10 thg 4, 2013

Bánh đa gấc Kẻ Sặt

Phên nứa phơi bánh đa ở làng Sặt, Hải Dương. Ảnh: Hạnh Thư 

Những chiếc bánh đa có màu đỏ của gấc, vị bùi của lạc, vừng, dừa và mùi thơm của gừng tươi; bánh được cuộn tròn thành từng cuộn thay vì để từng tấm như các loại bánh đa thông thường, ấy là bánh đa gấc Kẻ Sặt (xã Tráng Liệt, huyện Bình Giang, Hải Dương). Loại bánh đa được làm ở làng Sặt là loại bánh đa ngọt. 

Ở Hải Dương hầu như ở huyện nào cũng có người làm bánh đa nhưng chỉ có bánh đa Kẻ Sặt mới nổi tiếng trở thành đặc sản của Hải Dương tương tự như bánh gai, bánh đậu xanh... Nguyên liệu làm bánh gồm có gạo, đường, có thêm vừng, lạc và dừa thái mỏng và thêm hương vị của gừng tươi. Ngày nay còn có thêm cả gấc để tạo màu đỏ.


Căn hầm bí mật bên trong Hoàng thành Thăng Long

Hầm chỉ huy tác chiến nằm bên dưới tòa nhà Cục Tác chiến trong khuôn viên Hoàng thành Thăng Long. Hầm đã được Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long tu bổ, chỉnh trang và sưu tầm nhiều hiện vật, tư liệu để trưng bày phục vụ khách tham quan sau nhiều năm bị đóng cửa.

Hầm được xây dựng từ năm 1964 đến năm 1965, kết cấu nửa nổi nửa chìm bằng bê tông nguyên khối với khối lượng khoảng 1000 mét khối; nóc nhô lên khỏi mặt đất 1,4m; tường dày 40cm. Được đánh giá là hiện đại nhất lúc bấy giờ, hầm chỉ huy tác chiến có hệ thống lọc bụi, chống nhiễu, hệ thống điều hòa và có khả năng chống được bom nguyên tử. Với diện tích 65 mét vuông, căn hầm chia làm 3 phòng: phòng giao ban tác chiến, phòng trực ban tác chiến và phòng thông hơi lọc độc lọc sạch.

Nóc hầm nhô lên khỏi mặt đất 1,5 mét.

9 thg 4, 2013

Khu di tích Đặng Thùy Trâm

Chúng tôi đến huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, vùng đất mà cách đây gần nửa thế kỷ, Anh hùng Liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm (1942-1970) đã sống, chiến đấu, làm việc và ngã xuống khi còn rất trẻ, mới chưa đầy 28 tuổi đời, 3 năm tuổi nghề và 2 năm tuổi Đảng. Người dân địa phương đã an táng chị ngay trên mãnh đất mà chị đã hi sinh và được gia đình cải táng về Nghĩa trang Liệt sĩ xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, Thủ đô Hà Nội.

Khu di tích Đặng Thùy Trâm nằm trên địa bàn huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, nơi đã lưu lại những dấu tích anh hùng của Liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm, đại diện cho lòng yêu nước, sức sống mãnh liệt của người dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Khu di tích Đặng Thùy Trâm bao gồm các hạng mục chính: Bệnh xá Đặng Thuỳ Trâm ở xã Phổ Cường, huyện Đức Phổ; Trạm phẫu thuật tiền phương ở núi Bộng Dầu, thôn Quy Thiện, xã Phổ Khánh; Khu vực hồ Liệt Sơn, xã Phổ Hòa; Bệnh xá Đức Phổ tại đồi Gò Chày thôn Đồng Răm 1, xã Ba Khâm…



Chân dung nữ bác sĩ trẻ Đặng Thùy Trâm những ngày ác liệt tại Quảng Ngãi trong phòng trưng bày của khu di tích. (Ảnh: Nguyễn Luân)

Cả sơn nguyên trong một chiếc gùi

Tôi luôn bị ám ảnh bởi chiếc gùi trên vai của người phụ nữ vùng cao. Nhiều khi tôi sững người, tự hỏi họ gùi chi mà trầm mặc đến vậy... 

Người phụ nữ M’nông ở hồ Lăk, Dăk Lăk, đi hái ngó sen dưới hồ lên. 

Chiếc gùi là hình ảnh có thể thấy hàng ngày ngay trên đường phố Kon Tum, Buôn Ma Thuột, Gia Nghĩa, Pleiku, An Khê, Buôn Hồ, Bảo Lộc, Đà Lạt. Động cơ xe cộ xuôi ngược chảy theo dòng dưới lòng đường, thì họ xuôi ngược theo dòng của họ trên vỉa hè. Đi "phố" mà vẫn cứ an nhiên với chiếc gùi. Chẳng hiểu có sẵn một ý thức về luật giao thông từ trong máu hay một khả năng nhận thức trời cho về trật tự đi đứng mà bao giờ họ cũng đi thẳng hàng. Không bao giờ thấy họ giăng hàng ngang, đi năm ba hàng, hay đổ xuống lòng đường. Trên chiếc gùi đó, chuyến ra là đầy cả một gùi bắp, phong lan, hay quả bí, nhánh chuối, mớ sắp ong, hay đôi trái bầu hồ lô; còn chuyến về là một gùi quần áo, bột giặt, thực phẩm công nghiệp… Cũng không bao giờ thấy họ vừa đi vừa đùa giỡn. Họ không bao giờ vứt rác ra đường. Không bao giờ họ muốn gây chú ý. Cũng hiếm thấy nụ cười. Họ lặng thinh mà đi, bước thật êm, khoảng cách thật đều. Họ đi theo dòng tự nhiên của sinh hoạt và sinh tồn, đời sống bình dị lặng trôi. Họ đàng hoàng và tử tế đến mức làm chúng ta hổ thẹn về ý thức nơi công cộng, văn hoá ở đô thị. Ăn mặc của họ không bóng láng, môi má họ không son phấn, nhưng sự nhỏ nhẹ của họ khi bán hàng và mua hàng thì muốn học theo cũng khó. Sự ngắn gọn và giản dị trong thông tin họ đưa ra cho phía tiếp nhận khá nhanh, nên thường không cần trao đi đổi lại nhiều, và cũng không phải đối phó trong chuyện bán mua.

Về rẫy ăn còng

Đứng cạnh một góc sông Vàm Cỏ, anh Tám Nhịn ở ấp Muôn Nghiệp, xã Bình Đông, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang, chỉ tay ra mặt sông, giọng trìu mến: "Khúc sông này có dòng nước xoáy ngầm mạnh dữ dội lắm. Cũng chỉ có chỗ này, đám cá ngát, chìa vôi, bông lau... thường lui tới kiếm mồi". 

Còng ở vùng nước lợ gần cửa sông. 

Khoảng 50 năm trước, vùng đất anh Tám sống hiện nay là dãy ruộng "biền dai", thuỷ triều và cá tôm lên xuống thoải mái, ngày hai lượt. Thời đó, người ta chỉ trồng lúa một vụ/năm, toàn những giống chịu phèn lợ và kháng sâu bệnh tốt như huyết rồng, nàng co... nên không cần thuốc trừ sâu. Nhờ vậy, đám còng chạy đỏ rẫy, lũ tôm đất, tôm bạc búng nghe tanh tách dưới chân ruộng, bọn cá bống kèo lội lềnh khênh ở mấy vũng trâu nằm... Cái ngon thuần phác thật gần kề!


Hủ tíu từ Mỹ Tho tới Nam Vang

Một cậu học sinh lớp 8 mê món hủ tíu, nhất là hủ tíu Nam Vang đạt chuẩn, nhưng lại không biết Nam Vang ở đâu. Hỏi Phnom Penh thì cậu biết là thủ đô của Campuchia. Lớp trẻ lớn hơn cậu hàng chục tuổi nhiều người cũng chẳng biết Nam Vang ở đâu. 


Tô hủ tíu khô bình dân ở một quán gần đầu cầu Calmette phía quận 4. 

Đau nhất của những người này là không có thói quen thắc mắc khi tiếp cận những thứ mà mình mơ hồ về nhận thức. Có khi đã quen không thắc mắc vì thắc mắc là một cái tội, nhất là trong giờ học. Đau nhất nữa là bỏ qua thao tác “nếu mà không biết thì ta Google”.


8 thg 4, 2013

Dinh Đức Cố quản và huyền thoại Trần Văn Thành

Đền thờ Tổ quốc và đền Long, đền Phụng. 

Dài theo con đường Lộ tẻ Tri Tôn, hỏi thăm dinh Trần Văn Thành, chẳng một người nào biết. Nhưng khi nói dinh Đức Cố quản thì hầu như cả em bé cũng nhanh nhảu chỉ dẫn đường một cách tận tường.

Để đến dinh Đức Cố quản Trần Văn Thành (ấp Vĩnh Quới, xã Vĩnh An, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang), chúng tôi đến cầu số 5 trên Lộ tẻ Tri Tôn, qua chiếc cầu treo do người dân “tự chế”. Từ đó đi khoảng 10 cây số là thấy một dinh cơ nguy nga, đồ sộ. Dinh tọa lạc trên diện tích 1 hecta, nằm giữa một vùng ruộng lúa xanh mướt. Trước dinh là con kinh 16, đào năm 1994 nhằm dẫn nước tưới tiêu ruộng lúa và là đường giao thông thủy cho bà con. Hai bên hông dinh trồng một số cây bảy thưa.


Đi Nha Trang tắm nước khoáng

Du khách đến Nha Trang, tất nhiên ai cũng muốn ngắm nhìn phong cảnh và đắm mình trong làn nước trong xanh của đại dương; nhưng còn có một thú vui khác là tắm nước khoáng và thư giãn giữa không gian thoáng mát với khung cảnh những thác nước, hồ nước khoáng thiên nhiên. Nha Trang hiện có 3 điểm đến như thế. Trong đó, I-resort đang thu hút du khách với cảnh quan gần gũi thiên nhiên, thoáng mát và thiết kế độc đáo.

I-Resort tọa lạc trên khu đất rộng thuộc xã Vĩnh Ngọc; cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 4km theo hướng qua cầu Bóng ra Đồng Đế. Trước dây, khu đất cạnh đường tàu hỏa này bỏ trống, khô cằn. Cảnh quan nơi đây được kiến tạo bởi bàn tay con người, nhưng du khách đến đây sẽ có được cảm giác gần gũi thiên nhiên

Mê mẩn với vẻ đẹp nguyên sơ trên cao nguyên Đồng Cao

Chỉ cách Hà Nội chừng 150km, cao nguyên Đồng Cao (Xã Thạch Sơn, Sơn Động, Bắc Giang) vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ với thảo nguyên mướt xanh, quần thể đá độc đáo, người dân bản địa chân thật, mến khách.

Đường đi tương đối thuận lợi, cách thị trấn An Châu, huyện Sơn Động hơn chục cây số với 5km đường đất với nhiều khúc cua, dốc, cao nguyên Đồng Cao gần đây được dân "phượt" ví như Mẫu Sơn của Bắc Giang.


Đường đến cao nguyên Đồng Cao khá thuận lợi, chỉ khoảng 5km từ trung tâm xã Vân Sơn là đường đất với độ dốc cao và những khúc cua tương đối nguy hiểm.

Tây Tiến năm xưa đã trải hoa

Với tôi, cái tên Hoà Bình, nghe thật chẳng có gì gợi cảm cả. Vì Hoà Bình, vốn trừu tượng và hay bị người ta lôi ra để rao giảng, để trả lời như một bài ca cũ. Nhưng lần này ra Hà Nội, bạn bảo tôi nhất định phải lên Hoà Bình. 

Bếp Mường, liệu sau này lớp trẻ có còn nhóm lửa? 

Và bạn nói thế, vì Hoà Bình có hoa và có con đường hành quân của đội quân không mọc tóc đóng quân nơi Tây Tiến đã từ thơ của thi sĩ Quang Dũng đi vào lòng người cách đây từ nửa thế kỷ. Nhưng tôi lên Hoà Bình với một tâm thế khác, đi theo một người đàn ông kỳ lạ. Người vẽ những bức tranh nhục cảm bên cạnh tượng Phật. Người yêu vô cùng đàn bà nhưng bị dị ứng bởi một người đàn bà. Người tận tâm với tất cả nhưng lại tự hành xác. Người mê viết sách kể những chuyện cổ xưa. Người say trăng mà không thích uống rượu. Người đẫm tình nhưng lại cố vẻ yêu. Bỗng dưng xứ sở này có một người đàn ông như thế hiện diện. Vì vậy kéo theo biết bao nhiêu điều.