9 thg 10, 2023

Dân dã cá lóc kho tộ

Với các món cá đồng, đặc biệt là cá lóc, mẹ tôi thường kho trong nồi đất. Vì thế, món cá lóc kho tộ tuy dân dã nhưng rất thơm ngon và có hương vị đặc trưng của đồng quê.

Món cá lóc kho tộ.

Cá lóc hay còn gọi là cá tràu, là loại cá lành tính với thịt ngọt, ít mỡ nên được nhiều người yêu thích. Khác với cá lóc nuôi, cá lóc đồng có vảy màu đen sậm, đầu thon nhọn, thịt chắc và thơm ngon. Với những người sành ăn, thường mua những con cá lóc bằng cổ tay người lớn. Mỗi khi đi chợ mua được mấy con cá lóc đồng, mẹ tôi thường làm món cá lóc kho tộ.

Cháo đậu xanh ăn với cá bống kho rim

Cá bống kho rim là đặc sản nổi tiếng của Quảng Ngãi. Không chỉ ăn cùng cơm nóng, cá bống kho rim ăn với cháo đậu xanh cũng đặc biệt thơm ngon.

Món cháo đậu xanh ăn kèm với cá bống sông Trà kho rim.

Cách chế biến món cháo đậu xanh và cá bống kho rim rất đơn giản. Gạo và đậu xanh ngâm trong nước khoảng chừng nửa tiếng, rồi nấu cho đến khi những hạt gạo, đậu xanh nở bung, chín mềm. Cá bống chọn loại cá nhỏ, rửa sạch để ráo nước rồi ướp với mắm, muối, đường, tiêu, ớt, tỏi... Bắc nồi cá lên bếp để lửa nhỏ rồi kho đến khi nước cá chuyển sang óng ánh, có độ keo sánh. Vậy là đã chế biến xong món cháo đậu xanh và cá bống kho rim.

Hương chúc Bảy Núi

Cây chúc là cây trồng thân thuộc của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer, xuất hiện ở hầu hết các phum, sóc. Loại cây trồng đặc hữu ở TX. Tịnh Biên và huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) ngày càng có giá trị nhờ được tận dụng chế biến món ăn cho đến sản phẩm chiết xuất tinh dầu.

Nhịp sống mùa nước nổi

Mỗi năm đến mùa nước nổi, bao cảm xúc lại dâng trào trong ký ức của người dân miền Tây. Cảnh đẹp dung dị, sản vật tươi ngon và những cảm xúc vui buồn của những người gắn bó bao đời theo mùa nước nổi luôn là chủ đề không có hồi kết.


Con nước mang theo phù sa về bồi đắp cho những cánh đồng, hứa hẹn vụ mùa tiếp theo lúa, rẫy tốt tươi.

8 thg 10, 2023

Vườn Quốc gia Vũ Quang - “viên ngọc xanh”

Vườn Quốc gia Vũ Quang được ví như “viên ngọc xanh” của Hà Tĩnh, bởi ở đây không chỉ có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhiều cảnh quan độc đáo... mà còn là nơi ghi đậm dấu ấn cuộc khởi nghĩa Cần Vương chống Pháp của Đình nguyên Tiến sỹ Phan Đình Phùng.

Vườn Quốc gia Vũ Quang được biết đến là trung tâm đa dạng sinh học bậc nhất của Việt Nam, nơi đây lưu giữ nhiều nguồn gen rất giá trị cho công tác bảo tồn.

Khám phá vẻ đẹp tiềm ẩn của Vườn Quốc gia Vũ Quang

Ở độ cao 1.400m so với mực nước biển, cảnh sắc thiên nhiên Vườn Quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) hiện lên thật kỳ vĩ, hoang sơ cùng với sự phong phú, đa dạng hiếm có về địa hình, sinh thái và cảnh quan.

Theo chân đoàn khảo sát tiềm năng du lịch của tỉnh, chúng tôi có dịp khám phá những giá trị tiềm ẩn trong Vườn Quốc gia Vũ Quang.

Về Hà Lâu đi chợ phiên, xem những trận bóng đặc biệt

Hà Lâu là một trong 6 xã vùng cao của huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh với trên 99% dân số là người dân tộc thiểu số và còn lưu giữ nhiều nét văn hóa độc đáo, riêng có. Nhiều du khách đến đây rất thích thú với phiên chợ quê hay "mãn nhãn" với màn so tài đầy căng thẳng và kịch tính của đội bóng đá nữ Hà Lâu.

Chợ phiên Hà Lâu được tổ chức mỗi tháng vào ngày Chủ nhật của tuần thứ 4, với rất nhiều sản vật của địa phương được bày bán như gà Tiên Yên, mật ong rừng, rau xanh... và luôn sôi động với tiếng nói, tiếng cười của mọi người. Ông Nguyễn Thanh Tùng, quyền Chủ tịch xã Hà Lâu cho biết xã sẽ duy trì phiên chợ để người dân có một sân chơi gắn tình đoàn kết, còn du khách có một địa điểm để trải nghiệm khi đến với Tiên Yên.

7 thg 10, 2023

Lạc vào tiên cảnh

Lâu nay khi nói đến làng cổ Việt Nam người ta thường nhắc đến ba ngôi làng cổ đẹp nhất, là di tích quốc gia, được Tổng cục Du lịch Việt Nam cùng Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) lựa chọn để đầu tư phát triển mô hình du lịch nông thôn, đó là làng cổ Đường Lâm ở Hà Nội (được công nhận di tích quốc gia năm 2006), làng cổ Phước Tích ở Huế (di tích quốc gia năm 2009)và làng cổ Đông Hòa Hiệp ở Cái Bè (di tích quốc gia năm 2017).

Lâu nay tui cũng biết 3 ngôi làng cổ nổi tiếng như vậy. Thế rồi không định trước, tui có dịp ghé thăm làng cổ Lộc Yên ở Quảng Nam, một ngôi làng tuyệt đẹp và biết thêm rằng đây là một trong bốn ngôi làng cổ đẹp nhất Việt Nam.

Làng cổ Lộc Yên nhìn từ trên cao. Ảnh: VnExpress

Ô Da là Ô Da nào?

Địa danh và địa giới làng xã có sự thay đổi khá lớn qua các thời kỳ lịch sử. Điều này gây không ít khó khăn cho người nghiên cứu văn hóa làng xã nếu không am tường gốc gác của nơi mình quan tâm. Ô Da là một trường hợp như thế.

Đình làng Ô Da/Gia. Ảnh: T.L

Huyện Đại Lộc xưa có hai làng Ô Da: Ô Da trại và Ô Da xã nằm gần nhau. Hiện nay rất nhiều người không hiểu rõ về hai địa danh này, nên chỉ nhắc đến Ô Da liền nghĩ đó là Ô Da trại xưa kia.

Đầu triều Nguyễn, Ô Da trại và Ô Da xã là hai trong số 26 làng thuộc tổng Quảng Đại Thượng, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Không rõ đến thời điểm nào thay đổi tên gọi, nhưng dựa theo sắc phong và các ghi chép khác thì đến thời Minh Mạng, Ô Da trại có tên là Điền Trang Ô Da trại, thuộc tổng Quảng Hòa, huyện/phủ Duy Xuyên.

Bí mật lịch sử của đài phun nước Long Vân bên hồ Gươm

Ở trung tâm quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục xưa có một đài phun nước gắn với ký ức của người Hà Nội nhiều thế hệ. Vì sao công trình này được gọi là đài phun nước Long Vân?

Nằm giáp bờ phía Tây Bắc của hồ Gươm, Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục là nơi giao nhau của năm phố Lê Thái Tổ, Hàng Đào, Hàng Gai, Đinh Tiên Hoàng, Cầu Gỗ, được coi là cửa ngõ dẫn vào khu phố cổ Hà Nội.