, Tp. Vũng Tàu từ 19/9 - 22/9 (tức ngày 15/8 - 18/8 âm lịch). Lễ nghinh Ông bắt đầu từ 4h30 ngày 20/9 (tức16/8 âm lịch) với hơn 60 ghe thuyền của ngư dân được trang trí cờ hoa lộng lẫy, trống chiêng uy nghiêm khởi hành từ khu biển Bãi Trước đến miếu Hòn Bà ở mũi Nghinh Phong để làm lễ dâng hương, rượu, cúng tế thần biển xin nghinh Ông về đình thần Thắng Tam. Đoàn nghinh Ông gồm có các bậc bô lão cùng hàng trăm ngư dân trong vùng. Ai cũng hồ hởi, trang nghiêm đi rước Ông về.

Bà Nguyễn Thị Bạch Ngân, Phó chủ tịch UBND Tp. Vũng Tàu cho biết: “Lễ hội nghinh Ông Thắng Tam Vũng Tàu là nét sinh hoạt văn hóa dân gian truyền thống của nhân dân thành phố biển, nó không chỉ mang ý nghĩa cầu mong mưa thuận gió hòa, đánh bắt được nhiều tôm cá mà còn là dịp để cho ngư dân và du khách thập phương thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Lễ hội nghinh ông là một biểu tượng văn hóa dân gian, một di sản văn hóa dân tộc cần được duy trì, giữ gìn và phát triển hơn nữa…”.

Gióng 3 hồi chiêng khởi đầu cho nghi thức “khai nghinh thủy tướng”.

2 thg 10, 2013

Đắm mình trong đặc sản Điện Biên

Không quá phong phú trong chủng loại nhưng món ăn ở Điện Biên cực kì độc đáo, có một không hai khiến du khách đến từ đâu cũng sẽ hài lòng.

Điện Biên ngày xưa là nơi chiến trường ác liệt, gắn với những chiến công hiển hách nhất của quân đội Việt Nam. Điện Biên ngày nay là nơi tham quan những dấu ấn quan trọng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm.

Cùng với bao câu chuyện lịch sử, nền ẩm thực nhiều đặc sản vùng cao biến nơi đây thành nơi đáng đi, đáng thử, đáng nếm và dành lời khen.

Gạo tám

Gạo Điện Biên nơi Mường Thanh mang vị thơm ngon khác lạ. Không biết có phải do rừng, do đất, do nước sông Nậm ngấm vào hay không mà gạo tám lại ngon đến thế. Gạo tám Điện Biên nhìn vào là thấy khác, đều, căng bóng, hạt nhỏ, màu đục chứ không trắng như gạo tám thường. Chưa cần nấu thành cơm đã thấy mùi vướng vất.