Suối mơ bên rừng thu vắng
Dòng nước trôi lững lờ ngoài nắng...
Không cần đợi tới mùa thu, bạn có thể đến suối mơ bên rừng bất cứ lúc nào để ngắm nhìn dòng nước trôi lững lờ ngoài nắng. Đến vào mùa hè càng hợp lý hơn, vì khi ấy bạn tạm thời tránh khỏi cái nắng nóng và khói bụi của thành phố để hòa cùng dòng suối mát mẻ và cánh rừng trong lành.
Ở Trà Cổ, huyện Tân Phú, Đồng Nai, có hàng chục con suối len lỏi giữa rừng xanh để đổ ra hồ nước long lanh, người dân gọi tên chung là suối Mơ. Cảnh thiên nhiên hoang sơ đẹp tuyệt vời nhưng không nhiều người biết và đến vì đường đi khó khăn. Thế rồi có nhà đầu tư biến nó thành Công viên Suối Mơ, điểm du lịch cho mọi người. Đương nhiên là có sự đánh đổi, phần nào đó nét hoang sơ đã được bê tông hóa để có những con đường, có những địa điểm tiện nghi cho con người đến thưởng ngoạn thay vì lang thang giữa rừng hoang. May thay, bàn tay tôn tạo của con người vẫn giữ được nét đẹp tự nhiên của suối Mơ, khiến cho nơi này trở thành một điểm đến hấp dẫn du khách.
14 thg 11, 2017
Đến Pleiku ăn đặc sản cơm lam gà nướng
Gà thơm lừng da giòn, thịt dai ăn với cơm lam dẻo là món ăn làm mê lòng du khách ghé thăm Tây Nguyên.
Gà nướng mọi ăn với cơm lam được xem như thứ đặc sản đáng tự hào mà người Gia Lai thường giới thiệu với khách phương xa. Gà được người dân nuôi ở các mé rừng, với kiểu chăn thả tự do. Gà tại đây thịt săn chắc, da mỏng. Gà làm món nướng thường hơn 1kg, gà làm xong để ráo nước, được đâm thủng nhiều chỗ trên da trước khi ướp gia vị nên trông không đẹp mắt.
"Biển trời, sông sao" trên thảo nguyên Đồng Cao
Đồng Cao là một thảo nguyên nhỏ hoang sơ thuộc xã Thạch Sơn, huyện Sơn Động (Bắc Giang). Địa hình bằng phẳng với thảm cỏ mênh mông xanh rì, khí hậu mát rượi và trong lành quanh năm, nơi này đã trở thành địa điểm cắm trại quen thuộc với nhiều bạn trẻ.
Chuẩn bị cho một đêm lửa trại tưng bừng.
Lễ cầu mùa của người Sán Chỉ
Gắn liền với hoạt động sản xuất nông nghiệp, lễ cầu mùa là nét đẹp văn hóa độc đáo của dân tộc Sán Chỉ, rất cần gìn giữ và phát triển.
Nghệ nhân Lỷ A Tàu, thôn Kéo Cai, xã Đại Thành, huyện Tiên Yên, sửa soạn trang phục đi lễ.
Người Sán Chỉ làm lễ cầu mùa để tôn vinh những vị thần có công lập làng, tạo mưa, tạo gió, cho mùa màng bội thu, canh giữ xóm làng. Người Sán Chỉ cũng khấn nguyện các vị thần mang đến cuộc sống tốt đẹp, bình an và mạnh khỏe đến cho người dân.
Nét đẹp trong trang phục truyền thống của người Dao Thanh Phán
Trang phục của người Dao Thanh Phán ở Quảng Ninh rất đẹp bởi được thêu từ những sợi len với đủ các màu sắc và hoa văn, ẩn chứa chiều sâu văn hóa độc đáo.
Theo Nghệ nhân ưu tú Diềng Chống Sếnh (thôn 3, xã Quảng Sơn, huyện Hải Hà), một bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Dao Thanh Phán khá cầu kỳ, gồm quần, áo, thắt lưng, mũ đội đầu được thêu tỉ mỉ, tinh tế. Áo dài tay xẻ tà của phụ nữ Dao Thanh Phán,ở bên vạt áo thường được thêu hoa văn sóng nước, hình núi, hình chữ Vạn, hoa hồi 8 cánh, và các đường viền chạy song song, luôn là những cặp màu tương sinh trong thuyết ngũ hành. Áo cắt theo kiểu mở ngực, ống tay dài, gấu áo xẻ hai bên, nẹp cổ to thêu họa tiết trang trí ở phía cổ và trước ngực. Ở phần ngực, gấu áo, tay áo, gấu quần được nối thêm vải màu đỏ, rồi đến một đoạn được khâu bằng các đường chỉ màu trắng. Phần trước ngực được đắp miếng vải thêu những hoạ tiết đặc sắc, bắt mắt. Nội y ở ngực thêu hoạ tiết về mặt trời xen giữa là núi đồi, cỏ cây, hoa lá cách điệu chạy vòng xung quanh.
Theo Nghệ nhân ưu tú Diềng Chống Sếnh (thôn 3, xã Quảng Sơn, huyện Hải Hà), một bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Dao Thanh Phán khá cầu kỳ, gồm quần, áo, thắt lưng, mũ đội đầu được thêu tỉ mỉ, tinh tế. Áo dài tay xẻ tà của phụ nữ Dao Thanh Phán,ở bên vạt áo thường được thêu hoa văn sóng nước, hình núi, hình chữ Vạn, hoa hồi 8 cánh, và các đường viền chạy song song, luôn là những cặp màu tương sinh trong thuyết ngũ hành. Áo cắt theo kiểu mở ngực, ống tay dài, gấu áo xẻ hai bên, nẹp cổ to thêu họa tiết trang trí ở phía cổ và trước ngực. Ở phần ngực, gấu áo, tay áo, gấu quần được nối thêm vải màu đỏ, rồi đến một đoạn được khâu bằng các đường chỉ màu trắng. Phần trước ngực được đắp miếng vải thêu những hoạ tiết đặc sắc, bắt mắt. Nội y ở ngực thêu hoạ tiết về mặt trời xen giữa là núi đồi, cỏ cây, hoa lá cách điệu chạy vòng xung quanh.
Nghệ nhân ưu tú Diềng Chống Sếnh, thôn 3, xã Quảng Sơn, huyện Hải Hà (thứ hai, phải sang), hướng dẫn kinh nghiệm may, thêu trang phục dân tộc Dao Thanh Phán.
Thành Xích Thổ trong hệ thống thương cảng Vân Đồn
Thương cảng Vân Đồn được coi là Thương cảng đầu tiên của nước Đại Việt hình thành từ thời Lý (vua Lý Anh Tông, năm 1149) có sự liên kết mật thiết không thể tách rời của các khu vực, tiểu vùng trong hệ thống.
Theo một số nhà nghiên cứu, hệ thống Thương cảng Vân Đồn được chia làm 3 khu vực: Khu vực thứ nhất cũng là khu vực trung tâm, gồm các tiểu vùng Cống Đông - Cống Tây; Cái Làng và vùng đảo Ngọc Vừng. Khu vực thứ hai hình thành tại các vùng cửa sông và đảo ven bờ thuộc thương cảng Vân Đồn gồm các tiểu vùng: Yên Hưng, Cửa Lục - Bãi Cháy (Hạ Long), Cửa Ông (Cẩm Phả), Cái Bầu (Vân Đồn) kéo dài đến vùng địa đầu Tiên Yên - Vạn Ninh (Móng Cái), đóng vai trò cung cấp và luân chuyển hàng hoá từ trung tâm kinh tế đối nội ra khu vực cảng đối ngoại, bảo đảm an ninh cho các cảng biển, trung tâm chính trị, kinh tế trong nội địa, đồng thời đón nhận và tiêu thụ, điều phối hàng hoá của khu vực thứ nhất. Khu vực thứ ba đóng vai trò là vùng kinh tế đối ngoại phía Nam của Đại Việt và cảng trung chuyển của trung tâm kinh tế phía Đông Bắc tức Vân Đồn.
Theo một số nhà nghiên cứu, hệ thống Thương cảng Vân Đồn được chia làm 3 khu vực: Khu vực thứ nhất cũng là khu vực trung tâm, gồm các tiểu vùng Cống Đông - Cống Tây; Cái Làng và vùng đảo Ngọc Vừng. Khu vực thứ hai hình thành tại các vùng cửa sông và đảo ven bờ thuộc thương cảng Vân Đồn gồm các tiểu vùng: Yên Hưng, Cửa Lục - Bãi Cháy (Hạ Long), Cửa Ông (Cẩm Phả), Cái Bầu (Vân Đồn) kéo dài đến vùng địa đầu Tiên Yên - Vạn Ninh (Móng Cái), đóng vai trò cung cấp và luân chuyển hàng hoá từ trung tâm kinh tế đối nội ra khu vực cảng đối ngoại, bảo đảm an ninh cho các cảng biển, trung tâm chính trị, kinh tế trong nội địa, đồng thời đón nhận và tiêu thụ, điều phối hàng hoá của khu vực thứ nhất. Khu vực thứ ba đóng vai trò là vùng kinh tế đối ngoại phía Nam của Đại Việt và cảng trung chuyển của trung tâm kinh tế phía Đông Bắc tức Vân Đồn.
Một góc tường thành Xích Thổ thuộc xã Thống Nhất, Hoành Bồ vẫn còn tồn tại đến ngày nay.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)