18 thg 8, 2013

Lộng lẫy đền Huyền Trân

Tọa lạc trên núi Ngũ Phong nằm cách thành phố Huế bảy cây số về phía tây, đền Huyền Trân được khánh thành ngày 26/3/2007, đúng vào dịp 700 năm Thuận Hóa – Phú Xuân. Từ đó đến nay đền không bao giờ vắng khách viếng thăm, cúng tế. Nhất là những ngày từ mùng 9 đến rằm tháng Giêng hằng năm, ngày giỗ của vị công chúa triều Trần.


Cổng vào đền Huyền Trân

Buổi chiều, dãy núi Ngũ Phong nhuốm màu u tịch, nhìn lên chỉ thấy một màu xanh trải rộng trên cao. Như một người bạn Huế từng nói: Với địa hình thoai thoải, đứng trên đỉnh núi sẽ thấy một vùng không gian thoáng đãng, bao la, xa xa là dòng sông Hương lặng lờ trôi dưới chân núi Ngự, tất cả khiến ta có cảm giác lâng lâng thoát tục như lạc vào tiên cảnh.


Thăm vườn dâu treo tại phố núi Đà Lạt

Vườn dâu treo theo phương pháp thủy canh đã xuất hiện vài năm trở lại đây tại TP. Đà Lạt (Lâm Đồng). Trước đây, nông dân Đà Lạt trồng dâu đại trà theo từng luống dưới đất.

Du khách chụp ảnh tập làm nông dân hái dâu

Hiện nay một số nhà vườn đã áp dụng công nghệ trồng dâu treo theo phương pháp thủy canh trong nhà kính để tránh chuột, hạn chế sâu bệnh, giảm tối đa bệnh tật cho dâu (tránh việc dùng thuốc trừ sâu).

Vườn dâu trồng trên giàn cao cách ly mặt đất 1 mét, được tưới và bón phân bằng hệ thống tưới ống cắm nhỏ giọt.Tại đây, nông dân còn nuôi ong để quá trình thụ phấn cho hoa dâu được dễ dàng và dâu thuần chủng không bị lai tạp.

Núm biển nướng

Nhiều người gọi núm biển là cúm núm; một loài tựa như cua biển nhưng trông dáng hiền lành, cục mịch chứ không “oai hùng” như cua. Chân, càng nhỏ xíu, khép nép; mai cứng khum khum phồng lên mang màu trắng bạc khi còn tươi sống và khi nấu chín thì chuyển sang màu vàng cam, rất bắt mắt với những nốt son đỏ nổi bật trên mai và hai càng.

Núm biển nướng là món ăn chơi ngon và lạ miệng. Ảnh: Hà Thanh 

Núm sống vùng biển ngang gần bờ, ngư dân đánh bắt núm biển vào bờ bán ngay cho rỗi chở thẳng đến các chợ nhỏ vùng ven biển chứ không chuyển đi xa. Vì vậy núm rất tươi, thịt chắc, vị béo, thơm ngon, rất được khách du lịch chơi biển ưa chuộng khi có dịp thưởng thức.

Sông Chày - Hang Tối

Khu du lịch sinh thái sông Chày - hang Tối được Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đưa vào khai thác từ năm 2011, dưới hình thức du lịch kết hợp du thuyền khám phá thiên nhiên sông nước và tham quan hang động kỳ bí, khiến du khách như lạc vào chốn hoang sơ giữa vẻ đẹp của thế giới tự nhiên.

Sông Chày được bắt nguồn từ dãy núi đá vôi trùng điệp trong khu vực núi đá vôi cổ ở Phong Nha - Kẻ Bàng, có chiều dài khoảng 10km. Hành trình khám phá tour du lịch sông Chày - hang Tối thường được bắt đầu từ bến tàu tại trạm kiểm lâm Trộ Mơng (xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình).

Chèo thuyền đi trên sông Chày, người ta như có cảm giác lướt trên một dải lụa êm đềm. Trải dài hai bên bờ sông Chày là những cánh đồng ngô và những tán cây cổ thụ soi mình xuống dòng nước. Thỉnh thoảng lại bắt gặp vài tảng đá vôi do nước chảy xiết từ ngàn xưa đã kiến tạo nên những hình thù khác nhau trông rất lạ mắt. Nước sông Chày có màu xanh kỳ lạ, mà theo một số nhà nghiên cứu giải thích đây là hiện tượng do núi đá vôi bị bào mòn, canxi hòa tan từ hàng triệu năm nay đã kiến tạo nên dòng nước xanh bất tận. Trước mắt khách du lịch giống như đang hiện ra một bức tranh thủy mặc nên thơ được thiên nhiên ưu ái ban tặng.

Con thuyền máy đưa du khách đi khám phá vẻ đẹp hoang sơ của dòng sông Chày. Ảnh: Tất Sơn

Thú vui khám phá bằng cách chèo thuyền kyak xuôi theo dòng nước êm trôi. Ảnh: Thanh Giang

17 thg 8, 2013

Phiêu du trên đỉnh Đá Bia

Cách TP Tuy Hòa 23km, núi Đá Bia nằm bên chân đèo Cả (thôn Hảo Sơn, xã Hòa Xuân Nam, H.Đông Hòa, Phú Yên) sừng sững hiên ngang.

Trên đỉnh Đá Bia

Đường lên núi Đá Bia quanh co với những bậc đá chẻ bám theo các triền núi. Càng tiến sâu vào rừng, cây cối um tùm phủ kín cả đường đi, người đi. Đường đi càng lúc càng dốc, càng khó khăn, băng qua không biết bao nhiêu ghềnh, suối, hang đá... Chưa đến nửa đoạn đường, chiếc khăn vắt trên vai ướt đẫm mồ hôi và cả nhóm đã phải hơn chục lần ngồi nghỉ mệt.

Viên ngọc thô ở phương nam

Nằm ở vùng biển cực Nam xa xôi của đất nước, cái tên quần đảo Nam Du nghe vừa thanh thoát, vừa có chút bí ẩn kích thích đam mê du lịch khám phá.

Một góc đẹp trên đảo Nam Du - Ảnh: Việt Phương

Nam Du không phải là một cái tên quen trên bản đồ du lịch. Nằm ở phía đông nam đảo Phú Quốc và cách bờ biển Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang) khoảng 65 hải lý, quần đảo Nam Du gồm 21 hòn đảo lớn nhỏ, tạo nên một cảnh sắc tuyệt vời giữa vịnh Thái Lan. Sau ba tiếng đi tàu cao tốc từ Rạch Giá, du khách đã có thể đặt chân lên đảo. 

"Choại chột thì chấm nước tương"...

“Choại chột thì chấm nước tương/ Bàng thì đương nóp người thương tôi nằm”. Xưa kia, đọt choại là món ăn dân dã chỉ quanh quẩn trong các bếp nghèo ở miệt U Minh, Đồng Tháp... Giờ loại rau này đã trở thành đặc sản nổi tiếng và đường hoàng đi vào các siêu thị, nhà hàng. 

Đọt choại rừng mới hái - Ảnh: Hoài Vũ

Thơm phức bò gác bếp Cao Bằng

Cao Bằng là nơi nuôi nhiều bò, nhất là các huyện Hà Quảng, Bảo Lạc, Bảo Lâm. Có dịp đến vùng đất cao xa vời vợi, thưởng thức đặc sản nơi này, bạn đừng bỏ qua món thịt bò gác bếp.

Bò gác bếp - Ảnh: Ba Hưng

Bò ở Cao Bằng để cày bừa, kéo xe. Bò để thịt cũng nhiều. Trong đó, sấy khô là cách chế biến để bảo quản, dự trữ thịt bò của người dân địa phương, vừa để được lâu lại vừa có hương vị thơm ngon độc đáo.

Thịt bò dùng để sấy khô loại nào cũng ngon, không kén chọn. Nhưng ngon nhất vẫn là loại thịt mông, thịt bắp, vừa nạc vừa mềm. Thịt được xẻ ra thành từng miếng to nhỏ tùy ý. Nhưng thường to chừng hai ba ngón tay, dài chừng gang tay là vừa nhất.

16 thg 8, 2013

Độc đáo làng tiểu sành

Tiểu sành dùng để đựng hài cốt của người quá cố sau khi sang cát. Nhưng tiểu sành để xây nhà, đắp chân đê, dựng tường làng, xây đình, chùa… thì chắc rằng chỉ người làng Thổ Hà, Vân Hà, Việt Yên, Bắc Giang mới sáng tạo ra.

Cụ Trịnh Đắc Cường, năm nay đã 87 tuổi hiện đang là thầy giáo dạy chữ nho trong làng cho biết: “Làng Thổ Hà của chúng tôi xưa kia có nghề làm gốm sành rất nổi tiếng. Nó khác với các loại đồ gốm sứ của làngChu Đậu, Phù Lãng hay Bát Tràng làm ra. Người Thổ Hà từ đời Trần – Lê đã biết tận dụng những chiếc tiểu sành phế phẩm để làm tường nhà, đình, chùa, làm chân đê sông Cầu”.


Cổng làng Thổ Hà cổ kính trải qua bao mưa, nắng

Rừng ơi...

Đã 38 năm mà trước mắt tôi những chiếc xe con màu trắng xuất hiện trên những con đường giữa chiến khu Bắc Tây Ninh sáng ngày 2/5/1975 vẫn rõ nét như đang hiển hiện.

Di tích lịch sử Căn cứ Chiến khu Đ, nơi thành lập Trung ương Cục, năm 1961

1

Có lẽ thấy tôi mặc quân phục Quân Giải phóng, lại đạp xe ngược chiều, mấy chiếc ô tô vội vã dừng lại. Một tốp người ăn mặc sang trọng quây lấy tôi hỏi đường về "R". Họ là những người Sài Gòn đi tìm người thân là Việt Cộng ở "R".

Về R? Làm sao chỉ cho họ một cách chính xác được? Căn cứ của Trung ương Cục Miền Nam (TƯC) - đầu não của "R" - thì tôi chưa được phép tiết lộ, còn biết bao "B" và "C" - bí danh của cả bộ máy trực thuộc TƯC phục vụ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước - đều gọi chung là "R".