20 thg 8, 2013

Phú Diên – vẻ đẹp ẩn của một bãi biển mới

Từ lâu, người ta chỉ biết đến Phú Diên (Phú Vang) với ngôi Tháp Chăm Pa có từ thế kỷ thứ VIII. Giờ đây, du khách còn được thỏa mình thư giãn bên bờ biển đẹp Phú Diên như một sự kết hợp hoàn hảo. 

Giá cả phải chăng 


Dù biển đẹp nhưng vẫn còn thưa thớt du khách 

Cách trung tâm thành phố Huế chừng 30km về hướng đông nam, biển Phú Diên mang trong mình vẻ hấp dẫn của một bãi biển mới. Sự kết hợp du lịch Tháp Chăm Pa – Biển Phú Diên đã khơi nguồn cho những ai đam mê vẻ đẹp của thiên nhiên. 


Châu chấu rang, món ngon mùa lúa chín

Châu chấu có quanh năm nhưng nhiều nhất vào mùa gặt, khoảng tháng 5 và tháng 9. Vào mùa, châu chấu bao giờ cũng thơm ngậy, là món ăn đồng quê hấp dẫn.

Tháng 9, ngoài chợ phiên hàng sáng đã có hàng bán châu chấu. Loài côn trùng rỉ rả của đồng lúa chín vàng bắt đầu vào thời điểm béo tròn. Có nhiều loài, nhưng chỉ châu chấu lúa và châu chấu sim được bắt làm đồ ăn. Châu chấu lúa đầu nhỏ, bụng nhiều trứng. Châu chấu sim thân màu xanh non, bắp càng to. Loài côn trùng này có quanh năm nhưng nhiều nhất vào các mùa gặt, thường vào tháng 5 và tháng 9 âm lịch. Giá châu chấu đắt bằng giá thịt, nhưng vẫn hấp dẫn các bà nội trợ. 

Châu chấu rang đưa cơm. 

Nhắm mắt bịt mũi thử nậm pịa

Nguyên liệu chính là tiết đông, đuôi, dạ dày, cuống tim, ruột non của bò hoặc dê được nấu sền sệt. Theo cách khác thì nậm pịa là món cứt non của con dê ăn kèm với ngũ tạng đã đun kỹ có mùi vị và màu sắc không dễ ăn chút nào.

Cửa hàng bán món nậm pịa nằm cạnh khu chợ của nông trường Mộc Châu, trong một ngõ nhỏ. Món chính là phở, nhưng ở đây vẫn phục vụ khách quen của thị trấn nậm pịa.

Trong tiếng Thái, “nậm” có nghĩa là canh, “pịa” là chất sền sệt ở trong ruột non con bò hay phân non. Món ăn truyền thống có từ lâu đời và rất được bà con dân tộc Thái yêu thích này chỉ có từ Mộc Châu đến Sơn La. 

Mắc khén - gia vị của vùng Tây Bắc. 

Phố đồ cổ Lê Công Kiều

Nằm khuất sau đường Hàm Nghi, phố đồ cổ Lê Công Kiều bao đời nay vẫn bình yên lặng lẽ dù ở ngay trung tâm Tp. Hồ Chí Minh. Con đường này trở thành một nét đặc biệt vì đây là con phố duy nhất của thành phố bán tập trung các loại đồ cổ.

Ngày xưa, phố Lê Công Kiều chỉ là một con hẻm. Năm 1920, chính quyền Pháp mở rộng và đặt tên là đường Reims. Năm 1955, chính quyền Sài Gòn đổi thành Lê Công Kiều, tên của một đốc binh thời phong trào Cần Vương chống Pháp.

Phố này chỉ dài hơn 200m, vài chục năm nay diện mạo hầu như không thay đổi nhiều. Các cửa hàng đều được đánh số mà không cần bảng hiệu gì. Người mua muốn kiếm loại nào thì cứ nhìn vào số là tìm đến. Ví dụ, khách muốn kiếm các mặt hàng gốm sứ thì cứ vào các cửa hàng số 19, 21, 23. Muốn kiếm chiêng cổ, đầu tượng Khmer thì vào các cửa hàng số 34, 36, 38, 40. Muốn kiếm các loại bàn ghế, tủ, trường kỷ thì vào các cửa hàng số 15 và 36. Phía cuối đường lại có rất nhiều cửa hàng bán đồ sơn mài, đồ gỗ, hoành phi, câu đối… Vì vậy mà phố Lê Công Kiều được người ta gọi là con phố xưa nhất Sài Gòn, vì ở đây người ta đang mua bán “thời gian”. Thời gian ở đây là đồ cổ, càng lâu năm càng giá trị.


19 thg 8, 2013

Nghề chạm rồng Phù Khê

Từ câu nói của người xưa “Hà Nội thêu quạt, thêu cờ, Phù Khê chạm trổ ngai thờ nhà vua” đã thôi thúc chúng tôi tìm về nơi phát tích của nghề chạm rồng nổi tiếng xứ Kinh Bắc, nay thuộc xã Phù Khê (Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh).

Phù Khê xưa vốn là đất thợ của Thăng Long, nơi chế tác nhiều sản phẩm phục vụ cho kinh đô như cung vua, phủ chúa. Vùng đất nghề có tuổi đời hơn 800 năm này đã đạt đến độ hoàng kim vào triều đại nhà Lý với nhiều công trình có kiến trúc có giá trị như chùa Bút Tháp, chùa Lim, chùa Tây Phương, đình Điềm Xá, đình Đình Bảng, đền Ngọc Sơn… Tại Đình làng Phù Khê còn lưu giữ sắc phong của vua ban với những đóng góp của người Phù Khê xây dựng cung đình, lăng tẩm.

Có thời gian nghề chạm rồng tưởng chừng bị thất truyền nếu như không có những người con Phù Khê khôi phục lại nghề cổ. Tìm đến nhà nghệ nhân Nguyễn Kim (thôn Phù Khê Thượng), người có công phục dựng lại nghề thông qua việc tổ chức các lớp học, soạn giáo án, truyền dạy cho thanh niên trong làng. Từ các lớp truyền nghề của ông, hơn 300 thợ đã được đào tạo nghề chạm trổ và các lớp thợ này lại truyền nghề cho những người khác giúp cho nghề chạm rồng ở Phù Khê phát triển như hiện nay.

Gia đình thợ chạm trổ rồng Đinh Văn Tuấn – Trần Thị Yến (thôn Phù Khê Thượng) vẫn duy trì nghề chạm trổ rồng trên tranh tường của gia đình.

Làng tiện gỗ Nhị Khê

Cách Hà Nội khoảng 20km về phía Nam, ở huyện Thường Tín có làng nghề cổ Nhị Khê (trước thuộc tỉnh Hà Tây, nay thuộc Hà Nội), tên Nôm là làng Dũi, nổi tiếng với nghề tiện gỗ nên dân gian thường gọi là làng Dũi Tiện.

Theo truyền thuyết, nghề tiện gỗ Nhị Khê có cách đây hàng trăm năm. Dân làng tôn vinh ông Đoàn Tài, một người thợ tiện tài danh, có công truyền nghề cho dân làng, làm ông tổ nghề tiện. Tới thế kỷ XVIII - XIX, làng nghề phát triển, dân Nhị Khê ra Hà Nội mở nghề tiện ở phố Tô Tịch, Hàng Gai.

Theo Quốc lộ 1, chúng tôi về Nhị Khê. Dọc theo con đường làng là nhà thờ họ, đình làng cổ, hồ nước, công viên... Đâu dâu cũng nghe tiếng máy phát ra từ bàn tiện gỗ. Hầu như cả làng đều làm nghề tiện.

Nghệ nhân Đinh Song Hùng, người đã có thâm niên hơn 25 năm trong nghề tiện của làng Nhị Khê.

“Vương quốc” hành tỏi Lý Sơn

Địa danh huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) không chỉ gắn liền với quê hương của Hải đội Hoàng Sa mà đảo tiền tiêu này còn nức tiếng với sản vật hành tỏi có hương vị đậm đà, thơm ngon không đâu sánh bằng.

Các loại cây gia vị như hành, tỏi vốn dĩ là sản phẩm nông nghiệp của vùng đồng bằng châu thổ dọc theo các con sông, nhưng có lẽ từ lâu, cây hành, tỏi đã vượt sóng ra đảo Lý Sơn, bám rễ trên cát để rồi trở thành một đặc sản nức tiếng cả nước.

Từ khi các bậc tiền nhân ra khai phá đảo Lý Sơn cách đây gần 400 năm chỉ thấy một loài cây duy nhất sống được trên hòn đảo đầy sóng gió này là cây ré, một loại cây họ gừng mọc hoang, nên huyện đảo Lý Sơn còn có tên gọi khác là Cù Lao Ré. Họ mang theo cây hành, tỏi ra trồng làm gia vị phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Đây là loài cây thứ 2 bám rễ ở Lý Sơn mà lại mang hương vị cay lạ, thơm ngon đặc biệt nên ngoài hai tên gọi trên, đảo còn được mệnh danh là “vương quốc” hành tỏi.

Lý Sơn có hơn 300ha đất trồng hành tỏi, tức chiếm khoảng 1/3 diện tích của cả đảo.

Sa kê - món ngon mùa Vu Lan

Góc vườn nhà nội tôi có cây sa kê cổ thụ, gốc cây to cỡ một người ôm không xuể. Mỗi khi vào Rằm lớn (tháng 7 đến tháng 10 Âm lịch) cũng là mùa thu hoạch sa kê. 

Nội sai các bác trèo lên cây hái sa kê đem cúng chùa, số còn lại để làm thức ăn. 


Trái sa kê - Ảnh: T.Tâm

Tôi, lúc bấy giờ thường lựa những trái sa kê vỏ chín vàng để riêng một góc, chờ trưa đến để nội luộc ăn. Sa kê chín luộc có vị ngòn ngọt, deo dẻo, thơm ngon không trái nào sánh bằng. Hàng ngày, trong những bữa ăn chay đạm bạc, nội thường lựa những trái sa kê già để hầm dừa với bí rợ và chuối xiêm chín. Lâu lâu có chút đỉnh tiền bán trái cây thì có thêm món sa kê hầm xương heo...

18 thg 8, 2013

Uống nước dừa mà... nóng!

Người ta vẫn thường nói: mát như nước dừa, vậy mà có một số loại dừa uống vô lại nóng. Tui biết có 2 loại dừa như vậy, xin kể ra đây cho bà con kiểm chứng.

Thứ nhất là dừa dứa.

Dừa dứa có màu xanh, giống dừa Xiêm, nhưng nhỏ hơn. Trái dừa dứa như thế này đây:



Dừa dứa Bến Tre - Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Mình không phải dân xứ dừa nên chịu, không phân biệt được trái dừa dứa với những loại dừa khác. Cây dừa dứa thì cũng giống như bao nhiêu cây dừa khác. Cũng thua luôn, không biết khác chỗ nào.

Bí ẩn tộc người Rục

Nghe chúng tôi chia sẻ thông tin, người Rục Việt Nam lọt vào top 10 bộ tộc bí ẩn nhất thế giới, ông Đinh Thanh Dự- Nhà nghiên cứu văn hóa các tộc người ở Quảng Bình gật gù: "Đúng là bí ẩn thật!". Gần hết một đời người bỏ công nghiên cứu về các tộc người thiểu số ở miền Tây Quảng Bình, đến giờ, tộc người Rục vẫn còn nhiều ẩn số mà ông Dự vẫn chưa giải mã được.

Thầy Ràng Cao Ống diễn lại các động tác của thuật "thổi thắt, thổi mở". 

Năm 1959, tộc người Rục sống ở trong hang đá giữa rừng sâu heo hút, đã được một tổ tuần tra thuộc lực lượng công an vũ trang (nay là Bộ đội Biên phòng) tình cờ phát hiện. Sau nhiều tháng thuyết phục, 11 hộ và 34 người Rục đầu tiên "miễn cưỡng" rời hang đá về thung lũng Rục Làn (Thượng Hóa, Minh Hóa) dựng lều và bắt đầu làm quen với làm rẫy, trỉa đậu, trồng ngô...