3 thg 4, 2024

Đến Điện Biên ăn xôi sắn, cơm lam nếp nương

Người Thái ở Điện Biên ăn xôi sắn, cơm lam chấm với muối ớt, chẳm chéo.

Lên Tây Bắc, đặc biệt là Điện Biên, những ngày cuối thu khi tiết trời bắt đầu se lạnh, du khách thường bị hấp dẫn bởi những món cơm mới nóng hổi do người địa phương chế biến. Một trong số đó là xôi sắn - món ăn truyền thống của đồng bào dân tộc Thái. Xôi sắn có hương vị dẻo, bùi, ngậy và thơm của gạo nếp nương nấu cùng củ sắn.

Sắn được trồng trên nương, sau khi thu hoạch về thì chọn những củ ngắn, bở và tròn trịa để hấp xôi đãi khách. Ảnh: TTXTDL Điện Biên

Dinh Hoàng A Tưởng - Di sản kiến trúc ở Lào Cai

Dinh đang được trùng tu Hoàng A Tưởng là công trình kiến trúc và nghệ thuật tồn tại hơn 100 năm qua ở Bắc Hà, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước.


Dinh Hoàng A Tưởng nằm ở thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà, được xây dựng năm 1914 và hoàn thành vào năm 1921. Chủ nhân của ngôi nhà là ông Hoàng Yến Tchao.

Đến Cố đô Hoa Lư, thăm ngôi đền cổ nổi tiếng linh thiêng

Được ôm ấp bởi núi rừng trầm tĩnh nơi cố đô Hoa Lư, (Ninh Bình), đền vua Đinh Tiên Hoàng ghi dấu ấn với du khách không chỉ bởi những giá trị lịch sử mà còn từ từng chi tiết kiến trúc cổ kính, thâm nghiêm.

Thuộc địa phận xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, đền vua Đinh Tiên Hoàng nằm trong cụm di tích thuộc cố đô Hoa Lư. Đây là nơi duy nhất ở Việt Nam thờ Vua Đinh Tiên Hoàng, cha mẹ ông, các con trai và là nơi tưởng niệm các tướng triều đình nhà Đinh.

Phủ thờ Tôn Thất Thuyết - Di tích lich sử cấp Quốc gia

Địa điểm: Thôn Vân Thê, xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ trung tâm thành phố Huế đến cầu An Cựu (bờ bắc) theo đường Tỉnh lộ qua Cầu ngói Thanh Toàn về thôn Vân Thê là đến di tích (khoảng 7 km).


Tôn Thất Thuyết sinh ngày 29/3 năm Kỷ Hợi (12/5/1839) tại xóm Phú Mộng, xã Xuân Hòa, huyện Hương Trà (nay thuộc phường Kim Long – thành phố Huế) trong một gia đình có truyền thống binh nghiệp thuộc phòng 4 hệ 5 của dòng họ Nguyễn Phúc. Thân sinh là Đề đốc Tôn Thất Đính, thân mẫu là bà Văn Thị Thu.

2 thg 4, 2024

Hàng nghìn du khách tham gia chợ quê ven sông Tiền

Chợ quê họp thứ 7 hằng tuần, bán các món đặc trưng địa phương, bánh dân gian, đồ uống, rau quả miệt vườn với giá "quê", thu hút hàng nghìn lượt khách mỗi phiên.


Chợ thuộc cù lao Tân Thuận Đông, cách trung tâm thành phố Cao Lãnh khoảng 3 km. Du khách có thể đến chợ bằng phương tiện cá nhân qua một chuyến đò hoặc đi tàu du lịch. Bến tàu cách phà Cao Lãnh cũ khoảng 2 km, giá vé khứ hồi 20.000 đồng.

Về làng cổ Phước Tích

Nếu nghề gốm truyền thống đã đem lại sự giàu có và danh tiếng cho người dân làng cổ Phước Tích, thì chính cảnh sắc ở Phước tích với dòng Ô Lâu trong xanh và những ngôi nhà rường cổ lại đem đến cho Phước tích có một sức hút lạ kỳ.

Nghề gốm ở Phước Tích chuyển hướng trở thành trải nghiệm thú vị cho khách tham quan.

Phước Tích (xã Phong Hòa, huyện Hương Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) được hình thành từ thế kỷ 15, gần sát với thời điểm Nhà nước phong kiến Đại Việt mở mang bờ cõi về phương Nam.

Nghề làm gốm truyền thống của người Gia Rai

Làm gốm là một trong những nghề truyền thống của người Gia Rai mà lâu nay ít người nhắc đến. Trải qua những thăng trầm, người Gia Rai vẫn giữ gìn nét độc đáo của nghề gốm và được trao truyền qua bao thế hệ.

Nghệ nhân Rơ Châm Hinh (đứng) và nghệ nhân Rơ Châm Xuyên (Ảnh: Xuân Toản)

Lễ hội Tâm N’Găp Bon của người M’nông - Lễ hội của sự gắn kết cộng đồng

Theo số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, dân tộc M'nông ở Việt Nam có số dân hơn 67.300 người, đứng thứ 19 trong số 54 dân tộc ở Việt Nam. Đồng bào M'nông cư trú tại nhiều ở các tỉnh như Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Lâm Đồng. Riêng ở tỉnh Đắk Nông, có hơn 40.000 người M'nông, chiếm khoảng 50% tổng số người M'nông ở Việt Nam. Đồng bào M'nông có kho tàng văn hóa truyền thống phong phú, giàu bản sắc, trong đó, Lễ hội Tâm N’Găp Bon là một trong những nghi lễ tiêu biểu với ý nghĩa gắn kết, sum họp cộng đồng.

Trong Lễ hội Tâm N’Găp Bon, cây nêu lớn được dựng để thông tin và mời gọi các thần linh, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. (Ảnh tư liệu)

1 thg 4, 2024

Độc đáo kiến trúc nhà cộng đồng lấy cảm hứng từ chiếc khăn Piêu

Chiềng Yên là một xã thuộc huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La có 5 dân tộc cùng chung sống là Kinh, Thái, Mường, Dao, Mông. Xã được bao quanh bởi một khu rừng già, nằm dọc theo ranh giới giữa huyện Vân Hồ (tỉnh Sơn La) và huyện Mai Châu (tỉnh Hòa Bình). Nhà cộng đồng Chiềng Yên là công trình độc đáo, nhằm mục đích thúc đẩy du lịch trong khu vực.

Nhà cộng đồng Chiềng Yên mang hình thức đặc trưng của một ngôi nhà truyền thống, đồng thời hài hòa với cảnh quan núi non và thác nước đẹp như tranh vẽ

Tết Ramưwan đầm ấm của đồng bào Chăm Ninh Thuận

Ninh Thuận là địa phương có cộng đồng người Chăm sinh sống đông nhất trong cả nước với 3 nhóm tôn giáo chính gồm: Đạo Bàlamôn (trên 50.000 người) Hồi giáo Bàni (trên 30.000 người và Hồi giáo Islam (trên 3.000 người). Đối với đồng bào Chăm theo đạo Đạo Bàlamôn có Tết Ka tê là tết cổ truyền thì cộng đồng người Chăm Hồi giáo Bàni và Hồi giáo Islam có Tết Ramưwan (hay còn gọi là tháng Chay - niệm) là tết cổ truyền mang đậm sắc thái riêng.

Lễ tảo mộ - một nghi lễ trong Lễ hội Ramưwan của đồng bào Chăm Bàni Ninh Thuận (Ảnh tư liệu)